Bà bầu ăn sữa chua ít béo, con dễ bị hen suyễn
Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng việc bà bầu ăn sữa chua ít béo có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra sau này bị hen suyễn và bệnh sốt mùa hè (một chứng dị ứng do phấn hoa).
Nghiên cứu sẽ được trình bày tại hội thảo của Hiệp hội Hô hấp châu Âu sắp tới. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi lượng tiêu thụ sữa của hơn 61.000 phụ nữ Đan Mạch và con của họ.
Kết quả cho thấy, nếu trong thời kỳ mang bầu, chị em ăn sữa chua trái cây ít béo ít nhất một lần mỗi ngày thì trẻ sinh ra có thể dễ bị hen suyễn và bệnh dị ứng.
ABC news đưa tin, bà Ekaterina Maslova, người đứng đầu nghiên cứu, thuộc Đại học Y tế công cộng Harvard (Mỹ) cho biết, một lý do giải thích mối liên hệ này có thể là một vài axít béo nhất định có trong sữa nguyên chất là tác nhân bảo vệ.
Tuy nhiên bà cũng nhấn mạnh, những phát hiện này chỉ là sơ bộ, chưa tính đến các yếu tố ảnh hưởng khác.
Một vài nghiên cứu đã chứng minh rằng những axít béo này có thể đóng vai trò quan trọng dẫn đến bệnh dị ứng ở con người. Rõ ràng là viêc cung cấp chất béo omega 3 cho thai phụ làm giảm nguy cơ bị hen suyễn ở trẻ. Chất béo này rất cần thiết cho sự trao đổi chất của cơ thể, tuy nhiên chúng ta lại không tự sản sinh ra chất béo này được. Nguồn cung cấp omega 3 chủ yếu là từ dầu cá và một số loại dầu thực vật nhất định.
Nghiên cứu này không thay đổi lời khuyên dinh dưỡng với cái bà bầu. Phụ nữ mang thai nên giảm lượng calo và chất béo, vì thế chị em nên uống sữa gầy (sữa không béo).
Video đang HOT
Theo Vnexpress
Có nên xem thường bệnh dị ứng?
Nhiều người vẫn cho rằng với thời gian chứng dị ứng sẽ thuyên giảm. Trên thực tế, điều này lại hoàn toàn ngược lại và trong đa số trường hợp, dị ứng có khuynh hướng ngày càng tệ hại hơn.
Những lý do dưới đây là cơ sở để bạn biết chắc chắn rằng mình có nên coi nhẹ căn bệnh thường gặp này:
Không khởi phát ngay ở lần đầu tiên
Trái với điều nhiều người nghĩ, dị ứng thường không khởi phát ngay ở lần đầu tiên với một tác nhân dị ứng nào đó. Một người thường chỉ trở nên dị ứng (hay còn gọi là mẫn cảm) với một chất nào đó sau nhiều lần tiếp xúc (lần thứ 10, 100 hoặc thậm chí sau lần thứ 1.000) trong một thời gian kéo dài (khoảng vài tuần, vài tháng và thậm chí vài năm). Thời gian này được gọi là thời kỳ mẫn cảm.
Tuy nhiên, khi một người đã trở nên mẫn cảm thì trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng dị ứng sẽ tái phát mỗi khi họ tiếp xúc trở lại với chất gây dị ứng. Và khi đã dị ứng với một chất nào đó thì chỉ cần một lượng rất nhỏ cũng đủ gây ra các triệu chứng dị ứng.
Thường xuất hiện ở 2 năm đầu đời
Nhiều bằng chứng cho thấy bệnh dị ứng ở người lớn đã có nguồn gốc từ tuổi nhỏ.
Theo những nghiên cứu dài hơi tại Hoa kỳ, Đức, bệnh dị ứng tiến triển như sau:
1. Viêm da cơ địa và dị ứng thức ăn là biểu hiện dị ứng xuất hiện sớm nhất và thường gặp nhất trong 2 năm đầu đời.
2. Hiện tượng mẫn cảm hóa với các dị ứng nguyên thức ăn xảy ra nhiều nhất trong 2 năm đầu đời. Mẫn cảm sớm với dị ứng nguyên thức ăn là yếu tố nguy cơ quan trọng của dị ứng thức ăn, viêm da cơ địa và hen suyễn.
3. Các bệnh dị ứng đường hô hấp thường bắt đầu chậm hơn đôi chút: viêm mũi dị ứng thường bắt đầu từ tuổi thiếu niên, hầu hết hen suyễn bắt đầu trước 12 tuổi.
Thường gặp nhất là hen suyễn và dị ứng thức ăn
Bệnh dị ứng có thể có biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau tùy thuộc vào dị ứng nguyên và đường vào của chúng. Các bệnh dị ứng thường gặp là: viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng, chàm, mề đay, dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, dị ứng côn trùng, dị ứng với môi trường. Trong đó, hen suyễn là bệnh dị ứng quan trọng hàng đầu (ước tính hiện nay có khoảng 300 triệu người đang mắc bệnh hen suyễn trên toàn thế giới).
Dị ứng thức ăn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Dị ứng thức ăn thường gặp ở trẻ em hơn là người lớn: tại Anh, Mỹ, ước tính 8% trẻ em bị dị ứng thức ăn, trong khi chỉ khoảng 3% người lớn có vấn đề này.
Dị ứng có thể chỉ biểu hiện nhẹ, thoáng qua, chỉ gây một số khó chịu cho bệnh nhân (ngứa, nghẹt mũi, sổ mũi,...). Nhưng lắm khi biểu hiện quan trọng hơn (cơn khó thở), thậm chí nguy hiễm tính mạng (sốc phản vệ).
Bệnh không thể tự khỏi
Dị ứng là bệnh không thể tự khỏi dù có thể diễn tiến lúc nặng lúc nhẹ. Đã không phải là hiếm xảy ra các trường hợp tử vong do dị ứng thức ăn.
Ngoài ra, mẫn cảm sớm với dị ứng nguyên thức ăn không được chú ý đúng mức sẽ là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh hen suyễn. Bệnh hen suyễn nếu không được kiểm soát sẽ mang lại nhiều hậu quả nặng nề, thậm chí tử vong - dù hoàn toàn có thể tránh được.
Vì vậy, khi có biểu hiện dị ứng, bạn đừng trì hoãn tìm đến thầy thuốc vì mọi sự chậm trễ sẽ rất bất lợi.
Theo Dân Trí
Nỗi khổ mề đay khi chuyển mùa Bênh mề đay (con gọi là bệnh dị ứng) có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới, vùng, miền. Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của mề đay và làm cho người bệnh rất khó chịu, đặc biệt là trẻ nhỏ Cơ địa nhạy cảm là yếu tổ thuận lợi cho bệnh xuất hiện Nguyên nhân gây nên bệnh...