Bà bầu ăn khoai mì được không, có gây ngộ độc không?
Bà bầu ăn khoai mì được không, có bị ngộ độc không là thắc mắc của nhiều mẹ. Trong khoai mì (sắn) có chứa độc tố hydrogen cyanide (hay cyanua, HCN) có thể gây nên tử vong dù chỉ một lượng nhỏ, vì vậy bà bầu không nên ăn khoai mì.
Khoai mì hay còn gọi là khoai sắn phổ biến ở nước ta, có vị bùi, thơm ngon. Khoai mì có thể chế biến đơn giản là luộc hay làm bánh đều rất ngon. Vậy bà bầu ăn khoai mì được không và có gây ngộ độc không?
Bà bầu ăn khoai mì được không?
Trong thành phần của khoai mì có chứa lượng axit cyanhydric viết tắt là HCN, đây là một loại chất độc có thể gây ngộ độc dù với lượng tương đối ít. Tuy rằng, phải đến một lượng nhất định thì HCN mới gây ngộ độc nhưng đối với bà bầu, cơ thể yếu hơn người bình thường và có nhiều thay đổi thì đều rất nguy hiểm.
Lượng HCN trong khoai mì cao hay thấp sẽ tùy thuộc vào giống khoai. Với lượng HCN dưới 20mg có thể gây ngộ độc nhưng HCN từ 50mg trở lên thì có thể gây tử vong.
Bà bầu cần đặc biệt chú ý khi ăn khoai mì (Ảnh minh họa)
Chính vì mức độ nguy hiểm nên với câu hỏi bà bầu ăn khoai mì được không thì tốt nhất là bà bầu không nên ăn.
Hợp chất HCN có thể hấp thụ rất nhanh qua đường tiêu hóa, niêm mạc, đường hô hấp nên dù chỉ một lượng nhỏ cũng đều gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Chính vì vậy, bà bầu không nên ăn khoai mì.
Củ khoai mì (khoai sắn) có tốt không?
Tuy rằng trong củ khoai mì có chứa HCN nhưng cũng có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Trong 100g khoai mì có chứa
Video đang HOT
- Calo: 112 Kcal
- Phốt pho: 5% RDI (*)
- Canxi: 2% RDI
- Vitamin B1, B2
- Kali và chất xơ…
Với những thành phần dinh dưỡng này, củ khoai mì có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Chất xơ có trong khoai mì giúp giảm thiểu tối đa tình trạng táo bón. Kali và các vitamin giúp tăng cường sức đề kháng.
Khoai mì cũng có tác dụng giảm thiểu cholesterol không lành mạnh ra khỏi cơ thể, giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Trong khoai mì cũng có hàm lượng vitamin D, canxi, giúp giảm thiểu quá trình loãng xương.
Củ sắn cũng có những tác dụng tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Với những thành phần dinh dưỡng và tác dụng đó, khoai mì vẫn là một loại củ có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với bà bầu khi mang thai cơ thể trở nên nhạy cảm hơn, sức đề kháng cũng kém hơn bình thường nên đó là điều kiện thuận lợi cho độc tố phát triển và gây ảnh hưởng. Vì vậy, tốt nhất bà bầu không nên ăn hoặc nếu muốn ăn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Khoai mì hay còn gọi là củ sắn ăn quá nhiều không tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Một số lưu ý khi bà bầu ăn khoai mì
Đối với những mẹ bầu quá thèm ăn khoai mì thì nên nhớ, chỉ ăn một lượng rất ít và đặc biệt chú ý:
- Mẹ chỉ ăn củ sắn đã được làm chín kỹ, ăn rất ít và không thường xuyên.
- Hãy kết hợp những thực phẩm khác để bổ sung dinh dưỡng, khoai mì có nhiều tinh bột dễ khiến mẹ bầu cảm thấy no, vì vậy cần đa dạng thực phẩm để cân bằng lượng dinh dưỡng.
- Các sản phẩm từ củ sắn như bột sắn sẽ an toàn hơn, mẹ bầu có thể sử dụng để chế biến món ăn.
Bà bầu ăn khoai mì được không? Để an toàn nhất thì mẹ bầu hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi ăn loại củ này trong thời gian mang thai.
Sự thật về tin đồn mẹ bầu bị chuột rút thì nên bổ sung canxi ngay lập tức
Nhiều bà mẹ thắc mắc không biết có nên bổ sung canxi khi bị chuột rút hay không?
Nếu thấy bàn chân dễ bị chuột rút khi mang thai, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để khám. Sau khi khám, nếu thấy có dấu hiệu thiếu canxi, bác sỹ sẽ hướng dẫn để bạn bổ sung canxi đúng cách.
Chúng ta đều biết canxi cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và quá trình hình thành xương của trẻ. Lượng canxi cần thiết cho sự phát triển của thai nhi thường đến từ người mẹ. Do vậy, mẹ bầu cần tiêu thụ canxi nhiều hơn mức bình thường.
Hầu hết các bà bầu đều bị chuột rút ở giai đoạn giữa và cuối của thai kỳ. Nếu không có triệu chứng thiếu canxi thì bạn không cần uống bổ sung canxi mà chỉ cần chú ý nghỉ ngơi, tăng cường tập thể dục và khám thai định kỳ. Nhưng nếu bạn thực sự cảm thấy không khỏe thì nên đi khám kịp thời.
Các mẹ bầu đừng tự nghĩ rằng mình thiếu canxi và uống quá nhiều canxi để bổ sung canxi. Dư thừa canxi không chỉ khiến thóp bé đóng sớm mà còn gây nhau thai bong non, nhau thai lão hoá sớm và dị tật thai nhi.
Hơn nữa, bổ sung quá nhiều canxi không có lợi cho việc hấp thu các nguyên tố vi lượng khác như sắt, kẽm, magie, photpho, đặc biệt là sắt, dễ gây thiếu máu. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên bổ sung canxi hợp lý và đặc biệt chú ý đến sự cân đối giữa các nguyên tố vi lượng, nếu không rất dễ được cái này thì bị mất cái kia.
Bốn loại thực phẩm làm hạn chế hấp thụ canxi, bà bầu nên tránh:
1. Rượu: Chỉ cần một lượng nhỏ rượu cũng sẽ làm giảm nồng độ canxi trong cơ thể
2. Dầu mỡ: Dầu mỡ gây khó hấp thụ canxi.
3. Đồ ngọt: Vì quá trình chuyển hóa đồ ngọt cần tiêu hao lượng canxi trong cơ thể.
4. Coca và đồ uống ngọt: vì phốt pho chứa trong các đồ uống này sẽ cản trở quá trình hấp thụ magie và canxi.
Thực tế, phụ nữ mang thai trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, chỉ cần ăn uống cân đối, dinh dưỡng toàn diện và không kén ăn thì nhìn chung không có triệu chứng thiếu canxi. Trong thời gian bình thường, bạn có thể chọn những thực phẩm giàu canxi hơn như các sản phẩm từ sữa, hải sản, trái cây sấy khô, các sản phẩm từ đậu nành, trứng,....
Những loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu vào mùa đông Khi mang thai, sức đề kháng cơ thể của người phụ nữ yếu đi nên rất dễ bị bệnh, đặc biệt là vào mùa đồng khi thời tiết chuyển lạnh. Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng tới sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Trong mùa đông, để phòng ngừa các triệu...