Bà bầu ăn củ riềng được không?
Không chỉ mang lại hương vị thơm ngon đặc biệt cho các món ăn, củ riềng còn có tác dụng trị bệnh mà không phải ai cũng biết. Vậy bà bầu ăn củ riềng được không?
Lợi ích của củ riềng đối với sức khỏe
Riềng là nguồn cung cấp dồi dào các kháng chất như: Natri, sắt, chất xơ, vitamin A, C và các flavanoid… Những dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể.
Riềng chứa các hoạt chất kháng viêm rất có ích trong việc điều trị viêm khớp, thấp khớp, phong thấp, đau cơ bắp, giúp vết thương mau lành mà ít để lại sẹo. Bên cạnh đó, riềng còn có khả năng điều trị chứng khó tiêu, giúp làm giảm khó chịu gây ra do viêm loét dạ dày.
Riềng chứa các hoạt chất kháng viêm rất có ích – Ảnh minh họa: Internet
Riềng chứa nhiều chất chống oxy hóa làm giảm thiểu các tác hại gây ra bởi các gốc tự do và những độc tố khác trong cơ thể. Từ đó, góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh về da như ghẻ, lang ben, lở loét và sưng viêm. Để cải thiện sự lưu thông máu trong cơ thể, chúng ta nên bổ sung riềng vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình.
Với mùi vị đặc biệt, riềng còn có tác dụng tăng cảm giác ngon miệng, điều trị ho gà, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, mật – ruột co thắt, giúp trị đau thắt ngực, giúp long đờm, giảm đau cổ họng, trị tiêu chảy, hạ cholesterol và triglyceride trong máu.
Củ riềng có khả năng loại bỏ chất độc và cải thiện sự tuần hoàn máu – Ảnh minh họa: Internet
Củ riềng có khả năng loại bỏ chất độc và cải thiện sự tuần hoàn máu, có thêm dưỡng chất cung cấp cho mô da. Đặc tính chống oxy hóa của của riềng giúp cây ngăn các gốc tự do gây thương tổn cho da, qua đó duy trì độ mềm của da, tránh bị rạn nứt.
Nhai vài lát riềng tươi có thể kiểm soát được chứng say tàu xe, buồn nôn và trị đau răng.
Video đang HOT
Không chỉ có Y học cổ truyền mà những nghiên cứu y học hiện đại cũng đã phát hiện, trong thành phần hóa học của củ riềng có khoảng 1% tinh dầu, có mùi thơm long não, chủ yếu là xineola và metylxinnamat, các hoạt chất mang đặc tính kháng viêm nên rất có ích trong việc điều trị viêm khớp, thấp khớp, phong thấp, đau cơ bắp và giúp vết thương mau lành mà ít để lại sẹo.
Bà bầu ăn củ riềng có nên không?
Những ngày tháng mang thai là khoảng thời gian bố mẹ luôn trong trạng thái lo lắng về dinh dưỡng của con nhiều hơn bao giờ hết. Vì vậy, với bất cứ món ăn nào cũng sẽ khiến mẹ băn khoăn liệu có tốt cho sức khỏe của con hay không, trong đó có củ riềng.
Bà bầu hoàn toàn có thể ăn củ riềng như một loạt gia vị – Ảnh minh họa: Internet
Trong Y học cổ truyền, củ riềng có vị cay, thơm, tính ấm, vào hai kinh tỳ và vị, có nhiều tác dụng ôn trung, tán hàn, tiêu thực, chữa đầy bụng, nôn mửa, ợ hơi, ợ chua, tiêu hóa kém… Bộ phận dùng làm thuốc của riềng là thân và củ.
Thực tế, bà bầu hoàn toàn có thể ăn củ riềng như một loạt gia vị cho món ăn hàng ngày. Tuy nhiên mẹ nên lưu ý: Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng riềng quá thường xuyên vì nó có thể gây ra một số tác dụng phụ không có lợi cho cơ thể, tùy từng người, với thể trạng khác nhau mới kết luận được.
Có thể thấy riềng là một vị thuốc nên đôi khi sẽ có những tác dụng không tốt đối với thể trạng của phụ nữ mang thai. Vì thế phụ nữ mang thai có thể ăn riềng như một loại gia vị ăn kèm trong các món ăn, còn nếu dùng riềng để chữa bệnh thì nên cẩn trọng.
Theo phunusuckhoe.vn/infonet
2 việc không được quên làm trong ngày 30 Tết để năm mới có thêm nhiều sức khỏe hơn
30 Tết là ngày mà người người nhà nhà tất bật trong mâm cơm cúng chiều cuối năm. Tuy nhiên, dù có bận đến mấy thì bạn cũng không được quên làm những việc sau đây trong ngày này nhé!
Người Việt Nam có rất nhiều phong tục đặc biệt trong những ngày Tết. Đặc biệt, vào ngày 30 Tết, có 2 việc đã trở thành thói quen bảo vệ sức khỏe được nhiều gia đình gìn giữ và duy trì cho đến ngày nay. Hãy cùng xem bạn đã thực hiện đủ 2 việc này trong ngày 30 Tết hay chưa, nếu chưa thì nhớ làm ngay trước thời khắc đón giao thừa nhé!
Việc 1: Tắm nước lá mùi già
Tắm lá mùi già vào chiều 30 Tết hàng năm hay dùng nước lá mùi để rửa mặt sáng mùng 1 đầu năm đã trở thành phong tục khó bỏ của người Việt Nam ta. Tương truyền dân gian, việc tắm lá mùi già trong ngày cuối năm là để xua tan những chuyện không vui suốt cả năm và đón những niềm vui hay những điều may mắn trong ngày đầu năm mới.
Bên cạnh đó, nước lá mùi già còn mang đến vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như:
- Giảm đau các chứng như phong thấp, thấp khớp, làm dịu cơn co rút cơ.
- Lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng thần kinh, phục hồi thể lực.
- Chữa bệnh cảm và phòng tránh nguy cơ mắc bệnh.
- Giảm viêm nhiễm siêu vi và vi trùng đường hô hấp, tiêu hóa, đường tiểu...
*Một số điều cần lưu ý khi tắm nước lá mùi vào chiều 30 Tết:
- Người mắc bệnh viêm da, có vết thương hở, bong tróc, nhiễm trùng... không nên tắm lá mùi.
- Vừa ăn no xong không nên đi tắm ngay vì có thể gây đầy bụng hoặc mắc các bệnh đường ruột.
- Người đang bị ốm, sốt, thủy đậu hoặc sởi cũng không nên tắm nước lá mùi vì dễ làm cho bệnh trở nặng hơn.
Việc 2: Uống thuốc tẩy giun
Suốt cả một năm trời ăn uống lê la đủ quán xá, bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị nhiễm giun sán trong đường ruột. Thế nên, việc tẩy giun trong ngày 30 Tết cũng như một cách "tổng vệ sinh" cơ thể cuối năm đúng cách, giúp cho bạn chuẩn bị sức khỏe tốt đón năm mới và phòng ngừa những căn bệnh liên quan đến giun, yên tâm ăn Tết vô tư hơn.
*Một số điều cần lưu ý khi uống thuốc tẩy giun vào chiều 30 Tết:
- Chọn thuốc tẩy giun có nguồn gốc rõ ràng (3 nhóm phổ biến là nhóm Mebendazol, nhóm Albendazol và nhóm Pyrantel pamoat).
- Cả nhà nên cùng uống thuốc tẩy giun với nhau trong cùng một thời điểm để hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo.
- Ngoài tẩy giun, bạn cũng cần cố gắng ăn uống lành mạnh, duy trì lối sống sinh hoạt khoa học. Nếu "ăn chín uống sôi" được thì càng tốt.
Nguồn tham khảo: Phác đồ điều trị Nhi khoa bệnh viện Nhi đồng 2 - năm 2016, Health, Sohu
Theo helino
Tác dụng siêu tuyệt vời của củ riềng đối với sức khỏe Củ riềng là nguyên liệu rất phổ biến trong nhà bếp. Hầu như mọi bộ phận của loại củ này đều có thể được sử dụng để nấu ăn hoặc chữa bệnh. Củ riềng là loại gia vị đầy quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của người Việt. Sở hữu hình dạng giống củ gừng, nguyên liệu nhà bếp này còn đóng...