Bà bầu ăn cá nục được không, có lợi ích gì không?
Bà bầu ăn cá nục được không hay bầu 3 tháng ăn cá nục được không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu? Bà bầu có thể ăn cá nục, cá nục mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho bà bầu vì cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Các nục là một loại cá biển có nhiều dưỡng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe. Nhưng cá nục có thủy ngân hay không và bà bầu ăn cá nục được không?
Thành phần dinh dưỡng của cá nục
Cá nục là một loại cá biển thuộc nhóm có giá trị dinh dưỡng cao. Cá nục chắc thịt, thịt thơm, rắn chắc và có thể chế biến thành nhiều món ngon.
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g cá nục như sau:
Canxi: 458 mg
- Sắt: 3.9 mg
- Magie: 70.3 mg
- Phốt pho: 572 mg
- Kali: 369 mg
- Kẽm: 1.9 mg
- Đồng: 0.3 mg
- Omega 3: 2.616 mg
- Omega 6: 188 mg
- Protein: 44.1g
- Chất béo tổng hợp: 14g
- Chất béo bão hòa: 3.5g
Video đang HOT
- Chất béo không bão hòa: 4.2g
- Chất béo không bão hòa đa: 3.1g
- Vitamin A: 823 IU
- Vitamin C: 1.7 mg
- Vitamin D: 479 IU
- Florua: 71.6 mcg
- Folate: 9.5 mcg
- Calo: 266 kcal
Bà bầu ăn cá nục được không?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo, mỗi người nên ăn cá nục ít nhất 1 lần/ tuần và đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Với những thành phần quan trọng như canxi, sắt, omega 3, 6, folate và các vitamin A, C, D thì cá nục đặc biệt tốt cho sức khỏe.
Bà bầu có thể ăn cá nục (Ảnh minh họa)
Bà bầu ăn cá nục được không thì câu trả lời là bà bầu hoàn toàn có thể ăn cá nục. Ăn cá nục khi mang thai bổ sung các dưỡng chất thiết yếu và quan trọng cho mẹ bầu, tốt cho sự hình thành và phát triển của thai nhi.
Bà bầu 3 tháng ăn cá nục được không? Bà bầu có thể ăn cá nục trong cả thai kỳ. Nhưng cũng không nên ăn quá nhiều.
Những lợi ích của cá nục đối với bà bầu
Cá nục cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng, câu hỏi bà bầu ăn cá nục được không thì câu trả lời là được và những lợi ích của cá nục với bà bầu phải kể đến như:
- Cá nục cung cấp folate và omega 3 tốt cho não bộ thai nhi
Với hàm lượng folate và omega 3 có trong cá nục, các dưỡng chất này cần thiết và tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi, đặc biệt cũng giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh của thai nhi.
- Bà bầu ăn cá nục tốt cho sức khỏe tim mạch
Cá nục giàu omega 3 và kali, đây là những chất cần thiết cho duy trì nhịp tim ổn định. Bà bầu ăn cá nục có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Cá nục tốt cho cả mẹ và thai nhi (Ảnh minh họa)
- Cá nục giúp giảm cholesterol
Bà bầu ăn cá nục cung cấp omega 3 và omega 6 có tác dụng giảm cholesterol, kiểm soát chứng cao huyết áp khi mang thai và những biến chứng của tiền sản giật.
- Có bầu ăn cá nục tốt cho xương và răng
Với hàm lượng canxi, vitamin D cao, có bầu ăn cá nục tốt cho xương và răng, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển hệ xương và răng của thai nhi. Ngoài ra, việc bà bầu ăn cá nục cũng giúp giảm thiểu tình trạng loãng xương cho mẹ bầu.
- Cá nục giúp tăng cường sức đề kháng
Các khoáng chất như magie, sắt, canxi và đặc biệt là vitamin C có trong cá nục giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, giúp mẹ bầu tránh được những chứng bệnh thường gặp trong thai kỳ như cảm, cúm…
- Có bầu ăn cá nục giúp kiểm soát cân nặng
Cá nục có hàm lượng protein có thể thay thế cho các loại thịt đỏ, thịt gia cầm vốn có rất nhiều chất béo và cholesterol. Bà bầu ăn cá nục có thể ổn định cân nặng, hạn chế tăng cân.
- Cá nục giúp ngăn ngừa ung thư
Omega-3, các chất chống oxy hóa và coenzyme có trong cá nục có tác dụng giảm các nguy cơ mắc các chứng ung thư vú, tuyến tụy ở phụ nữ. Các chất này có trong cá nục giúp loại bỏ được các tác nhân gây nên các tế bào ung thư.
- Cá nục giúp mẹ bầu tránh trầm cảm
Omega-3 có trong cá nục có tác dụng giúp cải thiện tâm trạng và hoạt động giống như thuốc chống trầm cảm.
Bà bầu nên ăn bao nhiêu cá nục thì tốt?
Bà bầu ăn cá nục 1 – 2 bữa/ tuần là hợp lý cho một chế độ dinh dưỡng thai kỳ. Phụ nữ mang thai không ăn cá nục sống vì có thể gây nhiễm độc thủy ngân. Khi ăn chọn những con cá còn tươi và có thể chế biến thành các món nướng, kho, sốt cà chua, nấu bún…
Bà bầu chỉ ăn cá nục chín, không ăn cá nục sống (Ảnh minh họa)
Không nên ăn quá nhiều cá nục, hãy đa dạng thực phẩm trong thai kỳ. Với những bà bầu bị dị ứng hải sản thì không nên ăn.
Có thể sàng lọc, dự phòng tiền sản giật hay không?
Các trường hợp tiền sản giật có biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng thai phụ nếu không được điều trị kịp thời.
Ảnh minh họa
Hỏi:
Tôi mới lập gia đình và dự định có thai vào đầu năm tới. Tuy nhiên, tôi được biết tiền sản giật là một bệnh lý rất nguy hiểm với thai phụ, vậy có dự phòng được căn bệnh này hay không, thưa bác sĩ?
Nguyễn Hoa Mai (Hà Nội)
Trả lời:
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có hơn 10 triệu thai phụ mắc bệnh lý tiền sản giật và hơn 2,5 triệu ca sinh non do tiền sản giật.
Cần phải biết, tiền sản giật là rối loạn thai nghén do huyết áp cao, phù và protein niệu. Bệnh thường bắt đầu từ tuần 20 của thai kỳ và có thể kéo dài đến 6 tuần sau sinh. Nếu không chữa trị sẽ dẫn đến co giật (hay được gọi là sản giật).
Trong giai đoạn đầu của bệnh, thai phụ thường không có triệu chứng rõ rệt. Tuy vậy tiền sản giật có thể tiến triển rất nhanh.
Hầu hết thai phụ bị tiền sản giật đều phải nhập viện điều trị, thai nhi có nguy cơ sinh non cao. Các trường hợp tiền sản giật có biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng thai phụ nếu không được điều trị kịp thời.
Tiền sản giật xảy ra sớm trong thời kỳ mang thai có khả năng dẫn đến sinh non. Một số trường hợp tiền sản giật nặng sẽ khiến rau bong non, thai nhi có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trường hợp nặng, thai nhi thậm chí có thể tử vong trong bụng mẹ.
Tuy nhiên, bệnh lý này có thể sàng lọc và dự phòng. Việc điều trị dự phòng các trường hợp nguy cơ cao sẽ giúp giảm gần 70% các trường hợp tiền sản giật nói chung và gần 90% các trường hợp trước 32 tuần.
Cần lưu ý, từ thời điểm tuần 11-14 của thai kỳ, thai phụ có thể thực hiện sàng lọc tiền sản giật để phát hiện bệnh kịp thời. 3 bước sàng lọc tiền sản giật bao gồm: Đo huyết áp; Siêu âm đo doppler động mạch tử cung; Lấy máu xét nghiệm. Hiện, tất cả các thai phụ ở tuổi thai 11 tuần 6 ngày - 13 tuần 6 ngày, đến khám tại BV Phụ sản Hà Nội đều được thực hiện sàng lọc miễn phí tiền sản giật.
Biến chứng sản khoa khiến bác sĩ 'toát mồ hôi' Tiền sản giật là một hội chứng thai nghén toàn thân và thường xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ. Thống kê cho thấy tiền sản giật chiếm đến 10% trong tổng số thai kỳ và là một trong 3 nguyên nhân chủ yếu gây tử vong mẹ. Quan ly thai ky tai mot phong kham tu, chi Nguyen Thi N. B....