Australia và Trung Quốc “đấu khẩu” về nguồn gốc Covid-19
Quan hệ ngoại giao Australia-Trung Quốc đang căng thẳng sau khi Australia đề nghị Trung Quốc minh bạch thông tin về nguồn gốc virus SARS-CoV-2.
Căng thẳng quan hệ Australia-Trung Quốc tiếp tục được đẩy cao vào ngày hôm nay (22/4) khi Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg khẳng định để bảo vệ lợi ích quốc gia, Australia sẽ tiếp tục yêu cầu làm rõ nguồn gốc của đại dịch Covid-19, đồng thời ông cũng chỉ trích các tuyên bố gần đây của phía Trung Quốc.
Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg. Ảnh: ABc News
Trong bài trả lời phỏng vấn hãng tin ABC, ông Frydenberg tuyên bố, những bình luận của phía Trung Quốc là “không mong muốn và không chính đáng”. Australia và Trung Quốc có một số khác biệt ở cấp độ chính trị và chiến lược. Nhưng giống như nhiều quốc gia khác, Australia sẽ làm sáng tỏ thông tin về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
Video đang HOT
Phản ứng của ông Frydenberg được đưa ra sau khi Đại sứ quán Trung Quốc tại Australia tuyên bố rằng, một số quan chức cấp cao của Mỹ đã phát tán “virus thông tin” nhằm làm chệch hướng sự chú ý của dư luận thế giới bằng cách đổ lỗi và bôi nhọ Trung Quốc về nguồn gốc của dịch Covid-19.
Trong một tuyên bố vào ngày 21/4 được tờ ABC trích dẫn, người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Australia cho rằng, một số chính trị gia Australia rất muốn nhắc lại những tuyên bố của Mỹ và ông Peter Dutton, Bộ trưởng Nội vụ Australia đã nhận chỉ dẫn từ Mỹ và hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến tuyên truyền chống Trung Quốc.
Trước đó, quan hệ Australia-Trung Quốc bắt đầu gia tăng căng thẳng từ cuối tuần qua sau khi ông Dutton và một số chính trị gia Australia kêu gọi Trung Quốc minh bạch thông tin về nguồn gốc Covid-19. Tiếp đó vào ngày 19/4 vừa qua, Ngoại trưởng Australia Marise Payne cũng đã kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về vấn đề này.
Sau các tuyên bố của chính giới Australia, Trung Quốc đã có những phản ứng quyết liệt. Trong một tuyên bố hôm 20/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng khẳng định, Trung Quốc bác bỏ đề xuất về một cuộc điều tra độc lập để tìm hiểu nguồn gốc và sự lây lan của đại dịch Covid-19. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, những bình luận của Ngoại trưởng Australia là hoàn toàn “không dựa trên sự thật”. Và mọi nghi ngờ về tính minh bạch của Trung Quốc là “không tôn trọng những nỗ lực và hy sinh to lớn của người dân Trung Quốc”.
Trong một diễn biến khác có liên quan, tờ Sydney Morning Herald và The Age ngày 21/4 cho biết, Chính phủ Australia đang tìm hiểu khả năng Liên Hợp Quốc tổ chức một cuộc điều tra độc lập để xem xét phản ứng của thế giới đối với đại dịch Covid-19, trong đó bao gồm vai trò của Trung Quốc và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại thời điểm dịch bệnh bắt đầu bùng phát./.
Hữu Tiến
Australia ngày đầu thực thi lệnh cấm các cơ sở dịch vụ không thiết yếu
Người dân tuy không thích nhưng vẫn phải thực hiện để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cũng để tránh không bị phạt những khoản tiền không nhỏ.
Ngày 26/3 là ngày đầu tiên Australia thực thi lệnh cấm các cơ sở dịch vụ không thiết yếu tại Australia hoạt động của chính phủ nước này. Vì lệnh cấm này mà khu trung tâm thành phố Sydney trước đây vốn luôn đông đúc thì hôm nay lại vô cùng vắng vẻ. Người dân tuy không thích nhưng vẫn phải thực hiện quy định mới để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cũng để tránh không bị phạt những khoản tiền không nhỏ.
Trung tâm thành phố Sydney, Australia vắng vẻ hơn thường lệ.
Lệnh cấm các cơ sở dịch vụ không thiết yếu hoạt động từ đêm qua đã làm cho các khu trung tâm của thành phố Sydney vốn đông đúc nay trở nên vô cùng vắng vẻ. Theo lệnh cấm của chính phủ Australia, bắt đầu từ tối qua, các cơ sở dịch vụ như quán bar, nhà hàng, các cơ sở làm đẹp, thư viện, bảo tàng, các trung tâm thể thao, các khu mua sắm nhỏ, các khu vui chơi trong nhà hay ngoài trời, các hoạt động thể thao cộng đồng...đều bị đóng cửa để người dân không có cơ hội được tụ tập đông người ở những nơi công cộng. Lệnh cấm này đã khiến người dân Australia phải thay đổi thói quen sinh hoạt hàng này.
Ông Barry, một cư dân của thành phố Sydney cho biết, lệnh cấm này ảnh hưởng nhiều tới nếp sinh hoạt của gia đình ông: "Cuộc sống cá nhân của tôi phải thay đổi. Tôi phải đi siêu thị nhiều lần để mua đồ cần thiết. Mặc dù tôi và vợ tôi được đi mua đồ tại Woolworth và Coles vào lúc 7 giờ sáng để mua những thứ cần thiết trước khi mọi người đổ dồn đến. Đây là điều không giống với trước kia khi chúng tôi có thể đi mua hàng vào mỗi tuần, bất kỳ khi nào cần. Trên tàu cũng vậy, mọi khi có rất đông người, giờ đây chỉ có 2-3 người trên 1 toa. Xe buýt cũng vậy, chỉ có tôi và tài xế. Đây là điều rất khác thường. Thật sự là rất buồn và tôi hy vọng rằng chúng ta nhanh chóng thoát ra khỏi tình cảnh này bởi vì cuộc sống cần trở lại bình thường".
Chính phủ Australia không muốn kiểm soát quá chặt hoạt động của người dân vì sẽ làm cho nền kinh tế càng trở nên khó khăn hơn. Tuy vậy, khi số lượng ca bệnh Covid-19 leo thang trong những ngày qua với khoảng 300 ca nhiễm mới mỗi ngày, trong đó nhiều trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng khiến chính phủ nước này phải thắt chặt kiểm soát để buộc người dân phải thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Australia buộc các cơ sở dịch vụ không thiết yếu ngừng hoạt động trong bối cảnh một số đối tượng có nhiều nguy cơ không thực hiện nghiêm quy định về tự cách ly 14 ngày trong khi người dân phớt lờ khuyến cáo về giãn cách xã hội khiến cho số ca Covid-19 tại nước này tăng mạnh trong những ngày qua. Theo số liệu thống kê, đến chiều nay, nước này có gần 2.800 ca Covid-19, trong đó 12 người đã thiệt mạng./.
Việt Nga
Australia cấm dân ra nước ngoài Australia tuyên bố cấm người dân ra nước ngoài và mở rộng các biện pháp hạn chế nhằm ngăn Covid-19 lây lan. Thủ tướng Scott Morrison cho hay việc cấm người dân ra nước ngoài tương đương với "Cấp 4: Không đi lại", trong thang cảnh báo của Australia, căn cứ Đạo luật An toàn Sinh học năm 2015. "Chúng ta sẽ phải...