Australia phát triển công nghệ phát hiện bệnh nhân Covid-19 siêu lây nhiễm
Một công ty Australia đã trở thành cơ sở sinh học đầu tiên trên thế giới phát triển công nghệ có khả năng xác định mức độ lây nhiễm của bệnh nhân Covid-19.
Điều này được cho là sẽ làm thay đổi các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và rất nhiều bệnh nhân sẽ không phải cách ly trong thời gian 14 ngày như hiện nay.
Theo tờ Người Australia ngày hôm nay (21/10), một công ty công nghệ sinh học tại bang Queensland, Australia đã phát triển công nghệ đầu tiên trên thế giới có thể xác định được khả năng lây nhiễm của từng bệnh nhân mắc Covid-19. Công nghệ xét nghiệm mới của Công ty Microbio (Microbio Pty Ltd) đang thu hút sự quan tâm trên toàn cầu vì nó có khả năng tác động đến các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 của các nước trên thế giới.
Tiến sỹ Flavia Huygens của Công ty công nghệ sinh học Microbio, Australia. Ảnh: The Australian
Hiện tại, cách duy nhất để biết 1 bệnh nhân Covid-19 có khả năng lây nhiễm cho người khác hay không là lấy mẫu virus và tiến hành nuôi cấy. Thời gian để thực hiện quá trình này có thể mất vài ngày. Tuy nhiên, theo phương pháp mới của các nhà khoa học Microbio, chỉ cần 45 phút sẽ xác định được virus SARS-CoV-2 có khả năng sao chép và tải lượng virus.
Giám đốc khoa học của Microbio, Tiến sĩ Flavia Huygens, cho biết trên thế giới hiện không có công nghệ nào có thể khẳng định được virus SARS-CoV-2 đang nhân lên hay bất hoạt và để xác định tải lượng virus thì càng không thể. Hiện có nhiều bằng chứng cho thấy có những bệnh nhân Covid-19 đã được điều trị khỏi bệnh nhưng sau 40 đến 60 ngày vẫn dương tính với virus SARS-CoV-2. Nếu virus tiếp tục nhân bản thì người mắc có khả năng lây nhiễm, còn trường hợp bệnh nhân vẫn dương tính với virus sau khi khỏi bệnh không có nghĩa là bệnh nhân có thể lây cho người khác.
Cũng theo Tiến sĩ Huygens, phương pháp xét nghiệm của công ty sẽ giúp phát hiện sớm bệnh nhân Covid-19 để hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh. Phương pháp này chắc chắn sẽ giúp phát hiện nhiều bệnh nhân có khả năng lây nhiễm, đặc biệt là những người có tải lượng virus cao, được coi là những bệnh nhân siêu lây nhiễm.
Tiến sĩ Huygens cho biết thêm, phương pháp xét nghiệm này được thử nghiệm giai đoạn cuối trong 5 tháng qua và đang chờ được Cơ quan quản lý dược phẩm Mỹ cũng như các cơ quan y tế tại châu Âu và châu Á cấp phép sử dụng. Phương pháp này sẽ mang đến sự thay đổi trong mô hình quản lý dịch bệnh và nhiều bệnh nhân không cần cách ly trong 14 ngày. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể được sử dụng để phát hiện nhiều loại virus và vi khuẩn khác./.
New Zealand ngưng hiệp ước dẫn độ với Hong Kong
Tiếp sau Anh, Australia và Canada, Chính phủ New Zealand vừa quyết định chấm dứt hiệp ước dẫn độ với Hong Kong sau khi luật an ninh quốc gia mới chính thức có hiệu lực ở đặc khu.
Theo Sputnik, Ngoại trưởng New Zealand Winston Peters thông báo quyết định trên trong một tuyên bố phát đi ngày 27/7. Ông Peters nói, Chính phủ New Zealand có thể cân nhắc lại quyết định tùy theo đánh giá về lập trường của nhà chức trách Trung Quốc.
Tuyên bố của lãnh đạo Bộ Ngoại giao New Zealand cũng đề cập tới những thay đổi khác trong mối quan hệ giữa nước này với Hong Kong.
"Trước hết, chúng tôi sẽ thay đổi cách quản lý các hoạt động xuất khẩu hàng hóa nhạy cảm sang Hong Kong. Từ giờ trở đi, chúng tôi sẽ coi việc xuất khẩu hàng hóa và công nghệ phục vụ quân đội hoặc cả mục đích dùng trong dân sự và quân sự sang Hong Kong như đang áp dụng với Trung Quốc. Thứ hai, chúng tôi cập nhật các khuyến nghị về đi lại nhằm cảnh báo người New Zealand về các rủi ro vì luật an ninh mới (ở Hong Kong)", trích tuyên bố của ông Peters.
Như vậy, kể từ khi luật an ninh quốc gia mới bắt đầu có hiệu lực ở Hong Kong vào ngày 1/7 vừa qua, đã có 4 nước gồm Anh, Canada, Australia và New Zealand đình chỉ các hiệp ước dẫn độ với đặc khu này. Mỹ cũng đang cân nhắc các động thái tương tự sau khi Tổng thống Donald Trump ngày 14/7 ký một dự luật và một sắc lệnh hành pháp chấm dứt các ưu đãi, kể cả thương mại dành cho Hong Kong suốt nhiều năm qua
24 chiến hạm Indonesia diễn tập trên Biển Đông Hải quân Indonesia tổ chức diễn tập gần quần đảo Natuna ngày 21-24/7, động thái có thể nhằm phô diễn sức mạnh trước yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. 24 chiến hạm hải quân Indonesia, trong đó có hai khu trục hạm và 4 hộ vệ hạm, hồi giữa tuần tham gia cuộc diễn tập 4 ngày gần quần đảo Natuna, phía...