Australia nhấn vai trò của Nhật ở châu Á-TBD
Tại Tokyo, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop khẳng định Nhật nên đóng một vai trò lớn hơn trong giải quyết các xung đột tại châu Á-Thái Bình Dương. Nhật triệu Đại sứ TQ về chuyến bay &’nguy hiểm’
Ảnh: Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop tại Tokyo hôm 11/6. Ảnh: AP
Bà Bishop nói: “Quan điểm mà chúng tôi đưa ra trong mọi cuộc thảo luận dù là với Mỹ, Nhật hay TQ hoặc bất kỳ quốc gia ASEAN nào đều là phải có một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ. Chìa khóa để quản lý tranh chấp ở Biển Đông là đảm bảo rằng, các nước ASEAN sẽ tiếp tục theo đuổi đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử”.
Theo Ngoại trưởng Australia, Nhật nên đóng một vai trò lớn hơn trong giải quyết các xung đột tại châu Á-Thái Bình Dương, khu vực đang căng thẳng vì những tranh chấp lãnh thổ. “Chúng tôi thấy Nhật tham gia với vai trò ngày càng lớn trong một số lĩnh vực của xung đột, trong một số môi trường nhiều thách thức”, bà Bishop trả lời phỏng vấn qua điện thoại từ Tokyo hôm 12/6.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang tìm cách cải tổ hiến pháp hòa bình của nước này để cho phép quân đội tham gia bảo vệ đồng minh. Theo giới phân tích, đây là một phần nỗ lực của Tokyo nhằm gia tăng ảnh hưởng trong khu vực khi TQ trỗi dậy ề sức mạnh kinh tế và quân sự. Nhật và TQ đang có tranh chấp về một quần đảo ở Hoa Đông. Tại Biển Đông, TQ đang yêu sách chủ quyền với hầu hết vùng biển.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Bishop nói sau khi các cuộc gặp “2 2″ (Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, Australia) kết thúc hôm 12/6: “Chúng tôi ủng hộ mong muốn của Nhật là đạt được hòa bình và an ninh lâu dài ở khu vực của chúng ta. Chúng tôi hoan nghênh các nỗ lực của Nhật để đóng vai trò lớn hơn với các vấn đề khu vực và toàn cầu”.
Tháng trước, tại diễn đàn an ninh Shang-ri La, ông Abe tuyên bố lập trường phòng thủ của Nhật và cam kết hỗ trợ các quốc gia Đông Nam Á tăng cường khả năng phòng thủ.
Về phần mình, giống nhiều nước trong khu vực, Australia đang muốn tăng cường khả năng phòng thủ. Nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới này phải cân bằng các lợi ích giữa Mỹ – một đồng minh chiến lược có lực lượng thủy quân lục chiến đồn trú ở thành phố Darwin phía bắc Australia – và đối tác thương mại hàng đầu TQ, nước mà bà Bishop đã lên tiếng chỉ trích năm ngoái vì đơn phương thiết lập vùng nhận diện phòng không ở Hoa Đông.
Australia đang trong quá trình thương thảo về khả năng sử dụng công nghệ tàu ngầm từ Nhật Bản, đã đạt được “tiến bộ đáng kể” tại các cuộc hội đàm ở Tokyo giữa quan chức ngoại giao, quốc phòng hai bên về chia sẻ thiết bị và công nghệ quốc phòng.
Thủ tướng Australia Tony Abbott hồi tháng 5 đã công bố gia tăng chi tiêu quốc phòng với mức 115 tỉ USD trong 4 năm tính tới tháng 6/2018.
Theo Vietnamnet
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có thể sẽ đi thăm Triều Tiên
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có thể tới thăm Triều Tiên sau khi hai bên đạt được thỏa thuận về việc điều tra vụ bắt cóc các công dân nước này.
Tờ Channel News Asia hôm 3/6 cho biết, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có thể tới thăm Triều Tiên. Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi Nhật Bản công bố đạt được thỏa thuận mở lại cuộc điều tra các công dân nước này bị bắt cóc trong Chiến tranh Lạnh với Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, một chuyến thăm như thế này có thể sẽ gây ra tranh cãi, đặc biệt là đối với Seoul và Washington, hai quốc gia đang nỗ lực cô lập Bình Nhưỡng hơn nữa để trừng phạt chương trình tên lửa và hạt nhân của quốc gia này.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Tokyo và Bình Nhưỡng không thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, một phần vì những bất đồng trong vấn đề Nhật Bản tố Triều Tiên bắt cóc công dân nước này trong những năm 1970 và 1980.
Nhưng trong một bước đột phá quan trọng hồi tuần trước, Tokyo cho biết sẽ mở lại các cuộc điều tra về số phận các công dân mất tích của mình và kêu gọi Bình Nhưỡng hỗ trợ quá trình này.
Đổi lại, Nhật Bản sẽ giảm bớt một số biện pháp trừng phạt đơn phương của mình chống lại Triều Tiên và xem xét tổ chức một chuyến thăm của ông Abe tới quốc gia này, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida nói trong phiên họp với một ủy ban của Quốc hội.
Ông Kishida thúc giục chính phủ cần phải hành động nhanh chóng trong vấn đề này bởi các nạn nhân của vụ bắt cóc hiện đã cao tuổi.
Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga cho biết hồi cuối tuần qua rằng chính phủ Tokyo sẽ cử đại diện tới Triều Tiên để giám sát cuộc điều tra.
Triều Tiên năm 2002 đã thừa nhận bắt cóc 13 người Nhật Bản như một phần của chương trình đào tạo gián điệp. Tuy nhiên, Tokyo tin rằng con số các nạn nhân này phải là hàng chục hoặc hàng trăm người.
Theo Giáo Dục
"Nhật muốn là 'đầu tàu châu Á' thì hãy kiện Trung Quốc" " Tại Shangri-La 2014, Thủ tướng Shinzo Abe đã dùng bài phát biểu của mình để thúc đẩy nỗ lực không ngừng trong việc thiết lập lại vị trí dẫn đầu của Nhật Bản trong khu vực, đặt châu Á vào khuôn khổ luật pháp quốc tế. Ngày 31/5, Thủ tướng Nhật Bản đã có một bài phát biểu được xem là tâm...