Australia: Không thể phụ thuộc vào sinh viên quốc tế
Đầu năm 2021, chỉ tiêu tuyển sinh quốc tế tại các trường đại học Australia giảm xuống dưới 210.000 suất, gây thiệt hại 1,4 USD cho nền kinh tế quốc gia.
Trường Đại học Melbourne, Australia.
Hơn 17.000 nhân viên tại các trường đại học mất việc làm.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Bộ trưởng Giáo dục Alan Tudge tin tưởng kế hoạch tiêm phòng vắc-xin Covid-19 quốc gia sẽ thúc đẩy sinh viên quốc tế quay lại học tập từ đầu năm 2022. Thị trường du học sinh có thể hồi phục từ tháng 2/2022.
Bộ trưởng Alan Tudge cho biết: “Sinh viên quốc tế có thể trở lại Australia học tập theo từng giai đoạn và theo từng nhóm nhỏ. Nhưng đây là quyết định riêng giữa các cơ sở giáo dục ĐH và chính quyền bang dưới sự đồng ý của cơ quan y tế khu vực”.
Bộ trưởng khẳng định sinh viên quốc tế chưa thể trở lại Australia theo số lượng lớn vào năm 2021 dù các trường vẫn đang tuyển sinh nước ngoài.
Ông thừa nhận số lượng sinh viên quốc tế trong những năm gần đây là thiếu bền vững và nguồn tài chính của các trường không nên phụ thuộc vào nhóm này.
Nếu tiếp tục đặt mục tiêu trọng tâm vào nguồn thu từ nước ngoài, các trường ĐH sẽ hạn chế khả năng học tập của sinh viên trong nước, không giải quyết được vấn đề thiếu việc làm.
Thay vì chú trọng tới việc tái mở cửa, các cơ sở giáo dục nên hướng tới giáo dục trực tuyến, xu thế mới trong ngành giáo dục quốc tế.
Ông đề xuất sinh viên phải được đào tạo kỹ năng làm việc đáp ứng nhu cầu công nghệ thông tin, mô hình làm việc linh hoạt sau những tác động của đại dịch Covid-19.
Từ tháng 3/2020, Australia đóng cửa biên giới khiến du học sinh không thể nhập học hoặc phải học trực tuyến. Điều này khiến nhiều trường đại học đứng bên bờ vực phá sản bởi mỗi năm, sinh viên quốc tế đóng góp hơn 25 tỷ USD vào nền kinh tế “xứ sở chuột túi”.
Nhóm 'Bộ Tứ' ấn định thời điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên
Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 9/3 thông báo hội nghị thượng đỉnh 4 bên lần thứ nhất, được tổ chức theo hình thức trực tuyến, giữa lãnh đạo Ấn Độ, Mỹ, Australia và Nhật Bản - hay còn được gọi là nhóm "Bộ Tứ" - sẽ diễn ra vào ngày 12/3.
Toàn cảnh Hội nghị Ngoại trưởng nhóm Bộ Tứ Kim cương tại ở Tokyo ngày 6/10/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thông cáo của bộ trên nêu rõ: "Các nhà lãnh sẽ thảo luận về các vấn đề khu vực và toàn cầu cùng quan tâm, đồng thời trao đổi quan điểm về những lĩnh vực hợp tác thiết thực nhằm duy trì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở và bao trùm".
Hội nghị thượng đỉnh sẽ tạo cơ hội để lãnh đạo nhóm "Bộ Tứ" trao đổi quan điểm về những thách thức hiện nay như chuỗi cung ứng linh hoạt, công nghệ mới nổi, an ninh hàng hải và biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Australia Scott Morrison và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cũng sẽ thảo luận về những nỗ lực không ngừng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 và tìm kiếm các cơ hội hợp tác trong công tác đảm bảo phân phối các loại vaccine một cách an toàn, công bằng, với giá cả phải chăng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
EC cảnh báo siết chặt thêm việc xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 8/3 cảnh báo EU có thể có thêm những biện pháp cứng rắn liên quan đến việc cấm xuất khẩu vaccine phòng COVID-19 sau khi Italy chặn lô hàng vận chuyển vaccine tới Australia hồi tuần trước. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen phát biểu tại...