Australia gia hạn cơ chế khẩn cấp về nguồn cung khí đốt
Ngày 1/8, Bộ trưởng Tài nguyên Madeleine King thông báo Australia sẽ gia hạn cơ chế đảm bảo cung cấp khí đốt khẩn cấp cho đến năm 2030 trong nỗ lực đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước.
Cơ chế này nhằm bắt buộc các nhà khai thác năng lượng phải dự trữ nhiều hơn, ưu tiên dành cho thị trường trong nước trước khi bán ra nước ngoài.
Một trạm xăng ở Sydney, Australia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trao đổi với báo giới, Bộ trưởng King cũng cho biết Chính phủ Australia sẽ bắt đầu tiến hành các cuộc đàm phán để đạt được thỏa thuận mới với các nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn. Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, việc gia hạn cơ chế khẩn cấp này được đưa ra sau khi Ủy ban Cạnh tranh và người tiêu dùng Australia (ACCC) cùng ngày công bố báo cáo mới nhất về lĩnh vực khí đốt, trong đó cảnh báo người dân có nguy cơ đối mặt với tình trạng thiếu hụt khí đốt nghiêm trọng do giá cả tăng cao và phần lớn sản lượng khai thác đã được xuất khẩu ra nước ngoài. Trong báo cáo, ACCC đã nêu bật một số đặc điểm “đáng báo động” của thị trường khí đốt, đặc biệt là ở khu vực bờ biển phía Đông, thuộc các bang New South Wales và Queensland, đồng thời cảnh báo về tình trạng thiếu hụt khí đốt trong nước sẽ tăng lên đáng kể vào năm tới trong bối cảnh các công ty khai thác lớn đang hướng sang các thị trường nước ngoài.
Video đang HOT
Theo báo cáo, các công ty năng lượng đã bán quá nhiều nguồn dự trữ ra nước ngoài trong khi lại “bỏ bê” thị trường trong nước. Điều này dẫn đến dự báo về nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu hút từ năm 2023, đẩy giá năng lượng trong nước tăng vọt, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, buộc một số doanh nghiệp phải đóng cửa và đe dọa việc làm của người lao động. ACCC cũng kêu gọi chính phủ liên bang hạn chế xuất khẩu LNG vì cho rằng sự thiếu hụt nguồn cung khí đốt có thể gây ra nguy cơ đáng kể cho an ninh năng lượng của đất nước.
Cùng ngày, Bộ trưởng Ngân khố Australia Jim Chalmers đã lên tiếng kêu gọi các nhà xuất khẩu năng lượng cần chú trọng hơn đến thị trường trong nước, đảm bảo có đủ khí đốt cho người tiêu dùng nội địa. Ông Chalmers cảnh báo chính quyền sẽ can thiệp vào thị trường nếu các công ty không tự nguyện điều tiết lại nguồn cung.
Về phần mình, đại diện ngành khai thác năng lượng của Australia khẳng định nguồn cung khí đốt sẽ được đảm bảo trong năm 2023.
Trước đó, ngày 19/7, Cơ quan quản lý thị trường năng lượng Australia đã kích hoạt cơ chế đảm bảo cung cấp khí đốt khẩn cấp lần thứ hai trong lịch sử nước này. Việc kích hoạt cơ chế nhằm giúp ngăn chặn tình trạng thiếu hụt khí đốt ở bang Victoria, bang đông dân thứ hai Australia, trong bối cảnh thị trường điện nhiều khả năng phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới.
Lụt lội nghiêm trọng tiếp tục lan rộng tại Australia
Mưa lớn liên tục trong nhiều ngày đang gây ra tình trạng lụt lội nghiêm trọng tại một số vùng phía Đông của Australia.
Trong những ngày tới, mưa vẫn tiếp diễn khiến cho diện tích bị lụt lội sẽ tiếp tục lan rộng.
Mưa lớn liên tục trong tuần qua tại bang Queensland và New South Wales của Australia đang làm cho nhiều vùng ở hai bang này bị lụt lội nặng nề.
Tại bang Queensland, có nhiều khu vực chỉ trong 2-3 ngày của tuần qua đã hứng chịu lượng mưa tương đương với 80% lượng mưa cả năm, trong đó có đến hơn 30 thị trấn ở vùng Đông Nam của bang này có lượng mưa lên đến hơn 1000 mm chỉ trong 2-3 ngày.
Diện tích bị lụt lội sẽ tiếp tục lan rộng tại Australia trong những ngày tới. Nguồn: Sue Higginson
Mưa lớn liên tục còn làm cho mực nước ở nhiều đập chứa nước vượt quá dung tích. Tiêu biểu là đập Wivenhoe, đập nước lớn nhất ở vùng Đông Nam của bang Queensland, vào thứ 5 tuần trước, dung tích nước chỉ đạt 58,7% nhưng chỉ sau 3 ngày, tức là đến hôm qua, dung tích nước tại đập này đã lên đến gần 183%. Vì nhiều đập trữ nước đều vượt quá dung tích nên đã phải xả tràn khiến cho diện tích bị lụt lội lại càng rộng hơn. Tính đến hôm qua tại bang Queensland đã có hơn 20.000 ngôi nhà bị ngập trong nước, trong đó có những nơi nằm ở trung tâm thủ phủ Brisbane của bang Queensland, khoảng 2 nghìn người phải rời nhà cửa đi lánh nạn và hơn 51 nghìn người phải sống trong cảnh bị cắt điện và 8 người thiệt mạng.
Sau vài ngày nhiều đập trữ nước thuộc bang Queensland xả tràn, nước bắt đầu đổ xuống vùng phía Bắc của bang New South Wales, giáp với Queensland. Đồng thời, đập chứa nước lớn nhất Australia Warragamba ở bang New South Wales cũng bắt đầu phải xả tràn khi dung lượng ngày hôm nay đã đạt 99%. Cùng với việc nước sông đã đầy do mưa liên tục trong nhiều ngày, việc xả tràn tại các đập trữ nước càng làm cho diện tích bị lụt lội mở rộng và tình trạng lụt lội trở nên nghiêm trọng hơn.
Tại vùng Lismore thuộc bang New South Wales, chỉ trong 30 tiếng từ ngày Chủ nhật đến thứ Hai vừa qua, lượng mưa đo được lên tới 700mm khiến cho 43.000 dân phải đi sơ tán. Hôm nay, vùng Ballina thuộc phía Bắc bang New South Wales đang ở trong tình trạng ngâp lụt chưa từng có trong 500 năm trở lại đây khiến cho khoảng 7.000 ngôi nhà bị chìm trong nước. Hiện tại, người dân sống ở khu vực bờ biển phía Nam của bang New South Wales cũng được yêu cầu chuẩn bị để có thể đi sơ tán khi có yêu cầu. Theo dự báo thời tiết, mưa vẫn tiếp tục diễn ra trong những ngày tới khiến cho bang New South Wales có thể phải đối mặt với một trong những thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong 1000 năm trở lại đây.
Trước tình trạng lụt lội đang diễn ra nghiêm trọng ở nhiều địa phương thuộc bang Queensland và New South Wales, chính quyền liên bang Australia đã ban bố tình trạng thảm họa quốc gia ở 17 vùng dân cư, làm cơ sở để cung cấp hỗ trợ tài chính cho những đối tượng bị ảnh hưởng. Đồng thời, quân đội cũng cử khoảng 200 lính tới các khu vực để hỗ trợ công tác di dân và ứng phó với lụt lội.
Australia liệt gấu koala ở hai bang miền Đông vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng Ngày 11/2, Australia đã liệt loài gấu koala sinh sống ở phần lớn bờ biển miền Đông nước này vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng do môi trường sống của loài động vật bản địa này chịu tác động của hạn hán kéo dài, cháy rừng và nạn chặt phá rừng. Australia hôm thứ Sáu đã liệt kê gấu túi dọc...