Australia điều tra cáo buộc binh sỹ phạm tội ác chiến tranh
Australia đang điều tra 55 vụ việc – một phần của cuộc điều tra kéo dài nhiều năm về cáo buộc rằng các binh lính Australia phạm tội ác chiến tranh trong thời gian phục vụ ở Afghanistan.
Binh lính Australia. (Ảnh minh họa. Nguồn: Getty Images)
Tổng Thanh tra Lực lượng Quốc phòng Australia ngày 25/2 cho biết nước này đang điều tra hơn 50 cáo buộc tội ác chiến tranh của lực lượng đặc nhiệm nước này ở Afghanistan, trong đó có vụ sát hại dân thường và các tù nhân.
Báo cáo thường niên của Tổng Thanh tra Lực lượng Quốc phòng Australia cho biết 55 vụ việc riêng rẽ đang được điều tra. Đây là một phần của cuộc điều tra kéo dài nhiều năm về cáo buộc rằng các binh lính Australia phạm tội ác chiến tranh trong thời gian phục vụ ở Afghanistan.
Báo cáo cho biết những cáo buộc này liên quan chủ yếu đến việc sát hại “những người không phải chiến binh hoặc không còn là chiến binh” cũng như “đối xử tàn nhẫn” với những người này.
Cuộc điều tra nói trên bắt đầu được tiến hành vào năm 2016 để đáp lại điều mà cơ quan giám sát quân sự Australia gọi là “tin đồn” về “sai phạm rất nghiêm trọng” trong hơn một thập kỷ qua của các thành viên Lực lượng đặc nhiệm Australia ở Afghanistan.
Cuộc điều tra do thẩm phán Paul Brereton đứng đầu. Hiện 338 nhân chứng đã được triệu tập và cuộc điều tra đang đi đến những bước cuối cùng của giai đoạn thu thập bằng chứng.
Một đơn vị lính đặc nhiệm của Australia cùng với các lực lượng đồng minh và Mỹ được triển khai tại Afghanistan kể từ sau vụ tấn công khủng bố tòa tháp đôi của Mỹ ngày 11/9/2001.
Đến năm 2014, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cùng các nước đồng minh đã rút các lực lượng chiến đấu khỏi Afghanistan./.
Theo Trần Quyên (TTXVN/Vietnam )
Video đang HOT
Người Trung Quốc tới Indonesia trốn dịch corona
Gia đình Eva Qin vội bay tới Indonesia, quốc gia chưa ghi nhận ca nhiễm virus corona nào, sau khi nghe tin Covid-19 hoành hành ở Trung Quốc.
Eva Qin, 36 tuổi, sống ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc, đang du lịch ở Singapore cùng mẹ, chồng và con trai, thì nghe tin Covid-19 lan từ quê hương cô tới quốc đảo này. Vội đóng gói hành lý, gia đình cô bay tới một trong những quốc gia lớn nhất thế giới chưa ghi nhận ca nhiễm virus corona nào: Indonesia. Gia đình họ hôm 30/1 hạ cánh ở Bali, điểm đến thu hút nhiều du khách Trung Quốc, và đến nay không có ý định rời đi.
"Mọi người ở Bali rất tốt và thân thiện với chúng tôi. Chúng tôi không bị yêu cầu kiểm tra y tế", Eva Qin chia sẻ.
Chai Yin (trái) cùng gia đình đến từ thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc ăn trưa trên bãi biển ở Bali. Ảnh: NY Times.
Nhiều chuyên gia y tế thắc mắc tại sao Indonesia đến nay chưa ghi nhận bất cứ ca nhiễm Covid-19 nào, dù nước này chậm trễ trong việc ngừng các chuyến bay thẳng từ Trung Quốc. Indonesia đón hai triệu khách Trung Quốc mỗi năm, phần lớn đều đến Bali. Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Bali tuần trước cho biết 5.000 khách Trung Quốc hiện ở hòn đảo này, trong đó có 200 người đến từ Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, nơi bùng phát Covid-19.
Các quốc gia láng giềng của Indonesia gồm Philippines, Singapore, Malaysia và Australia đều ghi nhận người nhiễm Covid-19.
"Cho tới giờ, Indonesia là quốc gia lớn duy nhất ở châu Á không có người nhiễm bệnh. Virus corona không tồn tại ở đất nước này", Bộ trưởng An ninh Indonesia Mohammad Mahfud MD nói hôm 7/2. Ông thêm rằng không ai trong số 285 người được đưa về từ Vũ Hán hiện cách ly trên đảo Natuna xuất hiện triệu chứng bệnh.
Giống Indonesia, các quốc gia châu Phi chưa ghi nhận ca nhiễm Covid-19 nào cho tới hôm qua, dù có nhiều ca nghi nhiễm. Châu Phi cũng là điểm đến thường xuyên của người Trung Quốc, nhưng không phải vì mục đích du lịch mà là làm việc.
5 nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Cộng đồng Chan thuộc Đại học Harvard, Mỹ trong nghiên cứu công bố tuần trước khuyến nghị rằng Indonesia và Campuchia, quốc gia có một ca nhiễm bệnh, nên nhanh chóng tăng cường giám sát các ca có nguy cơ nhiễm. Dựa trên phân tích thống kê, họ cho rằng Covid-19 có thể đã tới Indonesia.
"Nhiều trường hợp nhiễm virus do từng đến Vũ Hán gần đây, cho thấy lượng khách du lịch bằng đường hàng không có thể góp phần lớn làm tăng nguy cơ virus lây lan ra ngoài Trung Quốc", nghiên cứu chỉ ra.
Jusuf Kalla, chủ tịch Hội Chữ thập đỏ và là cựu phó tổng thống Indonesia, cũng từng nói rất có thể dịch bệnh đã lan tới quốc gia này nhưng người dân không nhận ra các dấu hiệu nhiễm virus.
"Singapore là quốc gia có hệ thống giám sát nghiêm ngặt nhưng virus cuối cùng vẫn xâm nhập. Indonesia có thể đã có ca nhiễm, nhưng mọi người nghĩ rằng đó chỉ là sốt thông thường hoặc sốt rét", ông Kalla nói.
Ông Kalla cũng bày tỏ quan ngại về cách chuẩn bị của Indonesia để đối phó với virus này nếu nó tấn công vào các hòn đảo xa xôi, nơi có cơ sở y tế nghèo nàn, lạc hậu. Indonesia là quốc gia đông dân thứ 4 thế giới với gần 270 triệu người, sống rải rác trên 6.000 hòn đảo.
"Indonesia có rất nhiều đảo. Chúng ta cũng có nhiều thành phố cảng. Tất cả đều có khả năng nhiễm virus. Tôi nghĩ bệnh viện tốt ở Jakarta có thể phát hiện được virus, nhưng khả năng này ở những trung tâm y tế như tại Flores hay Sulawesi chắc chắn còn rất hạn chế", Kalla cho biết thêm.
Hành khách tại sân bay quốc tế Ngurah Rai trên đảo Bali hôm 9/2. Ảnh: NY Times.
Hệ thống y tế Indonesia chưa đạt mức tiêu chuẩn quốc tế do thiếu trang thiết bị và bác sĩ, y tá hay hộ sinh, theo báo cáo năm 2018 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Nhưng tiến sĩ Navaratnasamy Paranietharan, đại diện của Indonesia tại WHO, cho biết quốc gia này đã làm tốt trong việc đối phó với Covid-19, như kiểm tra y tế hành khách tại các điểm nhập cảnh và chuẩn bị đầy đủ cho các bệnh viện để có thể tiếp nhận các ca nghi nhiễm hoặc dương tính với virus.
"Indonesia đang làm tất cả những gì có thể để phòng chống virus corona", ông Paranietharan nói.
Giới chức y tế Indonesia thông báo đã xét nghiệm gần 50 ca nghi nhiễm và kết quả đều âm tính. 30 công nhân Trung Quốc của một nhà máy xi măng ở Bắc Sulawesi tuần trước bắt đầu bị cách ly 14 ngày sau khi quay lại từ Trung Quốc, nhưng không ai trong số họ có triệu chứng nhiễm virus.
Achmad Yurianto, người đứng đầu cơ quan phòng ngừa và kiểm soát dịch thuộc Bộ Y tế Indonesia, nhấn mạnh sẽ kịp thời phát hiện nếu có bệnh nhân xuất hiện triệu chứng bệnh. "Chúng tôi chưa chuẩn bị để đương đầu với đợt bùng phát lớn, nhưng đã sẵn sàng để ngăn chặn dịch bùng phát. Chúng tôi không ngồi chờ nó xảy ra bởi thực tế đã siết chặt phòng ngừa", Yurianto nói.
Indonesia có kinh nghiệm kiểm dịch với khách du lịch, bởi quốc gia này luôn phải cảnh giác với mối đe dọa từ Hội chứng viêm đường hô hấp Trung Đông (MERS) cũng do một chủng virus corona gây ra. Hàng năm, khoảng 1,4 triệu người Indonesia hành hương tới Arab Saudi, nơi họ có thể nhiễm MERS, nên luôn được kiểm tra y tế khi trở về.
"Chúng tôi đã làm điều đó nhiều lần. Có lẽ nhiều quốc gia khác không phải thường xuyên giải quyết tình huống này như Indonesia", ông Yurianto cho hay.
Indonesia có ba phòng thí nghiệm có khả năng xét nghiệm virus corona, hai ở thủ đô Jakarta và một ở Surabaya, thành phố lớn thứ hai ở Đông Java. Những phòng thí nghiệm này có thể xử lý 1.200 ca xét nghiệm mỗi ngày. 100 bệnh viện trên khắp đất nước được chỉ định tiếp nhận ca nghi nhiễm Covid-19.
Trước khi đường bay giữa Indonesia và Trung Quốc tạm ngừng hôm 5/2, hàng tuần Bali đón 134 chuyến bay từ Trung Quốc với 5.000 hành khách mỗi ngày. Việc mất lượng lớn du khách Trung Quốc có thể tổn hại lớn đến kinh tế chủ yếu dựa vào khách du lịch nước ngoài của Bali. Tuy nhiên, nhiều du khách ở Bali hiện làm đủ mọi cách để có thể ở lại hòn đảo.
Tổng lãnh sự Trung Quốc ở Bali Gou Haodong cho biết nhiều khách du lịch muốn xin gia hạn visa ở Bali hơn là về nước vì có thể bị nhiễm bệnh và cách ly. Hơn 30 đơn xin gia hạn visa được nộp hôm 7/2, theo giới chức xuất nhập cảnh, người cho rằng chỉ có 1.500 người Trung Quốc đang ở Bali.
Johnson Gua, 42 tuổi và gia đình nằm trong số những người Trung Quốc ở lại Bali cho tới thứ 7 tuần này. Doanh nhân ở Quảng Châu này cho biết gia đình ông đang nghỉ dưỡng ở Australia thì dịch bùng phát, nên họ quyết định kéo dài kỳ nghỉ và dành một tuần ở Bali. Ông cho biết họ không phải kiểm tra y tế khi đến đây và tất cả đều khỏe mạnh.
"Tôi lo sợ virus này. Nhưng tôi vẫn phải trở về vì còn công việc ở nhà. Hơn nữa tình hình ở Quảng Châu cũng không tệ như nhiều tỉnh thành khác ở Trung Quốc", Gua nói và thêm rằng đã mua 720 khẩu trang để mang về tặng bệnh viện ở quê nhà.
Hai du khách khác đến từ Thượng Hải là Song Yi và bạn cô, Yang Yujia, đều 27 tuổi, tới Bali từ giữa tháng 1 với 8 người bạn khác. "Chúng tôi không phải kiểm tra sức khỏe vì tất cả đều khỏe mạnh trong 20 ngày ở đây", Song, nhân viên ngân hàng, nói khi mua quần áo tại trung tâm thương mại gần bãi biển Kuta.
Song cho biết người dân Bali rất tốt với họ, nhưng những người bạn Trung Quốc bắt đầu xa lánh người khác vì sợ nhiễm bệnh. Do đó, họ quyết định tách nhóm. Sau khi gia hạn kỳ nghỉ ở Bali, Song cho biết sẽ trở về nhà vào tuần tới cùng bạn cô.
"Chúng tôi đã quyết định ở đây lâu hơn dự kiến vì sợ virus corona", Song nói.
Theo Thanh Tâm (VNE)
Bé gái Australia mắc kẹt ở tâm dịch viêm phổi Chloe Luo, 18 tháng tuổi, đang mắc kẹt ở tỉnh Hồ Bắc, vì chính phủ Australia không tổ chức thêm chuyến bay đưa công dân về nước. Chính phủ Australia đã tổ chức hai chuyến bay đưa hơn 500 công dân rời khỏi thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, tâm dịch virus corona chủng mới (Covid-19). Các chuyến bay này ưu tiên...