AUN đánh giá 4 chương trình đào tạo của Đại học Quốc gia TPHCM
Từ ngày 6 đến ngày 10-9, Tổ chức Kiểm định chất lượng của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA) tổ chức đánh giá 4 chương trình đào tạo của các trường thành viên ĐH Quốc gia TPHCM theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA bằng hình thức trực tuyến.
Các chuyên gia của AUN và ĐHQG-HCM tham dự lễ khai mạc. Ảnh: TIẾN CÔNG
Buổi khai mạc có PGS-TS Choltis Dhirathiti, Giám đốc điều hành AUN, cùng các đánh giá viên đến từ các quốc gia trong khu vực gồm Thái Lan, Indonesia, Philippines và Malaysia.
Video đang HOT
4 chương trình được kiểm định gồm Khoa học máy tính (chương trình tiên tiến) của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên; Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Trường ĐH Quốc tế); Kiểm toán (Trường ĐH Kinh tế Luật); và ngành Kỹ thuật máy tính (Trường ĐH Công nghệ Thông tin). Đến nay, ĐH Quốc gia TPHCM đã có 54 chương trình đạt chuẩn AUN-QA, dẫn đầu cả nước về số chương trình đạt chuẩn khu vực Đông Nam Á.
Từ 15-10: Nâng chuẩn đầu ra trình độ ngoại ngữ đối với thạc sĩ
Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 15/10/2021 và thay thế Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT trong đó quy định về việc nâng chuẩn đầu ra trình độ ngoại ngữ bậc thạc sĩ.
Ảnh minh họa
Theo Khoản 1 Điều 12 Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT, một trong những điều kiện để học viên được công nhận tốt nghiệp thạc sĩ là có trình độ ngoại ngữ đạt yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trước thời điểm xét tốt nghiệp; được minh chứng bằng một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Trong khi đó, theo quy định hiện hành tại Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT, chuẩn đầu ra ngoại ngữ ở trình độ thạc sĩ do người đứng đầu các trường quy định theo đề nghị của hội đồng khoa học đào tạo, nhưng tối thiểu phải từ Bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.
Cụ thể, về đối tượng và điều kiện dự tuyển, Thông tư 23 quy định, yêu cầu đối với người dự tuyển là; Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp...; Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.
Ngành phù hợp được nêu ở yêu cầu trên và tại các điều khác của Quy chế này là ngành đào tạo ở trình độ đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) trang bị cho người học nền tảng chuyên môn cần thiết để học tiếp chương trình đào tạo thạc sĩ của ngành tương ứng, được quy định cụ thể trong chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo thạc sĩ; cơ sở đào tạo quy định những trường hợp phải hoàn thành yêu cầu học bổ sung trước khi dự tuyển. Đối với các ngành quản trị và quản lý, đào tạo theo chương trình thạc sĩ định hướng ứng dụng, ngành phù hợp ở trình độ đại học bao gồm những ngành liên quan trực tiếp tới chuyên môn, nghề nghiệp của lĩnh vực quản trị, quản lý.
Đối với chương trình đào tạo được dạy và học bằng tiếng nước ngoài, ứng viên phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ, cụ thể khi có một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:
Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy;
Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ của ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy đạt trình độ tương đương Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục của Quy chế này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
Ngoài ra, về số lần tuyển sinh, Thông tư nêu rõ việc tuyển sinh được tổ chức một hoặc nhiều lần trong năm chứ không giới hạn 2 lần mỗi năm như trước đây.
Đặc biệt, về hình thức tuyển sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thi tuyển theo hình thức trực tuyến khi đáp ứng điều kiện bảo đảm chất lượng để kết quả đánh giá tin cậy, công bằng như với tuyển sinh trực tiếp.
3 quy định mới về đào tạo, chuẩn đầu ra có hiệu lực từ tháng 8/2021 Quy định về chuẩn đầu ra đào tạo đại học, thời gian và hình thức đào tạo trình độ tiến sĩ là những chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 8/2021. Trong tháng 8 này, nhiều chính sách liên quan ngành Giáo dục sẽ có hiệu lực như quy định về chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trình độ...