AU kêu gọi nhà lãnh đạo Libi Kadhafi ra đi
Trong một động thái bất ngờ, Liên minh châu Phi (AU) đã công khai kêu gọi nhà lãnh đạo Libi Moamer Kadhafi từ chức như là một phần trong giải pháp cho cuộc xung đột hiện nay ở quốc gia Bắc Phi này.
Khói lửa bao trùm bầu trời Tripôli sau các cuộc không kích của NATO trong ngày 7/5. Ảnh:THX – TTXVN
Hãng tin AFP (Pháp) ngày 8/6 cho biết, người đứng đầu nhóm hòa giải gồm nguyên thủ các nước thành viên AU – Tổng thống Môritani Mohamed Ould Abdel Aziz hôm 6/6 đã tuyên bố rằng, sự ra đi của ông Kadhafi là cần thiết, khi ông không thể lãnh đạo đất nước Libi được nữa.
Thêm một bằng chứng nữa cho thấy AU không ủng hộ ông Kadhafi là hai nước thành viên Xênêgan và Gămbia đã chính thức thừa nhận Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC) của phe đối lập ở Libi là đại diện hợp pháp của nước này.
Tổ chức gồm 53 quốc gia thành viên này cũng nhấn mạnh rằng, giải pháp duy nhất cho cuộc xung đột hiện nay ở Libi là “lộ trình” mà AU đã vạch ra, gồm lệnh ngừng bắn và một quá trình chuyển giao quyền lực.
Trong khi đó, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 8/6 khẳng định sẽ tiếp tục hiện diện tại Libi “chừng nào còn thấy cần thiết”, cũng như cung cấp những phương tiện cần thiết cho chiến dịch quân sự chống lại các lực lượng của chính phủ Libi.
Tuyên bố trên được các bộ trưởng quốc phòng NATO đưa ra sau cuộc gặp tại Brúcxen (Bỉ). Tuyên bố cũng kêu gọi 28 nước thành viên NATO tăng các khoản đóng góp bổ sung và chia sẻ gánh nặng thực hiện chiến dịch.
Các Bộ trưởng Quốc phòng NATO cũng yêu cầu nhà lãnh đạo Kadhafi ra đi và cho rằng, thời gian đang chống lại ông.
Phát biểu sau cuộc gặp, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen khẳng định, NATO sẽ không triển khai bộ binh tại Libi để ổn định trật tự sau khi cuộc xung đột vũ trang hiện nay ở nước này kết thúc. NATO cho rằng nhiệm vụ này do Liên hợp quốc đảm nhận.
Cùng ngày, thủ đô Tripôli lại rung chuyển bởi bom đạn của NATO sau khi đã hứng tới 60 trận không kích trong ngày 7/6, khiến 31 người thiệt mạng (trong đó có dân thường). Mục tiêu của những trận không kích này là khu dinh thự của nhà lãnh đạo Kadhafi ở Bab al-Aziziya. Phần lớn các tòa nhà trong khu vực này đã bị bom đạn của NATO san phẳng.
Trong cuốn băng phát trên Đài truyền hình quốc gia Libi ngày 7/6, ông Kadhafi cho biết, ông đã ở rất gần khu vực hứng chịu bom đạn của Libi nhưng vẫn bình an vô sự. Nhà lãnh đạo Libi thề quyết chiến tới cùng và kêu gọi toàn dân cùng kháng cự. Ông Kadhafi tuyên bố: “Bất chấp bom đạn, chúng ta sẽ không bao giờ đầu hàng. Chúng ta chỉ có một lựa chọn là bám trụ tại quê hương đến cùng… Chúng ta sẽ không rời đất nước và không bán đất nước.
Chúng ta sẽ không quy phục”.
Video đang HOT
Từ Brúcxen (Bỉ), Aisha – con gái của ông Kadhafi – đã nộp đơn kiện NATO gây tội ác chiến tranh khi liên quân do NATO chỉ huy cố tình nhằm vào các mục tiêu dân sự và giết hại các thành viên trong gia đình cô. Trong đơn kiện, Aisha cho biết, vụ không kích của NATO vào Tripôli hôm 30/4 vừa qua đã giết con trai út và ba cháu của ông Kadhafi.
Liên quan đến cuộc xung đột ở Libi, người phát ngôn NTC Mussa Ibrahim cho biết, ngày 8/6, Đặc phái viên Liên hợp quốc về Libi, ông Jordanian Abdul Ilah al-Khatib, đã tới thành trì Benghazi của quân nổi dậy để thảo luận với các thủ lĩnh lực lượng này. Trước đó một ngày, ông al-Khatib đã có cuộc thảo luận với các quan chức chính phủ Libi tại Tripôli.
Cũng trong ngày 8/6, ông Mikhail Margelov, đặc phái viên của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, đã tới Benghazi và có các cuộc tiếp xúc với giới lãnh đạo lực lượng nổi dậy. Ông Margelov tuyên bố sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Kadhafi, tuy nhiên ý định này của đặc phái viên Tổng thống Nga chưa thực hiện được vì Tripôli đang bị NATO ném bom dữ dội.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Trinidad Jimenez cũng đã tới Benghazi. Tại đây, Ngoại trưởng Tây Ban Nha tuyên bố rằng Mađrít công nhận NTC là đại diện hợp pháp duy nhất của Libi.
Theo Báo Tin Tức
Mỹ kích động Trung Quốc chiến tranh với Ấn Độ?
Để "hạ gục con rồng" Trung Quốc, Mỹ phải làm gì? Câu trả lời có thể là "mượn dao giết người", đẩy "rồng" Bắc Kinh vào cuộc chiến hạt nhân với "hổ" New Delhi, cựu trợ lý Bộ trưởng tài chính Mỹ Paul Craig Roberts nhận định.
Theo ông Roberts, kế hoạch của Mỹ rất "thâm sâu" và được thực hiện bài bản, bí mật, lâu dài. Trước hết, Mỹ cho biệt kích tiêu diệt bin Laden. Về hình thức, rõ ràng chiến dịch này là nhằm tiêu diệt kẻ thù "không đội trời chung", giành thêm cử tri cho Tổng thống Mỹ Barack Obama trước thềm bầu cử vào năm sau...
Tuy nhiên, đặt chiến dịch trong bối cảnh giới "diều hâu" ở Mỹ liên tục kêu gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng chiến trường sang Pakistan, nơi bị Mỹ coi là "trại tị nạn" của Taliban; thì thấy mục tiêu ẩn sâu của chiến dịch diệt bin Laden không chỉ có vậy
Theo đó, tiêu diệt bin Laden thực chất là chiến dịch nhằm vào Pakistan; là tín hiệu phát đi từ Mỹ rằng, Washington có thể tấn công Islamabad vì nước này "dám bao che" cho bin Laden trong suốt thời gian trước đó.
Mỹ mượn vụ bin Laden để đe dọa Pakistan.
Về phía Pakistan, họ đương nhiên phải "run sợ" nên ngay sau khi bin Laden bị tiêu diệt, nước này vội vàng cử Thủ tướng Yousaf Raza Gilani sang "cầu cứu" người bạn lớn là Trung Quốc. Và trong chuyến thăm Bắc Kinh, ông Gilani khẳng định hùng hồn rằng Trung Quốc là "người bạn tốt nhất, đáng tin nhất" của mình.
Đáp lại lời "cầu khẩn" của láng giềng, Trung Quốc cũng tranh thủ cơ hội để tăng cường quan hệ với Pakistan bởi họ không muốn NATO "nhảy vào" Pakistan, biến nước này thành chiến trường chống khủng bố và quan trọng hơn, binh lính Mỹ xuất hiện gần biên giới của mình.
Sau đó, Bắc Kinh tự tố giác ý định đó của mình khi công khai bày tỏ sự bất bình với việc Mỹ "đe dọa" Pakistan, kêu gọi Washington tôn trọng chủ quyền của Islamabad; thậm chí còn đe dọa rằng tấn công Pakistan là tấn công Trung Quốc.
Trung Quốc khẳng định liên minh chặt chẽ với Pakistan.
Tới đây, theo ông Roberts, có thể thấy rằng Mỹ thành công khi gián tiếp "kích" Trung Quốc can dự sâu hơn vào Pakistan. Xét từ góc độ quan hệ Pakistan-Trung Quốc, đây là điều tốt. Tuy nhiên, từ góc khác, việc Trung Quốc tăng cường liên minh với Pakistan lại làm Ấn Độ tức giận, lo sợ bởi trục Bắc Kinh-Islamabad mạnh lên đồng nghĩa với việc New Delhi bị uy hiếp.
Nhìn một cách tổng quan hơn, Mỹ biến vụ tiêu diệt bin Laden, đe dọa tấn công Pakistan thành cái cớ để đẩy Ấn Độ và Trung Quốc tiến vào vòng xoáy chạy đua vũ trang mà hậu quả cuối cùng là xung đột quân sự.
Ấn Độ và Pakistan "đổ tiền đổ của" vào lĩnh vực quốc phòng bởi họ luôn lo ngại rằng bên kia sẽ tấn công mình bất kỳ lúc nào, kể cả bằng đòn hạt nhân.
Tuy nhiên, hiện Ấn Độ vẫn yếu hơn Trung Quốc (nhất là về kinh tế và quân sự) nên trong trường hợp xảy ra xung đột, Bắc Kinh-Islamabad có thể "nuốt trôi" New Delhi; nên Washington buộc lòng phải tăng cường sức mạnh cho Ấn Độ.
Ngoài việc hy sinh lợi ích trong nhiều lĩnh vực kinh tế, cắt bớt việc làm tại Mỹ để giúp kinh tế Ấn Độ đi lên..., Mỹ còn bán cho nước này hàng loạt vũ khí hiện đại với hy vọng New Delhi mạnh hơn, tự tin hơn để cuối cùng, cảm thấy đủ sức đối đầu với Trung Quốc như ý định của Mỹ.
Cụ thể thì Nhà Trắng cho rằng, kinh tế, quân sự Trung Quốc mạnh lên khiến Bắc Kinh ngày càng cứng rắn, tự tin, hung hăng, với tay ra bên ngoài. Vậy thì tại sao New Delhi không có những chính sách, hành động tương tự khi họ mạnh lên.
Mỹ không chỉ đưa Ấn Độ ra khỏi danh sách các nước bị cấm vận về vũ khí mà còn giúp nước này phát triển vũ khí công nghệ cao và hàng không vũ trụ. Mục tiêu cuối cùng là đưa Ấn Độ vào nhóm bốn nước phát triển vũ khí mạnh nhất thế giới.
Với tính toán đó, Mỹ hy vọng hai cường quốc châu Á sẽ lao vào nhau mà hậu quả là cả hai có thể bị kiệt quệ sau xung đột bởi cả Bắc Kinh lẫn New Delhi đều có vũ khí hạt nhân, lại ở liền kề nhau.
Mỹ hy vọng Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đánh nhau.
Trong viễn cảnh đó của Mỹ, khi Ấn Độ và Trung Quốc kiệt sức, chỉ còn Nga là đối thủ đáng quan tâm ở châu Á.
Và để "nhổ nốt cái gai" này, Mỹ không đợi tới khi Trung Quốc, Ấn Độ "dắt tay nhau đi xuống" mà từ lâu triển khai nhiều biện pháp tấn công Nga: liên tiếp củng cố, mở rộng chuỗi căn cứ quân sự bao vây Nga; thúc đẩy Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kết nạp thêm các thành viên từng thuộc Liên Xô, dồn ép Nga về phía Đông...
Chưa dừng lại ở việc "ngoại kích", Mỹ còn "nội công" Nga mà điển hình là tuyên truyền văn hóa Mỹ vào quốc gia rộng nhất thế giới.
Tới nay, kế hoạch này gặt hái khá nhiều thành quả khi tạo ra được một bộ phận không nhỏ thanh niên Nga ngưỡng mộ cái được Mỹ gọi là tự do, thù gét điều mà Mỹ cáo buộc là chính quyền độc tài...
Kết quả cuối cùng sẽ là các thanh niên Nga "được Mỹ hóa" trở thành đồng minh của Washington hoặc chí ít cũng không còn ủng hộ chính quyền ở Moscow như trước.
Khi "đả bại" được Nga, Trung Quốc, Mỹ sẽ tập trung "quét dọn" Nam Mỹ. Khi đó, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez dường như chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu đầu tiên của Mỹ, trước khi Washington tràn vào hàng loạt quốc gia khác.
Mỹ tiếp tục triển khai lá chắn tên lửa gần Nga.
Theo ông Roberts, để tránh được "thảm họa" trên, Nga và Trung Quốc cần liên minh với nhau chặt chẽ, trấn an Ấn Độ, không để New Delhi mắc mưu của Washington; đồng thời phải kéo Đức ra khỏi NATO, làm suy yếu tổ chức này; cũng như tiếp tục bảo vệ quốc gia bị Mỹ gọi là "ma quỷ": Iran tại Trung Đông.
Nếu không làm được vậy, Mỹ sẽ dần kiểm soát được toàn thế giới, đồng USD trở thành đơn vị tiền tệ duy nhất của hành tinh xanh và đi tới đâu cũng thấy biển hiệu gà rán KFC...
Theo Báo Đất Việt
NATO phá hủy 1.800 mục tiêu quân sự ở Libya Con số khổng lồ này vừa được Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Andreas Fogh Rasmussen tiết lộ. Ngày 6.6, ông Rasmussen cho biết kể từ khi nhận nhiệm vụ chỉ huy lực lượng liên quân quốc tế thực thi Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), NATO luôn giữ tần...