Asus VivoBook X202E-DH31T: Thiết kế đẹp, giá tốt nhưng pin kém
Với VivoBook X202E-DH31T, Asus mong muốn mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất đối với hệ điều hành Windows 8 với một chiếc máy tính xách tay có kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ và giá cả phải chăng, chỉ 549 USD. Đây quả là một một mức giá tuyệt vời cho một chiếc laptop siêu di động màn hình cảm ứng, nhưng bạn cũng sẽ phải chấp nhận một bộ vi xử lý Core i3 và pin 2-cell. Liệu VivoBook X202E-DH31T có mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng đối với Windows 8?
Thiết kế và tính năng
Thuộc dòng sản phẩm VivoBook nên không có ngạc nhiên khi thiết kế của Asus VivoBook X202E mang nhiều nét tương đồng. Giống như VivoBook S400CA-UH51 máy có vỏ được làm bằng hợp kim nhôm màu xám, mặt trên là logo Asus nổi bật chính giữa. Mở máy ra, bên trong là khung nhôm màu bạc với các phím màu đen và một khung nhựa màu đen bao xung quanh màn hình hiển thị 11,6-inch, nút nguồn ở trên và bên phải của bàn phím.
Asus VivoBook X202E khá nhỏ gọn với kích thước 302,26 x 200,66 x 22,86 mm nhưng không khác biệt nhiều so với đối thủ Acer Aspire V5-171-6867 (284,48 x 203,2 x 27,94mm). Cả hai đều có trọng lượng 1,36 kg, khá phù hợp với người dùng phải di chuyển thường xuyên khi làm việc.
Cạnh trái của VivoBook X202E bao gồm một cổng Ethernet, HDMI, USB 3.0, cổng USB 2.0 và giắc cắm nguồn. Trong khi cạnh phải bao gồm cổng VGA, cổng USB 2.0, giắc cắm tai nghe và đầu đọc thẻ micro SD 2 trong 1.
Màn hình, webcam và âm thanh
Màn hình cảm ứng của VivoBook X202E có kích thước 11,6 inch nhưng chỉ có độ phân giải 1366 x 768 inch, cho chất lượng hiển thị hình ảnh khá tốt với màu sắc đầy đủ. Các tile trên Start Screen hiển thị sắc nét. Nhưng góc nhìn của màn hình khá hẹp, màu sắc bị đảo ngược khi màn hình được mở ra một góc độ 45 độ. Độ nhạy sáng của màn hình chỉ đạt 151 lux, thấp hơn mức trung bình (226 lux), nhưng vẫn cao hơn so với Acer Aspire V5-571P-6499 (139 lux) dù cùng màn hình kích thước 11,6 inch và cùng độ phân giải. Màn hình cảm ứng kéo dài đến sát mépcủa VivoBook X202E cũng mang đến những trải nghiệm với Windows 8 tốt hơn.
Webcam 0,9 megapixel tích hợp có khả năng chụp ảnh và quay video độ phân giải HD 720p nhưng chất lượng hình ảnh không thật sự ấn tượng, ngay cả khi chụp hay quay video trong điều kiện ánh sáng tự nhiên thì hình ảnh vẫn có tỉ lệ nhiễu khá nhiều.
Loa 2.0 tích hợp trên Asus VivoBook X202E được đặt dọc theo bản lề được tăng cường với công nghệ âm thanh SonicMaster cho chất lượng âm thanh tốt hơn, khi âm lượng được mở tối đa hoàn toàn lấp đầy một phòng nhỏ nhưng không để lại nhiều ấn tượng.
Bàn phím và Touchpad
Các phím trên bàn phím của Asus VivoBook X202E có kích thước nhỏ hơn so với mức trung bình, được thiết kế theo phong cách chiclet với khoảng cách giữa các phím phù hợp, thao tác với các phím êm và thao tác nhập liệu khi lướt các ngón tay trên bàn phím khá nhanh và thoải mái. Bàn phím không có đèn nền, nhưng điều này không có gì đáng ngạc nhiên nếu nhìn vào mức giá của máy.
Touchpad kích thước 104 x 61 mm, hỗ trợ cảm ứng đa điểm và tích hợp hai phím chuột trái/phải tách biệt bởi một gờ nổi màu xám chính giữa. Thao tác cảm ứng đa điểm như zoom nhúm ngón tay và xoay hai ngón tay nhanh và chính xác, các thao tác cử chỉ với Windows 8 hoạt động trơn tru không kém so với khi thực hiện trên màn hình cảm ứng, hai nút bấm chuột nhấn nhẹ và dễ sử dụng.
Hiệu suất
Được trang bị sức mạnh của bộ vi xử lý lõi kép Intel Core i3-3217UM tốc độ 1,8GHz với bộ nhớ RAM 4GB, X202E hoàn toàn đáp ứng tốt khi thao tác với các tile trên Start Screen của Windows 8 như chuyển đổi giữa các cửa sổ ứng dụng, đóng mở các ứng dụng, truy cập danh sách các ứng dụng mới mở…Trải nghiệm xem video trực tuyến vẫn rất trơn tru khi xem video trực tuyến trên trang Hulu thông qua trình duyệt web Internet Explorer 10 với 8 tab đang mở. Tuy nhiên thi thoảng vẫn còn hiện tượng trễ khi điều hướng thông qua hệ thống tập tin trong môi trường desktop và khi chuyển đổi giữa ứng dụng Camera và Hulu.
Trong bài kiểm tra hiệu suất tổng thể của hệ thống bằng PCMark 7, VivoBook X202E-DH31Tghi được 2040 điểm, thấp hơn mức trung bình của dòng laptop siêu di động (3208). Điểm số trên cũng thấp hơn Acer Aspire V5-171-6867 với 2427 điểmvới CPU Intel Core i5-3317U tốc độ 1,7 GHz và RAM 6GB.
Video đang HOT
VivoBook X202E thực hiện tốt hơn trong thử nghiệm chuyển dữ liệu, khi sao chép 4,97GB các tập tin đa phương tiện. Ổ cứng SATA dung lượng 500GB tốc độ 5400 vòng/phút của máy hoàn thành nhiệm vụ trong 3 phút 24 giây với tốc độ truyền đạt 25 Mbps. Trong khi Acer Aspire V5-171-6867 chỉ đạt tốc độ 14,9 MBps. Tất nhiên cả hai đều có tốc độ thấp hơn so với mức trung bình (58 MBps), mặc dù tốc độ trung bình được đánh giá ở đây cũng bao gồm các máy tính xách tay được trang bị ổ SSD tốc độ cao.
VivoBook X202E mất 21 giây để hoàn thành quá trình khởi động vào Windows 8, đây là tốc độ khá nhanh so với mức trung bình là 34 giây.
Về khả năng chuyển mã video,VivoBook X202E chỉ mất 30 giây để chuyển đổi một tập tin video độ phân giải 1080p có thời gian 5 phút sang chuẩn định dạng cho iPhone bằng Cyberlink MediaEspresso. Thấp hơn so với Acer Aspire V5-171-6867 (18 giây) nhưng tốt hơn so với mức trung bình của laptop siêu di động (1 phút 58 giây).
Asus VivoBook X202E-DH31T sử dụng đồ họa tích hợp Intel HD 4000 nên cũng không có gì ngạc nhiên khi điểm số đồ họa của máy không thật sự ấn tượng. Đánh giá khả năng đồ họa của máy bằng 3DMark 11, VivoBook X202E-DH31T ghi được 350 điểm, trong khi mức trung bình là 746 điểm. Acer Aspire V5-171-6867 mặc dù có điểm đồ họa thấp hơn mức trung bình (576) nhưng vẫn xuất sắc hơn so với VivoBook X202E-DH31T.
Dù vậy, Asus VivoBook X202E-DH31T hoàn toàn có thể đáp ứng tốt nhu cầu chơi game đối với các game tải về từ Windows 8 Store.
VivoBook X202E vẫn khá mát mẻ trong quá trình thử nghiệm. Sau khi xem video clip trên trang web Hulu với thời gian 15 phút ở kích thước toàn màn hình, nhiệt độ của touchpad đo được khoảng 27 độ C, vị trí giữa phím G và H đo được là 31,35 độ C. Mức nhiệt độ này vẫn dưới ngưỡng 35 độ C tạo cảm giác khó chịu khi sử dụng lâu.
Thời lượng pin
Pin 2 cell của Asus VivoBook X202E-DH31T chỉ có thời lượng kéo dài 4 giờ 20 phút khi thử nghiệm trên Laptop Battery Test (lướt web thông qua kết nối Wi-Fi). Đây là điểm kém nhất của model này. Tuy nhiên, đối thủ Acer Aspire V5-171-6867 cũng chỉ cho thời lượng pin được 4 giờ 05 phút. Trong khi thời lượng pin trung bình của các loại laptop cùng loại là 6 giờ 14 phút.
Windows 8 và ứng dụng
Mặc định, Asus VivoBook X202E sẽ chạy hệ điều hành Windows 8 với các tile trên giao diện người dùng Modern. Và tất nhiên màn hình cảm ứng của VivoBook X202E sẽ được tối ưu hóa cho Windows 8 với nhiều lựa chọn trong thao tác điều hướng ứng dụng và các thao tác cử chỉ như khi vuốt tay lên màn hình từ cạnh bên phải để kích hoạt thanh Charms, cho phép người dùng truy cập nhanh tính năng Search, Share, Devices, Settings và Start.
Khi bấm tile desktop sẽ chuyển từ màn hình Start sang giao diện desktop, tương tự như Windows 7 nhưng lại thiếu nút Start, cho phép bạn chạy các chương trình trên Windows.
Tất nhiên Asus cũng sẽ cài đặt sẵn các chương trình cho VivoBook X202E bao gồm Adobe Reader X, bản thử nghiệm của Microsoft Office 2010, bản thử nghiệm của Trend Micro A/V, ứng dụng FreshPaint, Asus Converter, Power4Gear Hybrid và tất nhiên bao gồm cả 32GB dung lượng lưu trữ miễn phí dựa trên đám mây của WebStorage trong ba năm.
Giá
Tại Việt Nam, phiên bản Asus VivoBook X202E-DH31T với CPU Intel Core i3-3217U tốc độ 1,8GHz, RAM 4GB, ổ HDD dung lượng 500GB, đồ họa Intel HD 4000, màn hình cảm ứng kích thước 11,6 inch chạy Windows 8 64 bit có mức giá bán là11.550.000 VNĐ.
Kết luận
Asus VivoBook X202E-DH31Tcung cấp một trải nghiệm với Windows 8 khá hoàn chỉnh trong một thiết kế gọn nhẹ với mức giá hấp dẫn chỉ 549 USD. Nhưng đáng tiếc thời lượng pin khá thấp sẽ là một trong những điểm mà người dùng cần phải cân nhắc khi quyết định mua model này. Trong khi đối thủ Acer Aspire V5-571, cũng có mức giá 549 USD nhưng được trang bị bộ vi xử lý Core i5 mạnh mẽ hơn.
Ưu điểm:
- Thiết kế hấp dẫn
- Màn hình cảm ứng đáp ứng tốt
- Trang bị thêm 32GB dung lượng lưu trữ đám mây miễn phí
Nhược điểm:
- Thời lượng pin ngắn
- Hiệu năng đồ họa không ấn tương
Theo Genk
Dell Inspiron 15z: Hiệu năng ổn định nhưng pin kém
Dell Inspiron 15z là chiếc laptop kết hợp được thiết kế mỏng của 1 chiếc ultrabook vừa cho hiệu năng như 1 chiếc laptop mainstream. Được trang bị chip Core i5 và đồ họa tích hợp của Intel, Inspiron 15z là lựa chọn phù hợp cho những ai cần 1 chiếc laptop vừa phục vụ cho công việc vừa để giải trí (nhờ thiết kế mỏng nhẹ). Ultrabook chạy Windows 8 của Dell còn đáng chú ý ở màn hình cảm ứng chống xước.
Thiết kế
Vẻ đẹp của Inspiron 15z nằm ở sự mộc mạc của sản phẩm. Máy có lớp vỏ nhôm bóng với logo bằng crom của Dell nằm ở vị trí trung tâm. Các góc máy được bo tròn và các đường viền màu xám của vỏ nhựa cũng giúp cho Inspiron 15z "đẹp mã" hơn. 2 bản lề giúp cố định phần vỏ với thân máy 1 cách chắn chắn.
Mở nắp máy, ta thấy thiết kế bên trong có sự hài hòa, cùng tông màu với phần bên ngoài. Nút nguồn máy khá lớn được làm bằng nhôm được bố trí ở phía bản lề bên trái. Các nút bấm truy cập nhanh tới Windows Mobility Center, Waves Audio và Dell Instant Launch được bố trí gần bản lề bên phải. Phần bàn phím với đèn nền được thiết kế khá chìm xuống. Touchpad của máy khá lớn, có màu xám và 2 nút chuột. Ngoài thiết kế với vỏ màu bạc thì máy còn có 1 phiên bản màu đỏ khá sặc sỡ. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể "tháo vỏ, đổi màu" theo phong cách "Pop - Click - Switch" với chiếc Inspiron 15z như các máy khác thuộc dòng Inspiron của Dell. Xét về kích thước, máy có kích thước 38 x 24,8 x 2,2 cm (rộng x dài x dày), nặng 2,35 kg, khá nặng nếu so với ultrabook nhưng cũng không đến nỗi gây đau vai khi mang vác, di chuyển.
Màn hình
Inspiron 15z dùng màn hình có độ phân giải 1366 x 768 pixel, loại màn hình gương và được bảo vệ bởi kính cường lực Corning Gorilla. Các thử nghiệm cho thấy màn hình máy cho khả năng hiển thị tốt. Text và hình ảnh trên các website hiển thị rõ nét. Màn hình cũng gây ấn tượng trong thử nghiệm xem video full HD. Khi xem thử trailer bộ phim "The Hobbit", hình ảnh nốt ruồi và tóc của nhân vật Gollum có độ chi tiết cao mặc dù không được sặc sỡ cho lắm. Góc nhìn màn hình cũng cho độ rộng vừa phải đủ để 2 người cùng theo dõi nội dung trên màn hình 1 cách thoải mái. Độ sáng màn hình đo được là 146 lux. Thử nghiệm cảm ứng trên màn hình của máy cũng cho thấy cảm ứng hoạt động tốt, phản hồi nhanh. Điểm yếu là màn hình khá nhanh bám vân tay.
Âm thanh
Máy được trang bị 1 cặp loa SkullCandy ở phần bên dưới và cho âm thanh khá lớn. Tuy nhiên, lớn không đồng nghĩa với chất lượng cao. Thử nghiệm với bản "Clique" cho thấy âm bass bị khuyết. Tiện ích Waves MaxxAudio 4.0 với 5 chế độ nghe nhạc (Voice, Game, MaxxSense, Movie và Music) cũng không giúp cải thiện được gì về chất lượng âm thanh của máy.
Bàn phím và Touchpad
Inspiron 15z được trang bị bàn phím chống nước với thiết kế đen nhám, giãn cách giữa các phím khá lớn. Điểm đáng chú ý nữa là bàn phím máy có đèn nền giúp việc đánh máy trong trời tối tốt. Hành trình phím của Inspiron 15z tuy sâu nhưng chưa được như mức kì vọng, đồng thời. Điểm yếu nữa là phím cách (space bar) khá nhỏ.
Touchpad của máy có kích thước 10 x 5,8 cm. Các thử nghiệm như vuốt 1 ngón tay (giúp chuyển qua lại giữa các ứng dụng) trên Windows cho phản hồi nhanh. Các động tác điều khiển tay truyền thống như vuốt 2 (và 3, 4) ngón tay cũng khá nhạy. Tuy nhiên, thao tác xoay bằng 2 ngón tay thì không được như vậy.
Độ nóng
Sau khi xem video trên Netflix trong 15 phút, nhiệt độ đo được ở touchpad của máy là 27 độ C. Vùng giữa phím G và H có nhiệt độ 30,5 độ C. Vùng dưới máy cho nhiệt độ 28 độ C. Những mức này cho thấy máy chạy khá mát và người dùng sẽ không phải lo lắng máy nhanh nóng trong quá trình sử dụng.
Cổng kết nối
Bên phải máy được bố trí 2 cổng USB 3.0, đầu đọc thẻ 7-in-1, đầu DVD burner. 1 cặp USB 3.0 khác được bố trí bên trái cùng các cổng HDMI, Ethernet, khe khóa bảo mật, jack cắm headphone và jack nguồn.
Webcam
Inspiron 15z có webcam 720p rất tiện lợi với những ai hay sử dụng chat Skype. Tuy nhiên thì bạn cũng đừng kì vọng gì nhiều ở chất lượng hình ảnh mà webcam mang lại. Thử nghiệm khi sử dụng webcam dưới ánh đèn huỳnh quang cho thấy ảnh bị nhiễu, màu sắc bị phai.
Hiệu năng
Inspiron 15z được trang bị chip Intel Core i5-3317U tốc độ 1,7 GHz, RAM 6 GB, ổ cứng HDD 500 GB tốc độ 5400 rpm đi kèm SSD 32GB mSATA cùng đồ họa tích hợp Intel HD Graphics 4000. Thử nghiệm cho thấy máy đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu cho công việc. Trong bài test, máy đủ sức stream 1 bộ phim từ Netflix trong khi đang mở 8 tab ở Firefox, Chrome, IE, đồng thời máy còn đang chạy full scan để diệt virus. Hiện tượng lag có diễn ra ở 1 số thời điểm nhưng không có chuyện gây treo hệ thống.
Inspiron 15z đạt số điểm 4184 với bài benchmark PCMark 7. Một số đối thủ như ASUS S56CA-DH51 và Acer Aspire V5-571P-6499 cùng dùng model chip giống Inspiron 15z, cho điểm số kém hơn. Laptop của Asus đạt 3130 điểm còn máy của Acer chỉ đạt 2377 điểm.
Máy khởi động Windows 8 khá nhanh, chỉ mất 21 giây, ngang ngửa với S56CA-DH51 (dùng HDD 500 GB 5400 rpm cùng SSD 24 GB) và chậm hơn Aspire V5-571P-6499 1 chút (19 giây).
Thử nghiệm chép 1 thư mục nặng 4,97 GB, Inspiron 15z phải mất 2 phút 47 giây, tốc độ trung bình 30,5 MBps, cũng ngang ngửa với S56CA, nhưng cao hơn khoảng 6MBps so với Aspire V5-571P-6499 (24.8MBps).
Đồ họa
Dell Inspiron 15z sử dụng chip đồ họa tích hợp Intel HD 4000 Graphics giống 2 đối thủ Acer Aspire V5-571P-6499 và ASUS S56CA-DH51. Với bài test 3DMark11, máy đạt số điểm 641 cho thấy khả năng đồ họa không có gì nổi bật giống như S56CA-DH51 và Aspire V5-571P-6499. Hai đối thủ này của Dell cho số điểm lần lượt là 627 và 536.
Trong bài benchmark "World of Warcraft", Inspiron 15z cho tốc độ khung hình trung bình 33 fps ở độ phân giải 1366 x 768 với đồ họa thiết lập ở mức Good, cao hơn 1 chút so với S56CA-DH51 và Aspire V5-571P-6499 với khung hình lần lượt là 32 và 31 fps. Với thiết lập tối đa, tốc độ khung hình giảm xuống 17 fps.
Thời lượng pin
Trong bài thử nghiệm lướt web liên tục bằng WiFi, máy cho thời lượng pin 4 tiếng 40 phút, khá kém cỏi so với nhiều laptop mainstream nhưng cũng ngang tầm so với ASUS S56CA-DH51 (4 tiếng 39 phút). Đối thủ Acer Aspire V5-571P-6499 thậm chí có thời lượng pin còn kém hơn, chỉ 4 tiếng 9 phút.
Các cấu hình
Phiên bản trong bài đánh giá có giá bán 899 USD được trang bị chip Intel Core i5-3317U 1,7 GHz, RAM 6 GB, HDD 500 GB tốc độ 5400 rpm cùng SSD 32 GB mSATA, đồ họa Intel HD Graphics 4000, màn hình cảm ứng 15,6 inch. Còn model có giá 1099 USD được trang bị chip Intel Core i7-3517U 1,9 GHz, RAM 8 GB, card đồ họa Nvidia GeForce GT 630M với VRAM dung lượng 2 GB.
Kết
Inspiron 15z có sự kết hợp tốt giữa hiệu năng ổn định và trọng lượng nhé bên cạnh thiết kế đẹp mắt. Với chip Intel Core i5 và SSD 32 GB (cache), hiệu năng của máy cũng đủ đáp ứng nhu cầu công việc và giải trí thông thường, khá lý tưởng cho người dùng là sinh viên hay hộ gia đình. Tuy nhiên, với mức giá 899 USD thì người dùng vẫn mong muốn 1 màn hình có độ phân giải cao hơn cũng như thời lượng pin tốt hơn. Những ai muốn tiết kiệm hơn 1 chút có thể lựa chọn ASUS S56CA-DH51 có giá bán 649 USD. Laptop của Asus cho âm thanh tốt hơn. Về tổng thể, Inspiron 15z là 1 lựa chọn không đến nỗi nào, nhưng rõ ràng là máy không để lại quá nhiều ấn tượng đặc biệt.
Điểm mạnh: thiết kế đẹp, khá nhẹ nhàng so với các laptop màn hình lớn (15,6 inch) khác. Hiệu năng và đồ họa cũng khá tốt. Thời gian khởi động nhanh. Chạy mát.
Điểm yếu: pin kém, âm thanh to nhưng chất lượng kém
Theo Genk
Đánh giá Asus VivoBook X202E Với thiết kế đơn giản, kích cỡ nhỏ gọn, màn hình cảm ứng đa điểm kết hợp với những tính năng mới của Windows 8, VivoBook X202E mang đến cho người dùng những trải nghiệm thú vị khi tương tác với máy tính. Thiết kế của X202E mang nhiều nét tương đồng với những mẫu VivoBook cùng dòng là S400, S500 và S550;...