ASEAN xứng đáng được trao giải Nobel Hòa bình
Ông Kishore Mahbubani – Hiệu trưởng trường Chính sách Công Lý Quang Diệu – cho rằng ủy ban Giải Nobel hòa bình nên công nhận ASEAN xứng đáng được trao Giải Nobel hòa bình.
Ngày 8/8 đánh dấu 50 năm hình thành và phát triển của ASEAN
Hãng tin Channel News Asia đã phỏng vấn nhiều nhà ngoại giao cao cấp ở khu vực Đông Nam Á để thực hiện phóng sự đặc biệt kỷ niệm 50 ngày thành lập ASEAN (8/8/1967-8/8/2017). Trong các cuộc phỏng vấn đó, các nhà ngoại giao cho rằng Đông Nam Á thường được miêu tả là khu vực đa văn hóa nhất trên thế giới với nhiều dân tộc và nhóm tôn giáo khác nhau trong tổng dân số 630 triệu người.
Song, ông Kishore Mahbubani cho rằng dường như 10 chính phủ của các nước ASEAN tự hào về thành tựu mà khối đã đạt được trong suốt 50 năm vừa qua hơn là những người dân trong khu vực. Vì vậy, Ủy ban Giải Nobel hòa bình nên công nhận rằng ASEAN xứng đáng được trao Giải Nobel Hòa bình. “Giải thưởng đó sẽ đánh thức cảm giác tự hào của mọi người dân trên các đường phố ở ASEAN”, ông nói và cho rằng ASEAN cần phải làm sao để người dân của các nước trong khối đều cảm thấy tự hào về khối cũng như các chính phủ trong khu vực.
Năm 2012, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã được trao Giải thưởng Nobel Hòa bình vì những đóng góp của khối trong việc thúc đẩy tiến trình hòa bình, hòa giải, dân chủ và nhân quyền ở châu Âu trong suốt hơn 60 năm. Còn ASEAN cũng đã có những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực chính trị và an ninh kể từ khi thành lập vào năm 1967 cho đến nay.
Bên cạnh đó, các nhà ngoại giao cũng cho rằng ASEAN phải tiếp tục đẩy mạnh những nỗ lực để đối phó với những thách thức mới đang nổi lên ở khu vực. Ông Marty Natalegawa – từng là Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia dưới thời Tổng thống Bambang Yudhoyono – cho rằng ASEAN cần phải thể hiện sự gắn kết trong các vấn đề như Rohingya, mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố, về tình hình ở Marawi. “ASEAN phải có kịch bản cho tất cả những vấn đề đó”, ông nói.
Các chuyên gia cũng nhận định sự đoàn kết của ASEAN đang bị thử thách mạnh mẽ trong bối cảnh Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của khối – đang khẳng định tầm ảnh hưởng lên các nước thành viên của khối, đặc biệt là trong tranh chấp ở Biển Đông. “Chúng ta là một gia đình. Tất nhiên vẫn có những tranh cãi giữa anh, chị em với nhau nhưng chúng ta không bao giờ rời khỏi gia đình”, ông Ong Keng Yong, người giữ vai trò Tổng thư ký ASEAN từ năm 2003 đến 2007 nhấn mạnh.
Còn cựu Ngoại trưởng Thái Lan Surin Pitsuwan – cũng là Tổng thư ký ASEAN từ năm 2008 đến 2012, thì cho rằng chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của ASEAN đã phát huy tác dụng trong 50 năm qua, giúp ASEAN xây dựng được sự đồng thuận ngay cả trong những vấn đề gây tranh cãi nhất. Song, ông cho rằng ASEAN cần tiếp tục phát triển chính sách để đảm bảo sự gắn kết. Ông Surin cũng thúc giục 10 thành viên ASEAN đem lại lợi ích thiết thực cho người dân ở khu vực Đông Nam Á. “Nếu nói chuyện với các chuyên gia kinh tế, họ sẽ nói rằng khoảng 80 đến 90% các thỏa thuận mà chúng ta cần có để thành lập cộng đồng kinh tế đã hoàn tất. Vấn đề nằm ở việc thực thi các thỏa thuận đó”, ông Surin dẫn chứng.
Ngày 8/8, các nước ASEAN đã tổ chức kỷ niệm 50 ngày thành lập khối. Trong đó, theo tờ Philstar, phát biểu tại lễ kỷ niệm được tổ chức ở Trung tâm hội nghị quốc tế Philippines, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte – Chủ tịch ASEAN năm 2017 – kêu gọi các nước thành viên của khối tăng cường liên minh để tạo ra một khu vực an toàn giữa những mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia.
Theo Bảo An
Video đang HOT
Pháp luật Việt Nam
Vì sao Triều Tiên đặt đảo Guam vào tầm ngắm?
Triều Tiên đang cân nhắc kế hoạch tấn công tên lửa vào các mục tiêu quân sự của Mỹ trên đảo Guam thay vì các mục tiêu quân sự khác ở bất cứ đâu của Washington.
Tổng thống Trump đưa ra cảnh báo sắc lạnh với Triều Tiên
Hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên ngày 9/8 cho biết, Lực lượng chiến lược của nước này đang cân nhắc kế hoạch tấn công tên lửa vào khu vực đảo Guam của Mỹ.
Thông tin được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo Triều Tiên phải hứng "lửa và cơn thịnh nộ chưa từng có" nếu tiếp tục đe dọa Mỹ.
Việc Triều Tiên đưa Guam vào tầm ngắm có lẽ không phải là điều quá mới mẻ với 160.000 cư dân ở "đảo thiên đường" này mặc dù đây là lần đầu tiên Triều Tiên chỉ đích danh Guam là mục tiêu cân nhắc tấn công, thay vì những lời cảnh báo chung chung trước đó.
"Bất cứ khi nào có đe dọa từ nửa kia thế giới, Guam luôn là mục tiêu. Nếu là cư dân Guam, điều đó có thể khiến họ bối rối đôi chút, nhưng không phải là điều gì quá bất thường", Robert F. Underwood, Chủ tịch Đại học Guam vốn là cựu dân biểu đảng Cộng hòa, nói.
Nói cách khác, Triều Tiên có lý do khi đưa Guam vào tầm ngắm.
Địa thế chiến lược
Guam là nơi đặt nhiều căn cứ quân sự lớn của Mỹ. (Ảnh: US Air Force)
Guam nằm cách Tokyo (Nhât Ban) va Manila (Philippines) 3 giơ bay; cach Hong Kong (Trung Quôc) va Seoul (Han Quôc) 4 giơ bay; cach Singapore va Bali (Indonesia) 5 giơ bay; cach Bangkok (Thai Lan), Sydney (Australia) 6 giơ bay. Nói cách khác, Guam chỉ cach tất cả các điểm nóng trong khu vực tối đa là 6 giờ bay.
Đây là nơi đồn trú của các căn cứ quân sự lớn của Mỹ, trong đó có căn cứ không quân Anderson, và các quân cảng cho phép đồn trú các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ.
Tại Guam, Mỹ cũng triển khai một hệ thống phòng không tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo. Guam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi việc thiết lập căn cứ quân sự của Mỹ tại các quốc gia đồng minh trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc vấp phải những trở ngại nhất định.
Hiện tại Mỹ duy trì khoảng 6.000 binh sĩ ở các căn cứ trên đảo Guam. Con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng khi Mỹ tìm cách cân đối lực lượng ở khu vực Thái Bình Dương trước các mối đe dọa ngày càng tăng từ sự trỗi dậy của quân đội Trung Quốc và chương trình tên lửa, hạt nhân của Triều Tiên.
Năm 2014, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Bob Work cho biết, Mỹ sẽ triển khai 60% lực lượng Hải quân và 60% lực lượng không quân ở khu vực này.
Guam có vị trí chiến lược với quân đội Mỹ, song mặt khác khu vực này gần Triều Tiên hơn bất cứ phần lục địa nào của Mỹ do vậy nó cũng dễ trở thành mục tiêu hơn.
Ngoài căn cứ quân sự ở Guam, nhiều căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương nằm trong tầm bắn của tên lửa Triều Tiên. (Ảnh: Dailymail)
Guam trấn an người dân
Sau khi Triều Tiên đưa ra cảnh báo tấn công tên lửa, Thống đốc đảo Guam Eddie Calvo tìm cách trấn an người dân của mình rằng không có bất cứ mối đe dọa nào với vùng đảo này.
"Một cuộc tấn công hay đe dọa nhằm vào Guam cũng là đe dọa, tấn công nhằm vào nước Mỹ. Họ (giới chức Nhà Trắng) nói rằng sẽ bảo vệ nước Mỹ đến cùng", ông Calvo cho biết.
Cố vấn an ninh Guam George Charfauros cũng khẳng định mọi công tác phòng vệ đã sẵn sàng để đối phó các mối đe dọa.
Đây là lần đầu tiên Triều Tiên đe dọa tấn công đích danh đảo Guam. (Ảnh: AFP)
Về phía người dân, một tài xế xe buýt trên đảo Guam có tên Cecil Chugrad chia sẻ: "Tôi có chút lo lắng. Không biết điều này có xảy ra không. Nếu chỉ mình tôi thì không có gì lo ngại, tôi chỉ lo cho cậu con trai".
Todd Thompson, một luật sư địa phương, nói rằng cách đây vài năm anh không coi những lời đe dọa của Triều Tiên là điều đáng phải lưu tâm, nhưng bây giờ thì khác.
"Tôi phải thừa nhận rằng bây giờ tôi không thờ ơ được nữa. Điều tôi lo là mọi thứ ở Washington giờ đã thay đổi, ai biết được điều gì sẽ xảy ra", anh nói. Todd và người anh em Mitch Thompson, dự định sẽ rời khỏi Guam trong vài tuần tới.
Trong khi đó, theo một công ty dịch vụ lữ hành trên đảo Guam, không có bất cứ xáo trộn nào về lịch trình bay đi và đến đảo này sau lời đe dọa của Triều Tiên.
Triều Tiên công bố video vụ phóng tên lửa liên lục địa thứ hai
Minh Phương
Theo Dantri
Câu chuyện về những chiếc nhẫn nổi tiếng của Công nương Diana Từ khi bắt đầu quen Thái tử Charles cho tới lúc trở thành thành viên của Hoàng gia Anh và kết thúc cuộc hôn nhân sóng gió, những chiếc nhẫn mà Công nương Diana đeo trên tay luôn là tâm điểm chú ý của dư luận và thể hiện cho từng giai đoạn trong cuộc đời của người phụ nữ nổi tiếng này....