Armenia đề xuất hiệp ước không xâm lược với Azerbaijan
Ngày 28/1, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết ông đã đề xuất ký hiệp ước không xâm lược với Azerbaijan trong khi chờ đợi một hiệp ước hòa bình toàn diện.
Binh sĩ Azerbaijan tuần tra tại trạm kiểm soát ở thị trấn Shusha, sau cuộc xung đột với binh sĩ Armenia tại khu vực tranh chấp Nagorno- Karabakh, ngày 26/11/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, phát biểu tại lễ kỷ niệm 32 năm ngày thành lập quân đội Armenia, Thủ tướng Pashinyan xác nhận nước này đã đề xuất tạo ra một cơ chế kiểm soát vũ khí chung với Azerbaijan và ký hiệp ước không xâm lược nếu tiến trình ký kết hiệp ước hòa bình mất nhiều thời gian hơn dự kiến.
Bên cạnh đó, ông Pashinyan cũng cho rằng Armenia cần xem xét lại tư duy chiến lược của đất nước trong lĩnh vực an ninh và đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế trong lĩnh vực đó. Ông nhấn mạnh Armenia cần mua vũ khí mới và hiện đại dù trong những năm qua, Chính phủ đã ký các hợp đồng mua sắm vũ khí trị giá hàng tỷ USD.
Gần đây, Armenia và Azerbaijan đều tuyên bố sẵn sàng ký thỏa thuận hòa bình nhằm khép lại hàng thập kỷ xung đột ở khu vực Nagorny-Karabakh, vùng núi nằm sâu trong lãnh thổ Azerbaijan nhưng có đa số dân sinh sống là người gốc Armenia.
Các cuộc đàm phán hòa bình do quốc tế làm trung gian trước đó đã không tạo ra bước đột phá.
Dù lãnh đạo cả hai nước khi đó đều tin tưởng rằng một hiệp ước hòa bình toàn diện có thể được ký kết vào cuối năm ngoái nhưng tiến trình hòa bình đã bị đình trệ sau khi Azerbaijan từ chối các cuộc gặp dưới sự trung gian của Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ vì cáo buộc có sự thiên vị dành cho Armenia.
Nga muốn thảo luận với Azerbaijan về lực lượng gìn giữ hòa bình ở Nagorny-Karabakh
Ngày 11/10, Điện Kremlin cho biết Moskva sẽ thảo luận với Azerbaijan về tương lai của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ở khu vực Nagorny-Karabakh, vài tuần sau khi Baku giành lại quyền kiểm soát khu vực ly khai có đa số người gốc Armenia sinh sống này.
Binh sĩ Azerbaijan tuần tra tại trạm kiểm soát ở thị trấn Shusha, sau cuộc xung đột với binh sĩ Armenia tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Sau cuộc chiến khốc liệt 6 tuần vào năm 2020, Nga đã triển khai gần 2.000 binh sĩ gìn giữ hoà bình tới Nagorny-Karabakh như một phần của thỏa thuận ngừng bắn mà nước này làm trung gian giữa Azerbaijan và Armenia.
Sau khi Azerbaijan giành quyền kiểm soát khu vực này hồi tháng trước, số phận lực lượng gìn giữ hoà bình Nga ở đây cũng được dư luận quan tâm.
Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cuối tháng 9 vừa qua cho biết tương lai của sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở Nagorny-Karabakh sẽ do Nga và Azerbaijan quyết định. Theo ông Peskov, vì phái bộ hiện đang đóng trên lãnh thổ Azerbaijan, cho nên, đây sẽ là chủ đề thảo luận giữa Nga với Azerbaijan.
Ngày 19/9 vừa qua, Azerbaijan đã phát động một chiến dịch quân sự ở Nagorny-Karabakh. 24 giờ sau, một thoả thuận ngừng bắn đã đạt được giữa Azerbaijan và lực lượng ly khai người gốc Armenia thông qua sự hòa giải của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga. Theo đó, lực lượng ly khai Armenia đã giải giáp và rút các trang thiết bị hạng nặng khỏi khu vực.
Ngày 25/9, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev cam kết rằng các quyền của người sắc tộc Armenia ở Nagorny-Karabakh sẽ được bảo vệ và tiến trình tái hòa nhập của người sắc tộc Armenia vào xã hội Azerbaijan sẽ thành công. Dẫu vậy, khoảng 90% số người gốc Armenia ở Nagorny-Karabakh đã rời khỏi vùng đất này sang Armenia.
Azerbaijan đóng tuyến đường quan trọng dẫn đến khu vực Nagorny-Karabakh Ngày 11/7, Azerbaijan đã tạm đóng tuyến đường duy nhất nối khu vực Nagorny-Karabakh và Armenia, với cáo buộc chi nhánh của Tổ chức Chữ thập Đỏ tại Armenia có hoạt động "buôn lậu" qua tuyến đường này. Binh sĩ Azerbaijan tuần tra tại trạm kiểm soát ở thị trấn Shusha, sau cuộc xung đột với binh sĩ Armenia tại khu vực tranh...