Apple từng có kế hoạch mã hóa toàn bộ các bản sao lưu trên iCloud, nhưng phải loại bỏ vì FBI ngăn cản
Do Apple vẫn có thể mở khóa các bản sao lưu trên iCloud, họ vẫn có thể cung cấp dữ liệu người dùng cho các cơ quan thực thi pháp luật mỗi khi được yêu cầu.
Theo báo cáo của Reuters, dưới sức ép của FBI, Apple đã phải loại bỏ kế hoạch mã hóa toàn bộ các bản backup iPhone và iPad của người dùng.
Danh tiếng bảo vệ dữ liệu người dùng trên các thiết bị của Apple vốn có được do việc lưu giữ chúng ngay trên thiết bị, nhưng các bản backup của chúng lưu trữ trên iCloud lại là vấn đề hoàn toàn khác. Khối dữ liệu này được mã hóa để ngăn những kẻ tấn công, nhưng Apple lại là người giữ khóa mã hóa để giải nén chúng và chia sẻ nó với cảnh sát và chính phủ mỗi khi có yêu cầu pháp lý.
Nhưng vào năm 2018, Apple được cho đã có kế hoạch đóng khe hở này lại bằng cách áp dụng mã hóa đầu cuối đối với các bản backup iCloud này, giống như cách thức bảo mật trên thiết bị của họ – nhưng kế hoạch này không bao giờ được thực hiện. Nguồn tin của Reuters cho biết, nhà sản xuất iPhone đã phải hủy bỏ kế hoạch này sau khi nói chuyện với FBI về vấn đề này.
Một cựu nhân viên Apple nói với Reuters: “ Cơ quan pháp luật này đã tiêu diệt nó, vì những lý do mà bạn có thể tưởng tượng ra.”
Video đang HOT
Nguồn tin cho biết, quyết định này chịu ảnh hưởng từ chính cuộc chiến pháp lý kéo dài giữa Apple và FBI về chiếc iPhone thuộc về một trong những tay súng tại san Bernardino. Sau cuộc chiến pháp lý này, dù kiên quyết không cài đặt backdoor vào trong thiết bị của mình, Apple cũng không muốn “chọc giận” FBI thêm nữa bằng cách mã hóa toàn bộ các bộ backup iCloud của mình.
Trong các cuộc họp với FBI, các quan chức cơ quan này nói với Apple rằng, kế hoạch này sẽ tác động xấu đến các cuộc điều tra của họ. FBI và các cơ quan thực thi pháp luật thường xuyên yêu cầu Apple giải mã dữ liệu iCloud cho họ, và trong nửa đầu năm 2019, họ đã yêu cầu truy cập vào hàng nghìn tài khoản khác nhau. Apple cho biết, họ đã tuân thủ 90% các yêu cầu đó.
Một cựu quan chức FBI, người không liên quan đến các cuộc họp đó, nói với Reuters rằng, Apple đã chiến thắng trước cơ quan này. “ Đó là bởi vì Apple đã quá thuyết phục. Ngoài các cuộc tranh cãi công khai xung quanh vụ San Bernardino, Apple đã luôn hòa hợp với chính phủ liên bang.”
Ngoài ra, theo lời cựu nhân viên của Apple, còn có những nguyên nhân khác khiến Apple loại bỏ kế hoạch mã hóa các bản backup dữ liệu này. Ví dụ Apple lo ngại rằng nó có thể gây ra bất tiện khi việc mã hóa chặt chẽ này sẽ làm ngày càng nhiều người dùng không tiếp cận được với chính dữ liệu của họ trong trường hợp họ quên key mã khóa. Vì vậy, cuối cùng “ không thể biết chính xác tại sao Apple loại bỏ kế hoạch này.”
Báo cáo của Reuters được đưa ra đúng vào thời điểm Apple và các cơ quan thực thi pháp luật lại đang đối đầu nhau, khi FBI yêu cầu truy cập vào điện thoại của tay súng tại căn cứ Hải quân Pensacola vào cuối tháng 12 vừa qua.
Sau khi yêu cầu của FBI không được đáp ứng, bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ và tổng thống Mỹ Donald Trump đều đã lên tiếng công kích công ty và yêu cầu Apple mở khóa các thiết bị này. “ Chúng tôi đang giúp Apple mọi lúc về THƯƠNG MẠI và rất nhiều vấn đề khác, nhưng họ vẫn từ chối mở khóa điện thoại của những kẻ sát thủ, những kẻ buôn hàng cấm và các tên tội phạm bạo lực khác.” Ông Trump nhắc nhở Apple phải nhớ ơn của mình trong một dòng tweet gần đây.
Theo GenK
Apple lại từ chối FBI
Apple được cho là "trợ giúp không đáng kể" Cục Điều tra Liên bang Mỹ trong việc mở khóa hai iPhone của nghi phạm trong vụ nổ súng Pensacola
Tuần trước, FBI đề nghị Apple hỗ trợ bẻ khóa smartphone thuộc về nghi phạm Mohammed Saeed Alshamrani trong vụ nổ súng khiến ba người thiệt mạng hồi tháng 12-2019 tại Pensacola, Florida (Mỹ). Tuy nhiên, trong cuộc họp báo ngày 13-1, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr cho biết Apple không đồng ý.
"Cuối cùng, tôi muốn nói về vấn đề liên quan tới điện thoại của nghi phạm. Tên này dùng hai chiếc Apple iPhone. Chỉ một ngày sau, FBI đã xin được lệnh của tòa án trong việc điều tra cả hai điện thoại này nhằm xác định kẻ này đã liên lạc với những ai trước khi bị tiêu diệt", ông Barr nói.
Hai chiếc iPhone đã bị hư hỏng và chuyên gia tại FBI đã sửa được chúng. Tuy nhiên, họ không thể mở khóa mà không có mật khẩu nên nhờ tới Apple. "Đến nay, Apple không đưa ra được sự trợ giúp đáng kể nào. Chúng tôi kêu gọi Apple và các công ty công nghệ khác hợp tác trong việc tìm ra giải pháp để chúng tôi có thể bảo vệ cuộc sống của người dân Mỹ tốt hơn, cũng như ngăn chặn các cuộc tấn công khác trong tương lai", ông nói.
Apple hai lần từ chối mở khóa iPhone của các nghi phạm.
Luật sư của FBI cũng đã thử liên hệ với các bên thứ ba để mở khóa iPhone này nhưng chưa thành công. Trong khi đó, Apple cho biết "đã cung cấp tất cả những dữ liệu trong khả năng của mình".
Theo The Verge, Apple vẫn thường xuyên cung cấp dữ liệu iCloud cho cơ quan hành pháp theo yêu cầu của tòa án. Tuy nhiên, để mở khóa một điện thoại cụ thể, họ phải can thiệp vào cơ chế bảo mật của iOS để tạo "cổng hậu", không chỉ khó về mặt kỹ thuật, mà còn có thể ảnh hưởng đến uy tín của Apple trong việc bảo vệ thông tin khách hàng.
Năm 2015, Apple cũng gây tranh cãi khi không hợp tác với FBI trong việc mở khóa iPhone 5C của kẻ khủng bố trong vụ xả súng ở San Bernardino khiến 14 người thiệt mạng. Khi đó, Donald Trump, vẫn là ứng viên đang tranh cử Tổng thống Mỹ, đã giận dữ chỉ trích Apple: "Họ nghĩ họ là ai chứ?". Còn Tim Cook, CEO Apple, phải viết "tâm thư" gửi khách hàng rằng lời đề nghị của FBI "rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến bảo mật khách hàng" nên họ đã từ chối. Căng thẳng chỉ kết thúc khi FBI thuê được một đơn vị thứ ba trích xuất các dữ liệu từ chiếc iPhone này với giá 900.000 USD.
Theo Người Lao Động
Nguồn tin nội bộ FBI cho thấy Apple bị chỉ trích vô lý Nguồn tin cho biết, một số quan chức thuộc FBI đã vô cùng ngạc nhiên trước những phát biểu của ông Barr vì họ cảm thấy rằng Apple đã cung cấp đầy đủ sự trợ giúp cho cuộc điều tra. Theo nguồn tin từ The Wall Street Journal, nội bộ FBI đã tỏ ra không đồng tình với phát biểu cáo buộc Apple...