Apple phải bồi thường hơn 1.000 USD cho khách vì bán iPhone không kèm sạc
Theo MacRumors, Apple phải bồi thường cho một khách hàng tại Brazil vì bán iPhone không kèm bộ sạc trong hộp.
Đây được xem là hành vi vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng tại quốc gia này.
Quyết định loại bỏ bộ sạc của Apple vào năm 2020 đã gây ra rất nhiều tranh cãi. Công ty tuyên bố rằng động thái trên nhằm bảo vệ môi trường và cho biết quyết định này tương đương với việc giảm thiểu gần 450.000 chiếc xe hơi trên đường mỗi năm.
Video đang HOT
Động thái loại bỏ bộ sạc của Apple đã gây ra rất nhiều phản ứng trái chiều (Ảnh: Huy Nguyễn).
Tuy vậy, việc làm này đã gây ra hàng loạt ý kiến phản đối từ cả người dùng và các quan chức. Trong một vụ kiện mới nhất tại Brazil, thẩm phán đã yêu cầu Apple phải bồi thường cho một khách hàng gần 1.075 USD vì không bán kèm bộ sạc trong hộp.
Năm ngoái, cơ quan quản lý bảo vệ người tiêu dùng Brazil (Procon-SP) đã phạt công ty này số tiền 1,9 triệu USD với lý do tương tự. Đồng thời, Apple cũng buộc phải cung cấp bộ sạc cho bất cứ người dùng nào yêu cầu.
Procon-SP nói rằng bộ sạc là một “phần thiết yếu” trong quá trình trải nghiệm điện thoại thông minh. Cơ quan này cũng khẳng định Apple đã vi phạm nghiêm trọng luật bảo vệ người tiêu dùng tại Brazil. Trong khi đó, Apple vẫn giữ lập luận rằng nhiều khách hàng đã có sẵn bộ sạc ở nhà và việc loại bỏ phụ kiện này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho môi trường.
McDonald's Trung Quốc tặng NFT cho khách hàng và nhân viên
McDonalds Trung Quốc sẽ tặng 188 NFT có tên cho nhân viên và người tiêu dùng. Tuy nhiên, chuỗi thức ăn nhanh này đã đi ngược lệnh cấm tiền số tại Trung Quốc.
Theo CoinTelegraph , ngày 8/10, McDonalds Trung Quốc đã phát hành một bộ sưu tập gồm 188 NFT (token không thể thay thế) nhằm kỉ niệm 31 năm thành lập chuỗi cửa hàng tại Trung Quốc và khai trương trụ sở mới. Số NFT này được xem như một món quà mà McDonalds dành tặng cho khách hàng và nhân viên.
"Tôi rất vui vì McDonalds đã trở thành nhà hàng nội địa đầu tiên phát hành NFT. Chúng tôi sử dụng NFT để chia sẻ sự thay đổi, số hóa và xu hướng nghệ thuật của McDonald's đến với nhân viên và người tiêu dùng", Giám đốc điều hành của McDonalds Trung Quốc, Zhang Jiayin chia sẻ.
Trang thông tin của McDonalds Trung Quốc cho biết "Big Mac Rubiks Cube" là một tác phẩm kỹ thuật số ba chiều (3D). Bộ sưu tập này được lấy cảm hứng từ thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng và hình dạng của tòa trụ sở mới.
Tác phẩm NFT "Big Mac Rubiks Cube".
188 tác phẩm NFT "Big Mac Rubiks Cube" được phát triển trên blockchain Confluux, cùng sự hợp tác của Cocafe, một cơ quan chuyên sản xuất tài sản kỹ thuật số. Ngoài ra, McDonalds Trung Quốc đảm bảo rằng mỗi NFT sẽ độc nhất, không thể bị giả mạo.
Tuy nhiên, động thái của chuỗi thức ăn nhanh tại Trung Quốc đã đi ngược với lệnh cấm tiền số của nước này. Cụ thể, ngày 24/9, chính quyền Trung Quốc tiếp tục tăng cường đàn áp tiền mã hóa.
Theo tuyên bố mới nhất, nước này kiên quyết loại bỏ tận gốc những giao dịch bất hợp pháp và hoạt động khai thác tiền số trên toàn quốc.
Gần đây, nhà sản xuất thiết bị khai thác tiền mã hóa, Bitmain buộc phải ngừng vận chuyển "trâu cày" vào Trung Quốc vì lệnh cấm. Ngoài ra, sàn giao dịch tiền số Houbi cũng đã tuyên bố ngừng hoạt động tại nước này.
Apple bị chỉ trích vì cắt giảm phụ kiện iPhone 13 Apple lấy lý do bảo vệ môi trường để bỏ vỏ màng bọc nhựa, cắt giảm phụ kiện nhưng thực tế lại khiến lượng rác thải tăng lên nhiều lần. Trong sự kiện ngày 14/9, sau khi giới thiệu sản phẩm mới, Apple dành không ít thời gian nói về vấn đề "bảo vệ môi trường". Đây cũng là từ khoá được hãng...