Apple M1 thay đổi định nghĩa về hiệu năng laptop
Sự xuất hiện của chiếc Macbook đầu tiên dùng chip Apple M1 gần như đã thay đổi hoàn toàn khái niệm hiệu năng laptop.
Khi Apple thông báo sẽ chuyển Macbook Air và Macbook Pro 13 – các sản phẩm máy tính phổ biến của hãng, – sang loại vi xử lý mới dựa trên kiến trúc ARM, có nhiều lý do khiến giới công nghệ ngờ vực. Apple đưa ra hàng loạt tuyên bố khó tin về thời lượng pin và hiệu năng, điều mà laptop sử dụng nền tảng ARM của Qualcomm và Microsoft đã thất bại.
Tuy nhiên, theo The Verge,, Apple đã làm được điều khó tin khi laptop dùng chip M1 gần như đè bẹp sản phẩm dùng chip Intel về mọi mặt. Các điểm hiệu năng benchmark sơ bộ cho thấy chip M1 cạnh tranh ngang ngửa với mẫu Core i9 mạnh nhất cho laptop.
Mẫu Macbook Pro 13 dùng chip M1. Ảnh: Apple .
Câu hỏi không còn là “tại sao phải đánh cược vào vi xử lý mới, chưa được kiểm chứng của Apple”, mà chuyển thành “các đối thủ như Intel, AMD và Qualcomm sẽ đối phó như thế nào”.
Intel và AMD đã cạnh tranh suốt nhiều năm với hàng loạt cải tiến về hiệu năng CPU, thời lượng dùng pin và đồ họa tích hợp. Apple dường như không liên quan đến cuộc chiến này, nhưng sự tương trợ giữa phần cứng và phần mềm từng làm nên thành công cho iPhone, iPad đang bắt đầu được áp dụng trên Mac.
Phần cứng của Apple mạnh hơn, trong khi phần mềm của hãng được thiết kế để tận dụng tối đa phần cứng, điều mà những bản MacOS được tối ưu tốt hóa nhất trên nền x86 cũng không làm được. Kỹ sư David Smith của Apple cho biết các ứng dụng cấp thấp của MacOS chạy trên M1 nhanh gấp năm lần sản phẩm của Intel, bởi Apple thiết kế chip hoàn toàn mới cho riêng các tác vụ này. Đó cũng là lý do Mac dùng chip M1 có thể làm được nhiều việc với ít RAM hơn sản phẩm chạy nền Intel.
Video đang HOT
Apple cũng đạt nhiều thành tựu với Rosetta 2, nền tảng giả lập cho phép chạy ứng dụng x86 cũ trên nền chip M1. Đây cũng là phần then chốt trong chiến lược phần mềm của Apple, cho phép chạy phần mềm cũ trên Mac mới mà không ảnh hưởng tới hiệu nặng. Apple gần như đã tính tới việc tối ưu hóa Rosetta 2 trong thiết kế chip M1, giúp người dùng không phải chọn giữa hiệu năng tối đa trên ứng dụng dành cho nền tảng ARM với suy giảm hiệu năng trong ứng dụng x86 cũ.
Điều thú vị nhất là M1 chỉ đánh dấu điểm khởi đầu với vai trò CPU thế hệ đầu tiên, thay thế chip xử lý trong những dòng laptop rẻ và yếu nhất của Apple. Vẫn còn nhiều tiềm năng khi Apple hoàn thiện được thiết kế của dòng chip M, cũng như lặp lại thành công với các CPU cao cấp.
Điều an ủi duy nhất với laptop x86 truyền thống hiện nay là chỉ có Apple đạt được tốc độ, hiệu năng phần mềm và thời lượng pin vượt trội trên nền tảng ARM nhờ quyền kiểm soát gần như tuyệt đối với phần cứng và phần mềm.
Hiện chưa rõ các công ty như Qualcomm và Microsoft có thể thành công như Apple với thế hệ laptop nền ARM chạy Windows tiếp theo hay không. Nó sẽ đòi hỏi tái cấu trúc Windows, gây ảnh hưởng tới nhiều nhóm khách hàng hơn thay đổi của Apple.
Microsoft tự thiết kế laptop Surface và phối hợp với Qualcomm để chế tạo chip SQ1, SQ2 cho dòng Surface Pro X, nhưng vẫn không có quyền kiểm soát hệ sinh thái phần cứng và phần mềm mang lại thành công cho dòng M1.
Những chiếc Macbook Air và Macbook Pro 13 không phải lựa chọn hoàn hảo cho tất cả mọi người, nhất là với khách hàng chạy ứng dụng nặng về chip đồ họa hoặc công cụ phát triển riêng biệt. Nhưng nó đặt ra thách thức không nhỏ khi một chiếc laptop có giá 1.000 USD có thể vượt mặt mẫu Macbook Pro giá 6.000 USD dùng chip mạnh nhất của Intel và dung lượng RAM gấp bốn lần, trong khi vẫn nhỏ gọn và có thời lượng pin cao gấp đôi.
Đây là lý do tại sao máy Mac dùng chip M1 không có Face ID
Chiếc laptop mới của Apple trông cũ kỹ đến lạ kỳ. Viền màn hình siêu dày, không có kết nối di động, không màn hình cảm ứng, và cũng chẳng có Face ID. Nhưng có một lý do hợp lý để giải thích cho sự thiếu hụt đó.
Bạn có lẽ đã biết rằng Apple vừa giới thiệu thứ họ gọi là " máy Mac thế hệ tiếp theo ". Bộ ba MacBook Air, MacBook Pro 13-inch, và Mac mini mới đều dùng chung con chip do Apple thiết kế mang tên M1 - một con chip tương tự dòng A vốn được trang bị cho các thiết bị di động của hãng. Trong sự kiện gần đây nhất của Apple, công ty đã đưa ra hàng loạt các biểu đồ và số liệu đầy thú vị; và dù chúng vẫn có nhiều điểm gây khó hiểu, điều chúng ta rút ra được thực sự rất thú vị.
Trước hết, những chiếc máy Mac dùng chip M1 kia có tốc độ nhanh khủng khiếp, và có hiệu suất đáng kinh ngạc. Apple nói rằng hiệu năng CPU của M1 cao gấp 3,5 lần, và hiệu năng GPU cao gấp 6 lần các mẫu máy trước đây. Và dù rằng khi mò mẫm sâu hơn vào các chi tiết được cung cấp, có thể thấy các hệ thống mà Apple dùng để so sánh trên thực tế không phải là những mẫu máy mạnh nhất, khẳng định " M1 nhanh hơn những con chip trên 98% số laptop PC bán ra vào năm ngoái" không hoàn toàn là điều không chính xác.
Chip Apple M1 được sản xuất trên quy trình 5nm mới nhất của TSMC
Bên cạnh hiệu năng, thời lượng pin của các máy Mac M1 cũng tăng đáng kể (tối đa 20 giờ trên MacBook Pro), và chúng có thể cho phép người dùng biên tập những đoạn video 4K hay thậm chí là 8K mà không bỏ qua bất kỳ khung hình nào. Do đó không ngạc nhiên khi Apple tin rằng M1 sẽ " làm thay đổi trải nghiệm Mac " - có lẽ chỉ M1 làm được điều đó thôi, bởi Apple dường như chẳng hề thay đổi gì khác trên những chiếc máy Mac mới cả.
Thật vậy, đặt một chiếc Mac M1 cạnh người tiền nhiệm của nó, bạn sẽ thấy hai mẫu máy tính trông giống hệt nhau. Đó là lý do tại sao đầu bài viết nói rằng những chiếc laptop mới của Apple trông cũ kỹ đến lạ kỳ. Viền màn hình siêu dày so với những đối thủ PC thanh mảnh khác. Máy không hỗ trợ kết nối di động - cũng không có màn hình cảm ứng, mặc cho thiết kế của macOS Big Sur rõ ràng được làm theo hướng phù hợp cho thao tác chạm bằng ngón tay. Face ID vẫn vắng bóng, buộc bạn phải xác thực bằng mã số hay Touch ID thay vì khuôn mặt đẹp xinh của mình.
Chính vì điều này, Apple đang phải đối mặt với những chỉ trích rằng họ quá cứng đầu khi tin rằng những thiết kế đã già cỗi kia là tốt nhất, rằng họ thiếu sự dũng cảm để tung ra một thứ gì đó thực sự khác biệt, và rằng họ đã làm thất vọng cả một đội quân hùng hậu người dùng Mac - những người đang kỳ vọng được thấy những thiết bị mang tính cách mạng. Nhưng câu trả lời cho câu hỏi tại sao điều đó lại xảy ra thực sự rất đơn giản: Apple thích nắm quyền kiểm soát.
Nắm quyền kiểm soát không có nghĩa bạn không mạo hiểm - nó có nghĩa bạn phải quan tâm chăm sóc. Chuyển đổi kiến trúc chip là một trong những nước đi mạo hiểm nhất bạn có thể làm đối với một nền tảng điện toán - rất nhiều thứ có thể đi chệch hướng. Khi đứng trước những tình huống như vậy, cách giải quyết hợp lý nhất là tiến hành chậm rãi và cố đừng làm hỏng thứ gì. Đó là lý do tại sao những mẫu máy Mac mới sử dụng những thành phần đã được kiểm chứng mà Apple biết rõ là hoạt động tốt, cho phép công ty dồn sức vào hoàn thiện kiến trúc mới.
Bạn đang sốc trước sự thật này? Nếu bạn không biết rằng Apple ưu tiên những thay đổi chậm rãi nhưng ý nghĩa, hẳn bạn không chú ý đến hãng trong 20 năm trở lại đây. Apple hiếm khi chạy theo những thứ hào nhoáng, đó là lý do tại sao đến lúc này chúng ta vẫn chưa thấy những chiếc iPad gập đôi lại, những chiếc iPhone có nhiều màn hình và có thể xếp thành hình chữ T, hay những chiếc máy Mac có khả năng biến thành tablet. Chỉ một đôi lần trong lịch sử gần đây, những sản phẩm của Apple trở thành sân chơi thiết kế - đáng chú ý nhất là chiếc iPod nano.
Một lần nữa, điều đó không có nghĩa những chiếc Mac M1 sẽ mãi "bất động". Chúng ta mới chỉ chứng kiến bước đầu tiên trong cuộc chuyển dịch kéo dài 2 năm, và nó mới bắt đầu với các sản phẩm tiêu dùng. Mặc cho những khẳng định đanh thép của Apple về sức mạnh của những thiết bị vừa qua, hãy nhớ rằng chúng là những mẫu Mac M1 chậm nhất mà công ty sẽ ra mắt. Để bắt đầu cuộc hành trình này, Apple lấy những thứ hoạt động tốt và tìm cách mang đến những thay đổi ý nghĩa nhất có thể; nhưng sẽ sớm thôi, những chiếc máy Mac đẳng cấp pro thế hệ mới sẽ xuất hiện.
Đến lúc đó, M1 đã có nền móng vững chắc, và Apple sẽ chuyển hướng sang tinh chỉnh thiết kế của MacBook Pro, iMac, và Mac Pro. Face ID sẽ xuất hiện, cùng với một loạt những thứ hay ho khác. Apple cũng sẽ mở rộng việc kiểm soát sang phần màn hình của những chiếc laptop và iMac của họ. Xét cho cùng, chỉ khi sở hữu cả phần cứng lẫn phần mềm - và nay là cả những con chip trên Mac - Apple mới có thể thực hiện tham vọng tích hợp theo chiều dọc mà không nhà sản xuất máy tính nào khác thực hiện được.
Nắm nhiều quyền kiểm soát hơn đối với các linh kiện sẽ giúp giảm thiểu sự lệ thuộc vào các bên thứ ba và hạn chế nguy cơ. Bạn có nhớ vì lệ thuộc vào PowerPC nên Apple mới rơi vào ngõ cụt, nơi họ không thể thiết kế ra những mẫu laptop mới? Họ đã một lần nữa gặp tình huống éo le này với Intel.
Sẽ có nhiều người đưa ra những bình luận gay gắt về quyết định hiện tại của Apple: họ sẽ nói Apple muốn bắt cá hai tay, đầu tiên sẽ tung ra những máy Mac lỗi thời với chip mới, sau đó tái thiết kế hoàn toàn máy Mac! Apple đang biến người tiêu dùng thành chuột bạch cho những mẫu máy thử nghiệm! Và hoàn toàn hiểu được sự khó chịu của những người trong suốt nhiều năm qua chờ đợi những chiếc MacBook được trang bị Face ID và kết nối di động.
Nhưng những chiếc máy Mac thế hệ tiếp theo đầu tiên không có Face ID và mọi thứ khác không phải bởi Apple không có khả năng làm việc đó; chúng thiếu những tính năng kia bởi công ty hiểu phải ưu tiên những gì quan trọng nhất. Vậy nên, bạn có thể nói Apple không dũng cảm. Nhưng hãy nhớ rằng sự dũng cảm đến từ việc đưa ra những quyết định táo bạo ở thời điểm phù hợp. Nói rằng nên cùng lúc ném mọi thứ vào nồi lẩu thập cẩm là nhầm lẫn sự dũng cảm với tính hấp tấp - mà đó thì chẳng phải là Apple nữa rồi!
Apple ra mắt MacBook Pro 13" với chip M1: Nhanh hơn 3 lần laptop Windows cùng phân khúc, thời lượng pin lên tới 20 tiếng, giá không đổi MacBook Pro 13 inch mới có thiết kế không khác biệt so với thế hệ cũ, tuy nhiên hiệu năng và thời lượng pin được cải thiện đáng kể nhờ chip Apple M1. Đúng như dự kiến, sự kiện "One More Thing" vừa kết thúc là nơi Apple trình diễn loạt máy Mac mới sử dụng chip Apple Silicon do hãng tự phát...