Apple được lợi gì khi kiện Samsung?
Một vụ kiện từ một công ty lớn như Apple, ngay cả khi bị thất bại, cũng sẽ gây mất thời gian, công sức và tiền bạc cho kẻ bị kiện.
Tuần trước, Apple đã đệ đơn lên tòa án kiện Samsung sao chép giao diện và kiểu dáng đặc trưng của iPhone và iPad.
Vấn đề ở đây là chưa từng có thương hiệu nào thắng một vụ kiện “giao diện và kiểu dáng” (thuật ngữ pháp lý là “hình ảnh thương mại”). Và cũng không nên như vậy. Theo sau và bắt chước nhanh chóng là một yếu tố quan trọng quyết định sự tự do của thị trường. Điều này thúc đẩy việc cạnh tranh và đưa những cải tiến công nghệ đến tay người sử dụng nhanh hơn. Hơn nữa, Samsung, một tập đoàn lớn sản xuất các sản phẩm điện tử, lại là một nhà cung cấp linh kiện quan trọng cho Apple.
Tuấn trước, Apple đã đệ đơn kiện Samsung sao chép giao diện và kiểu dáng đặc trưng của iPhone và iPad. Ảnh: Dailymobile.
Video đang HOT
Lý do Apple kiện Samsung cũng chính là nguyên nhân tại sao Microsoft đang kiện những nhà sản xuất điện thoại Android. Với Microsoft là để nâng giá Android.
Android miễn phí. Ở một vài khía cạnh, thậm chí còn rẻ hơn cả miễn phí khi Google chia sẻ một phần lợi nhuận của mình từ các tìm kiếm được thực hiện trên smartphone với các đối tác. Điều này đã thực sự gây khó chịu với cả hai “ông lớn” Microsoft và Apple. Microsoft thì kiếm tiền nhờ phần mềm, còn Apple nhờ phần cứng.
Một vụ kiện từ một công ty lớn như Apple, ngay cả khi bị thất bại, cũng khiến kẻ bị kiện có thể mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền của để chống lại. Vì vậy, Samsung rất có thể sẽ chấp nhận trả một khoản chi phí cho một loại giấy phép nào đó. Nếu điều đó xảy ra, Apple có quyền đòi hỏi nhiều nhà sản xuất khác những khoản phí tương tự. Và khi đó, các hãng sản xuất thiết bị di động sẽ phải cộng thêm chi phí bản quyền vào sự lựa chọn Android.
Sau cùng, kết quả là sản phẩm miễn phí Android đã có giá.
Theo Số Hóa
"Chảy nước miếng" với tranh vẽ đồ ăn như thật
Nếu chỉ thoáng nhìn qua những tác phẩm nghệ thuật dưới đây, bạn sẽ nghĩ đó là ảnh chụp chứ không phải tranh.Đây là những bức tranh được vẽ bởi Tom Martin - một họa sĩ trẻ 23 tuổi nổi tiếng với các tác phẩm thuộc trường phái tranh "cực thực" bằng sơn Acrylic.
Hyperrealism là trào lưu vẽ tranh "cực thực" xuất phát từ trường phái tranh siêu thực của những năm 1970. Đây là trào lưu sáng tác những tác phẩm "thật hơn cả thật". Những nghệ sĩ sáng tác tranh theo trường phái này không phải chỉ là sao chép các bức ảnh mà còn kiến tạo và nhấn mạnh những yếu tố không thể có ở ngoài đời.
Cực kỳ choáng với độ thật của bức vẽ.
Tuy chỉ mới 23 tuổi nhưng Tom Martin là một trong những nghệ sĩ vẽ tranh "cực thực" hàng đầu thế giới với những tác phẩm được trưng bày ở khắp nơi trên thế giới đấy.
Những chai thủy tinh.
Có cả 1 quả chuối ăn dở kìa.
Dâu và sữa.
Cùng ngắm nhìn gương mặt tuổi trẻ tài cao này nhé!
Chúng ta cùng ngắm nhìn thêm những tác phẩm của anh ấy nhé!
Theo Kênh14
Loạn sao chép trong trường ĐH Được coi là cái nôi sinh ra những thành quả sáng tạo có thể được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhưng trường ĐH cũng là nơi mà nạn sao chép đang trở thành "căn bệnh" khó chữa. Thời gian gần đây, không ít trường ĐH đã xảy ra các vụ xâm phạm quyền tác giả (luộc sách) khi biên soạn giáo...