Apple bị kiện vi phạm bản quyền nhiều nhất tại Mỹ
Apple và Amazon là hai công ty dính vào kiện cáo nhiều nhất, trong khi Samsung đứng ở vị trí thứ 7.
Tạp chí Fortune (Mỹ) trích dẫn thống kê của công ty phân tích Lex Machina rằng Apple bị nhắc đến trong 59 đơn kiện liên quan đến bằng sáng chế ở Mỹ trong năm 2013. Trong khi đó, hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới cũng gặp rắc rối với 50 lời cáo buộc xâm phạm bản quyền.
Google đứng ở vị trí thứ 4 còn Dell, HTC và Samsung ngang hàng nhau với 38 đơn kiện, tiếp đến là Microsoft, LG và HP.
Apple bị xướng tên nhiều nhất trong các đơn kiện bản quyền.
Ngược lại, Apple cũng nằm trong số những công ty đi kiện nhiều nhất khi đã gửi lên tòa án tới 52 đơn kiện khác nhau và đã gặt hái được thành công lớn nhờ số tiền bồi thường lên đến 930 triệu USD từ Samsung (chỉ đứng sau Monsanto với khoản tiền 1 tỷ USD từ Dupont).
Video đang HOT
Lex Machina cho hay số vụ kiện về vi phạm bản quyền ở tòa án Mỹ đã tăng 12,4% từ 5.418 vụ năm 2012 lên 6.092 vụ năm 2013. Google và Microsoft đang yêu cầu quốc hội Mỹ sửa đổi luật bản quyền bởi chi phí tòa án quá cao khiến nhiều công ty sở hữu bằng sáng chế cảm thấy e ngại việc ra tòa và thường buộc phải chọn cách đàm phán và thỏa hiệp với bên vi phạm bản quyền.
Theo VNE
Youtube bị CNC kiện vì vi phạm bản quyền Táo quân 2014
Công ty Việt Nam CNC sẽ chính thức khởi kiện các đơn vị phát tán clip Táo quân 2014, trong đó có Youtube.
Ông Đào Việt Dũng đại diện công ty Đầu tư và phát triển an ninh Công nghệ cao (CNC) đã khẳng định như vậy và cho biết: "Các Video về Gặp Nhau Cuối Năm được đưa lên Youtube đều đã bị gỡ xuống ngay sau khi up lên, với những người dùng cố tình vi phạm, Youtube đã tiến hành khóa tài khoản người dùng. Điều đó chứng tỏ Youtube đã có những biện pháp xử lý các hành vi vi phạm bản quyền".
Tuy nhiên, những gì Youtube làm vẫn chỉ là xử lý hậu quả chứ chưa phải là biện pháp ngăn chặn triệt để từ đầu như yêu cầu của CNC. "Chúng tôi vẫn gửi yêu cầu Youtube phải xử lý triệt để ngay từ khâu kiểm duyệt nội dung, mọi hành vi phát tán đều là hành vi vi phạm bản quyền đối với chương trình Gặp Nhau Cuối Năm" - ông Đào Việt Dũng nói.
Một Channel Youtube bị khóa do vi phạm bản quyền
Cty Đầu tư Phát triển An ninh Công nghệ cao CNC là đơn vị duy nhất được phép khai thác và phối hợp bảo hộ bản quyền chương trình Táo quân 2014 trên Internet. Khán giả muốn xem hợp pháp chương trình thì phải đăng nhập vào website của CNC và phải trả 3000 đồng/lượt cho mỗi lần tải về.
Trước đó, CNC đã có công văn đến các đơn vị khai thác nội dung trên mạng Internet, báo chí thông báo về việc nghiêm cấm tuyệt đối mọi hình thức phát tán clip Táo quân trên mạng. Lãnh đạo CNC cho biết cũng đã có thông báo với Youtube để quản trị trang web này ngăn chặn người dùng tải video nội dung Táo Quân lên trang.
Ông Đào Việt Dũng - Đại diện CNC
Tuy nhiên trên thực tế, sau khi Táo quân 2014 được phát trên truyền hình, trên trang Youtube đã xuất hiện khá nhiều clip Táo quân 2014. Còn trong nước, mặc dù đa số các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc tôn trọng bản quyền thì vẫn có một số cá nhân và đơn vị vi phạm bằng hình thức phát lại trên internet thông qua website và lưu trữ cho phép tải về máy tính cá nhân. "Điều đó đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tài chính cũng như uy tín của CNC đối với các đối tác" - đại diện CNC cho biết.
Trước đó để bảo vệ bản quyền chương trình Táo quân 2014, VTV đã quyết định không phát hành đĩa DVD như mọi năm. Song song với đó, Đài Truyền Hình Việt Nam đã phối hợp cùng CNC trong việc khai thác và bảo hộ bản quyền Táo Quân và Gala Hài trên nền tảng Internet. Đó là một hành động thể hiện quyết tâm của VTV trong công cuộc đấu tranh bảo vệ bản quyền truyền hình nói riêng và bảo vệ bản quyền tác phẩm nói chung.
"CNC đã hoàn thiện hồ sơ và gửi sang C50 để phối hợp xử lý các hành vi vi phạm bản quyền, yêu cầu đền bù thiệt hại, gỡ bỏ hoàn toàn các nội dung vi phạm hoặc thu hồi phương tiện vi phạm theo đúng nghị định 131 được ban hành vào cuối năm 2013. Đồng thời, chúng tôi sẽ chính thức khởi kiện các đơn vị này, đặc biệt là Youtube về hành vi vi phạm bản quyền đối với hai chương trình của Đài Truyền Hình Việt Nam" - Ông Đào Việt Dũng khẳng định.
Mặc dù không tiết lộ về doanh số, nhưng đại diện CNC cũng cho biết chương trình Gặp Nhau Cuối Năm được phát trên website của CNC đã nhận được sự quan tâm rất lớn của đông đảo khán giả trong và ngoài nước. Điều đó khiến cho doanh thu vượt xa so với kỳ vọng.
CNC cho rằng điều ý nghĩa nhất trong vấn đề bản quyền là thái độ khách hàng đã có những thay đổi. Thể hiện qua việc nhiều khán giả tôn trọng công sức lao động của những người làm nghệ thuật bằng cách xem chương trình bản quyền. Chỉ với số tiền nhỏ 3.000 đồng/lượt tải về họ đã đóng góp một phần rất lớn nhằm tái tạo sức lao động cho những đơn vị sản xuất, các nghệ sĩ, diễn viên, những con người làm nghệ thuật...
Cách ứng xử khá quyết liệt trong việc bảo vệ bản quyền Táo quân 2014 được coi là một trường hợp điển hình trong việc xử lý khủng hoảng vấn đề tác quyền trên mạng. Điều này mang lại niềm tin cho người sáng tạo.
"Nhờ vậy mà ngay trong những ngày đầu năm, CNC đã nhận được rất nhiều lời mời hợp tác khai thác và bảo vệ bản quyền các tác phẩm của các đơn vị nắm giữ bản quyền, các đơn vị sản xuất" - Đại diện CNC chia sẻ.
Với quyết tâm trong cuộc chiến bảo vệ bản quyền, cùng sự ủng hộ từ Đài Truyền Hình Việt Nam và các cơ quan chức năng. CNC được cho là có đủ sức mạnh pháp lý và nội lực để tiến hành một cách quyết liệt nhằm bảo vệ bản quyền tác phẩm mình đảm nhận. Với việc CNC theo đến cùng sự vụ này, Táo quân 2014 xứng đáng là một cuộc cách mạng trong cuộc chiến bảo vệ tác quyền trên Internet ở Việt Nam./.
Theo VNE
Ý thức bản quyền phần mềm tại Việt Nam tăng rõ rệt Trong đợt khảo sát các siêu thị điện tử tại TP. Hồ Chí Minh liên quan đến tình hình tư vấn và kinh doanh các loại phần mềm vi tính cho thấy, 80% các cửa hàng đều nắm những kiến thức nhất định về Luật sở hữu trí tuệ.... Hôm 22/1 vừa qua Hội sở hữu trí tuệ Thành phố Hồ Chí Minh...