Doanh nghiệp hồn nhiên vi phạm bản quyền phần mềm
Vụ việc một công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam vừa bị phạt vi phạm phần mềm lên đến trên một tỷ đồng đã làm “ nóng” lại vấn đề vi phạm bản quyền phần mềm vốn bỏ ngỏ bấy lâu nay. Hiện nay, đa số các doanh nghiệp Việt xài phần mềm “chùa” vẫn diễn ra một cách rất “hồn nhiên”.
Vụ kiện phần mềm đầu tiên trong nước
Ngày 18/12 vừa qua, Liên minh phần mềm doanh nghiệp (BSA) chính thức thông báo khởi kiện Công ty trách nhiệm hữu hạn quốc tế Gold Long John Đồng Nai (Long John Dong Nai), một doanh nghiệp Đài Loan có trụ sở tại Nhơn Trạch, chuyên sản xuất vải để làm giày dép cho các thương hiệu lớn như NIKE, ADIDAS, CONVERSE.
Doanh nghiệp này đã bị Công ty Lạc Việt và Công ty Microsoft Việt Nam cáo buộc hành vi sử dụng lượng phần mềm lớn bất hợp pháp, thuộc quyền sở hữu của hai doanh nghiệp phần mềm này.
Trước đó vào tháng 6/2013, Thanh tra Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch phối hợp với Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm Bộ Công an đã kiểm tra đột xuất tại Công ty Long John Dong Nai và đã tìm thấy lượng phần mềm không có bản quyền của Lạc Việt và Microsoft được cài đặt bất hợp pháp trong 69 máy tính được sử dụng cho hoạt động kinh doanh.
Số phần mềm bất hợp pháp ước tính lên tới gần một tỷ đồng (khoảng 46.500 USD). Đại diện Công ty Long John Dong Nai đã ký vào biên bản thanh tra thừa nhận có hành vi sao chép, sử dụng phần mềm máy tính mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Microsoft và Lạc Việt yêu cầu Long John Dong Nai phải ngừng sử dụng, gỡ bỏ các phần mềm không bản quyền của Microsoft và Lạc Việt như: Lạc Việt MTD 2002, Microsoft Office 2003, Microsoft Windows XP, đồng thời đăng lời xin lỗi công khai và đền bù thiệt hại số tiền gần 1,2 tỉ đồng (cho Microsoft 1,129 tỉ đồng, Lạc Việt 52 triệu đồng). Hiện đơn kiện của Công ty Lạc Việt và Công ty Microsoft đã được Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai thụ lý.
Sau hơn chín năm chỉ áp dụng mức phạt hành chính, đây là lần đầu tiên, một doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam đã bị khởi kiện ra tòa vì hành vi vi phạm này.
Trước đây, không ít trường hợp doanh nghiệp Việt hoặc Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam bị xử phạt do vi phạm bản quyền phầm mềm, nhưng hầu hết đều dừng lại ở xử phạt hành chính do đơn vị quản lý phát hiện và thực hiện.
Video đang HOT
Năm 2007, công ty TNHH Archetype đã lập một “kỉ lục” khi bị phát hiện sử dụng phầm mềm bất hợp pháp có tổng giá trị lên đến trên 6 tỉ đồng Việt Nam. Đây là một công ty 100% vốn nước ngoài của Pháp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế khảo sát, quản lý dự án và tư vấn xây dựng, có văn phòng đặt tại Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
Doanh nghiệp này bị đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra và phát hiện 82 máy tính cài đặt trái phép các phần mềm không có bản quyền. Đây đều là những phần mềm được sử dụng phổ biến trong các hoạt động sản xuất kinh doanh như:
Phần mềm Autocad, Microsoft Office 2003, Microsoft Visual Studio, Microsoft Windows XP, Lạc Việt, Symantec Antivirus, bộ gõ Vietkey 2000, ACD Systems, WinRar, Adobe, Symantec Antivirus, Microsoft Windows, Microsoft Office XP, Microsoft Frontpage, Corel Graphic Suite.Sau đó, công ty TNHH Archetype Việt Nam đã nhận quyết định xử phạt căn cứ vào Luật Sở hữu Trí tuệ và Nghị định số 56/2006 NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2006 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá thông tin.
Hàng năm, sau mỗi cuộc thanh tra liên ngành, lập tức “lộ” hàng loạt doanh nghiệp lớn nhỏ vi phạm bản quyền phần mềm. Phổ biến nhất trong số này là các doanh nghiệp kinh doanh hàng điện tử. Cuối năm 2012, qua một đợt kiểm tra, đoàn liên ngành đã phát hiện hàng loạt doanh nghiệp vi phạm bản quyền phần mềm:
Siêu thị Điện máy – Nội thất Việt; Công ty TNHH Thương mại Gia Bảo; Công ty TNHH Long Bình; Siêu thị điện máy Ebest thuộc Công ty TNHH Thiên Thuận Tường…
Tại các doanh nghiệp này, hiện nhiều máy tính thương hiệu Acer, Asus, Samsung, HP, Dell, Compaq cài đặt phần mềm không bản quyền của Microsoft như Windows 7 Ultimate, Office Professional Plus 2010, Windows 7 Home Premium, Microsoft Office Enterprise 2007. Điều đáng nói là trong số này, có máy tính còn cài đặt những hệ điều hành mới nhất của Microsoft vừa mới ra mắt trước đó vài ngày!
Có thể nói, xài “chùa” phần mềm là tình trạng rất phổ biến với doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam ở nhiều lĩnh vực. Các doanh nghiệp bán máy tính thì tự cài đặt phần mềm không bản quyền để bán cho khách hàng. Cửa hàng phầm mềm thì bán những phần mềm lậu, không bản quyền cho khách hàng thoải mái mua về cài đặt và sử dụng.
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong những lĩnh vực khác thì mua phần mềm trôi nổi không bản quyền để cài đặt cho máy móc nhân viên, thậm chí xài trên hàng trăm máy tính của toàn công ty…
Doanh nghiệp vi phạm có thể bị “phạt đơn phạt kép”
Theo phân tích của Luật sư Huỳnh Phước Hiệp, đoàn Luật sư TP.HCM, hành vi sử dụng phần mềm máy tính không được sự cho phép của chủ sở hữu như vậy là vi phạm pháp luật, cụ thể là vi phạm quyền tác giả được quy định tại điều 28 và điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ.
Hành vi vi phạm như vậy có thể bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đến 35 triệu đồng. Tuy nhiên, việc sử dụng trái phép như vậy đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây thiệt hại cho chủ sở hữu của phần mềm này. Chủ sở hữu phần mềm có thể yêu cầu người vi phạm dỡ bỏ bản sao phần mềm khỏi máy tính vi phạm.
Ngoài ra còn có thể chứng minh thiệt hại của mình để yêu cầu người gây thiệt hại phải bồi thường. Theo quy định của pháp luật, thiệt hại tới đâu sẽ phải bồi thường tới đó. Số tiền bồi thường thiệt hại đôi khi có thể lên đến hàng tỷ đồng.
Về phạm vi xử phạt, Luật sư Hiệp nhận định: Pháp luật sở hữu trí tuệ có quy định trong một số trường hợp được quyền sao chép một bản nhưng không phải mục đích thương mại. Vì vậy, một công ty dù có dùng bao nhiêu máy tính nhưng với mục đích kinh doanh thương mại thì việc sử dụng phần mềm không có bản quyền là vi phạm pháp luật. Vì thế, hành vi phạm luật không loại trừ những công ty, cửa hàng nhỏ chỉ có vài ba máy tính.
Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì tùy từng mức độ, người vi phạm có thể bị khởi tố hình sự về tội “xâm phạm quyền tác giả” theo điều 131 bộ Luật Hình sự. “Hậu quả nghiêm trọng” được giải thích là: Xâm phạm với quy mô lớn; mục đích thương mại; hoặc hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.
Trường hợp của công ty Long John Dong Nai là vi phạm quả tang , chứng cứ rất rõ ràng nên bị phạt vi phạm hành chính là chắc chắn . Ngoài ra, còn phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu phần mềm những khoản thu nhập mà chủ sở hữu bị mất do hành vi vi phạm này cộng với khoản lợi nhuận phát sinh. Đồng thời nguyên đơn còn có thể yêu cầu Long John Dong Nai thanh toán chi phí hợp lý để thuê Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tại tòa.
Theo PLO
"Nóng" cuộc chiến chống vi phạm bản quyền phần mềm
Lần đầu tiên, một doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã bị khởi kiện ra tòa do hành vi sử dụng phần mềm máy tính bất hợp pháp, đánh dấu một bước tiến mới trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam. Có thể nói, tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam hiện vẫn còn phổ biến và đòi hỏi có những nỗ lực lớn hơn của các cơ quan chức năng nếu muốn đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ vi phạm xuống bằng với mức chung của khu vực Đông Nam Á là 55% trong những năm tới.
Ảnh minh họa. Nguồn: thompsonhall.com
Cuộc chiến mới...
Ngày 17/6/2013, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch phối hợp với Phòng 4/C50 (Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm) tiến hành kiểm tra đột xuất tại Công ty TNHH Quốc tế Gold Long John Đồng Nai Việt Nam (Long John Dong Nai) - một công ty Đài Loan chuyên sản xuất vải dùng để làm giầy dép cho các thương hiệu như Nike, Adidas, Etc... Kết quả cho thấy, các cơ quan chức năng đã tìm thấy một lượng lớn phần mềm sử dụng bất hợp pháp. Cụ thể, có 69 máy tính đã cài đặt phần mềm Lạc Việt và Windows XP sever để sử dụng cho mục đích kinh doanh của công ty này.
Trước những chứng cứ không thể chối cãi, đại diện Long John Dong Nai đã ký vào biên bản thanh tra, thừa nhận hành vi sao chép, sử dụng phần mềm máy tính mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả là vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Ước tính, tổng giá trị các phần mềm ước tính lên tới gần 1 tỷ đồng (nếu trả tiền bản quyền). Hiện nay, đơn kiện của công ty Lạc Việt và công ty Microsoft đã được Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai thụ lý giải quyết.
Điều đáng nói là Công ty Microroft tại Việt Nam đã phát hiện Long John Dong Nai vi phạm bản quyền từ lâu và trước đó đã từng tuyên truyền phổ biến về việc sử dụng bản quyền phẩn mềm cho DN này. Tuy nhiên, trước thái độ bất hợp tác của Long John Dong Nai và vẫn tiếp tục sử dụng phần mềm của Microsoft bất hợp pháp nên Microft tại Việt Nam đã khởi kiện.
Ông Tarun Sawaney, giám đốc phụ trách công tác chống vi phạm bản quyền khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Liên minh phần mềm (BSA) cho biết, với trường hợp đầu tiên được khởi kiện do vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam, BSA hy vọng tòa án sẽ là một kênh xử lý hiệu quả để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền tại Việt Nam xuống 70% trong năm 2013. Việc khởi kiện này cũng được coi là đột phá mới trong cuộc chiến vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam.
... vẫn còn nỏng bỏng
Nhiều năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm bảo vệ bản quyền tác giả. Số liệu từ BSA cho thấy vào năm 2004, tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam là 92%, nhưng đến nay con số này đã giảm xuống còn 81%. Số lượng vụ vi phạm, số lượng DN kinh doanh máy tính có vi phạm về việc cài đặt những phần mềm chưa có bản quyền trên các máy tính của mình đều có xu hướng giảm. Thống kê của BSA cũng cho thấy, hiện tại mỗi năm, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam đang giảm 2 điểm phần trăm.
Trong những năm qua, bên cạnh hoàn thiện hành lang pháp lý, tăng cường chế tài xử phạt, các cơ quan quản lý cũng đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra. Riêng 8 tháng đầu năm 2013, cơ quan thanh tra của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành thanh tra 64 DN, kiểm tra 3.958 máy tính. Tỷ lệ vi phạm bản quyền của các DN này là rất lớn với giá trị thương mại của các phần mềm mà các DN này vi phạm vào khoảng 11 tỉ đồng, tương đương 537.000 USD. Cơ quan thanh tra cũng đã xử phạt các DN này số tiền gần 1,3 tỉ đồng. Bên cạnh đó, tiếp tục tuyên truyền về việc sử dụng các phần mềm có bản quyền cũng như khuyến khích các chủ sở hữu quyền tác giả kiện ra tòa để xử lý và cảnh báo, ngăn ngừa các DN vi phạm.
Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, dù đã có những bước tiến đáng ghi nhận song tỷ lệ vi phạm ở Việt Nam vẫn ở mức cao, chưa đáp ứng được mong muốn của Chính phủ và các DN sản xuất phần mềm trong việc thúc đẩy quyền bảo hộ bản quyền ở góc độ quốc gia và hội nhập quốc tế. Theo số liệu từ BSA, hiện tại, với tỷ lệ 81% vi phạm bản quyền phần mềm, Việt Nam được coi là một quốc gia có tỷ lệ vi phạm cao so với trung bình các quốc gia trong khu vực. Khảo sát của Công ty Lạc Việt cho thấy hiện Việt Nam có trên 10 triệu máy tính đang sử dụng phần mềm Lạc Việt không bản quyền, nếu 10 triệu máy này mua bản quyền (5 USD cho 1 sản phẩm) thì Lạc Việt sẽ thu về khoảng 50 triệu USD để dùng vào việc nghiên cứu, sáng tạo và cho ra đời nhiều sản phẩm khác.
Điều khá ngạc nhiên là nếu như việc tôn trọng bản quyền phần mềm được thực thi một cách nghiêm túc ở khối cơ quan chính phủ thì tình trạng vi phạm hiện chủ yếu diễn ra ở các DN và người dùng cá nhân. Cụ thể, khá nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu đến từ Đài Loan, Trung Quốc, Australia hay Nhật Bản, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực ngành nghề, từ da giày, điện tử, lập trình máy tính đến xây dựng công nghiệp. Thậm chí, có những DN sử dụng phần mềm vi phạm có giá trị lên tới 500.000 USD. Bên cạnh đó, vi phạm bản quyền phần mềm cũng diễn ra phổ biến tại một số DN, các cơ sở bán lẻ máy tính và người dùng máy tính cá nhân.
Theo BSA, sử dụng phần mềm có bản quyền đầy đủ sẽ làm giảm rủi ro và tăng hiệu quả hoạt động của các DN. Phần mềm có bản quyền không chỉ có lợi cho DN mà còn là một động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc dân. Cụ thể, việc tăng mức sử dụng phần mềm có bản quyền tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương lên 1% sẽ làm cho nền kinh tế cua khu vực tăng thêm được 18,7 tỷ USD, so với mức 6 tỉ USD mà phần mềm lậu có thể đem lại (chênh lệch lên tới 12,7 tỷ USD). Bên cạnh đó, theo các chuyên gia công nghệ, việc sử dụng phần mềm có bản quyền sẽ giúp cho DN và người dân hạn chế được các nguy cơ bị nhiều loại virus và tin tặc tấn công cũng như tránh được nguy cơ bị tấn công qua mạng khi thực hiện các giao dịch trực tuyến.
Theo Tapchitaichinh
Có thật Lạc Việt bị "mất" 50 triệu USD trong 18 năm qua? Một thông tin khá sốc do ông Hà Thân-CEO của Cty Lạc Việt-đưa ra trong cuộc họp báo cùng Microsoft công bố vụ kiện Cty Gold Long John mới đây là: Chỉ tính riêng thiệt hại vì Từ điển Lạc Việt bị dùng lậu dùng "chùa", Cty này đã "mất" 50 triệu USD... Ông Hà Thân (cầm micro) cho rằng Lạc Việt bị...