Mánh khóe khôn lỏi của Megaupload: Chỉ xóa link, không xóa file
Chỉ vô hiệu hóa liên kết URL được dán vào, chứ không xóa tài liệu vi phạm khỏi máy chủ.
Phải nói rằng đây là một cách cực kỳ khôn lỏi và những ai đang muốn xóa bỏ tài liệu có bản quyền khỏi hệ thống đăng tải của Megaupload đều “không thích điều này”. Cách Megaupload đã làm là “xóa mà không xóa”.
Tóm tắt lại tài liệu do Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cung cấp, “mánh khóe” Megaupload thực hiện có thể được diễn đạt ngắn gọn như sau:
Mega Conspiracy cung cấp cho những người sở hữu bản quyền lớn tại Mỹ một công cụ mang tên Abuse Tool có tác dụng xóa bỏ mọi tài liệu vi phạm bản quyền có trên máy chủ nằm trong tầm kiểm soát của Mega. Abuse Tool cho phép người sở hữu bản quyền nhập liên kết URL dẫn tới nội dung vi phạm mà họ phát hiện, sau đó nhận được thông báo rằng Mega sẽ xóa bỏ hoặc chặn truy cập tới tài liệu. Tuy nhiên, Abuse Tool không thực sự có chức năng như người ta hay tưởng, nó chỉ vô hiệu hóa liên kết URL được dán vào mà thôi, chứ không xóa tài liệu vi phạm khỏi máy chủ.
Như vậy, nếu có nhiều liên kết tới một file thì người sở hữu bản quyền sẽ “chịu chết”, trừ khi họ biết tất cả các liên kết đó. Bản sao vi phạm của các tài liệu có bản quyền vẫn nguyên si trên hệ thống của Mega, chỉ cần người sở hữu không biết liên kết dẫn tới nó là được.
Video đang HOT
Mega Conspiracy nắm giữ một bản tổng kết các link được tạo bởi hệ thống, nhưng không bao giờ tiết lộ hay tự động xóa những link trùng lặp với tài liệu vi phạm khi người dùng sử dụng Abuse Tool hay yêu cầu xóa theo chế độ DMCA tiêu chuẩn.
Tóm lại, cùng lắm Mega Conspiracy chỉ xóa các đường link mà chủ sở hữu phát hiện ra, còn file thật sự và các link truy cập khác vẫn “sờ sờ” trong hệ thống. Sau khi đường link kia đã bị xóa, Megaupload chỉ cần kiểm tra xem tài liệu đăng tải đã có bản copy chưa và tạo ra đường link mới là xong.
Theo VNE
Dịch vụ lưu trữ trực tuyến nào tốc độ cao nhất
Thời gian gần đây, các dịch vụ lưu trữ trực tuyến đã có sự phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của hàng loạt sản phẩm, từ Dropbox, Google Drive, SkyDrive.
Mỗi một dịch vụ đều có thế mạnh riêng của nó, tuy nhiên, điều mà người dùng quan tâm nhất là dịch vụ nào cho tốc độ cao nhất. Bởi chắc hẳn không ai muốn sử dụng một dịch vụ mà mặc dù dung lượng lưu trữ miễn phí cao nhưng tốc độ tải về chậm chạp. Bài test dưới đây sẽ cho chúng ta phần nào câu trả lời cho câu hỏi ở trên.
Ở đây, chúng ta sẽ thử nghiệm với các dịch vụ lưu trữ đám mây phổ biến hiện nay gồm Google Drive, SkyDrive, SugarSync, Dropbox, Mega (dịch vụ của Kim Dotcom - ông chủ một thời của Megaupload).
Phương thức thử nghiệm
Để tiến hành thử nghiệm, ở đây chúng ta sẽ nén một thư mục nặng 300 MB (dưới định dạng zip) với nhiều định dạng tập tin khác nhau như file ảnh, video. Sau đó, ta sẽ tiến hành upload lên và download tập tin lại về máy với từng dịch vụ Google Drive, SkyDrive, SugarSync, Dropbox, Mega. Việc upload và download sẽ được thực hiện 3 lần ở mỗi dịch vụ, sau đó lấy thời gian trung bình để cho ra kết quả như bảng dưới. Thời gian test được thực hiện vào các ngày làm việc trong tuần.
Ngoài ra, trong cái bài test trên chúng ta sẽ sử dụng phiên bản Chrome mới nhất, sử dụng mạng dây Ethernet tốc độ download trung bình là 12,9 Mbps, còn tốc độ upload trung bình là 17,8 Mbps (đo tốc độ qua trang Speedtest.net).
Lưu ý: bảng kết quả ở dưới xếp theo thứ tự từ dịch vụ cho tốc độ tốt nhất đến dịch vụ có tốc độ chậm nhất.
Kết quả
- Upload: dịch vụ Mega hoàn thành việc upload tập tin mất trung bình 2 phút 34 giây (2:34), đánh bại SkyDrive (3:08). Google Drive xếp thứ ba với (3:39), còn Dropbox đứng tiếp theo khi chậm hơn Google Drive tới một phút. Sugersync có tốc độ kém nhất và kém khá xa so với các đối thủ khi mất tới 10 phút 27 giây để hoàn thành việc upload.
- Download: Google Drive cho tốc độ download tốt nhất, mất trung bình (3:28) để tải tập tin về. Dropbox đứng thứ 2 với thời gian không quá chênh lệch (3:33). Mega, trong khi đó, thua Dropbox 23 giây, mất (3:56) để download. SkyDrive xếp thứ 4 với thời gian (4:36). Sugarsync một lần nữa xếp bét, mất tới 11 phút 2 giây.
Nếu tính tổng thời gian up và down, có thể thấy Mega là dịch vụ cho tốc độ tốt nhất (6:30). Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là dịch vụ này khá mới và có ít người dùng hơn đối thủ. Google Drive chiếm vị trí số 2 với tổng thời gian (7:07).
Từ bảng trên chúng ta cũng có thể rút ra kết luận, chênh lệch tốc độ ở top 4 là không quá lớn. Đồng thời, người dùng nên tránh sử dụng SugerSync khi cả thời gian upload và download của dịch vụ này đều rất lâu, mặc dù dung lượng lưu trữ mà SugerSync cung cấp là khá lớn.
Theo Genk
Mega mở rộng sang lĩnh vực email bảo mật Kim Dotcom, một doanh nhân giàu có sinh ra tại Đức - người sáng lập ra trang MegaUpload đã đấu tranh chống lại sự dẫn độ từ New Zealand sang Mỹ với cáo buộc "tội phạm" vi phạm bản quyền, và cho biết ông ta dự định cho ra mắt dịch vụ email bảo mật cuối - cuối (end-to-end) đi kèm với kho...