Trung Quốc có thể ngăn cản thương vụ Microsoft thâu tóm Nokia
Thương vụ đình đám Microsoft thâu tóm bộ phận di động của Nokia có nguy cơ đổ vỡ do sự ngăn cản từ phía Trung Quốc, khi chính phủ nước này yêu cầu Microsoft và Nokia phải hạ giá bản quyền sáng chế mà hãng đang nắm giữ nếu muốn được thông qua thương vụ mua bán.
Tưởng chừng như Microsoft đã hoàn tất được thương vụ thâu tóm bộ phận thiết bị của Nokia tuy nhiên những diễn biến mới cho thấy thương vụ này chưa hẳn đã có thể hoàn thành.
Theo 2 quan chức giấu tên từ phía chính phủ Trung Quốc tiết lộ các hãng sản xuất điện thoại Trung Quốc, bao gồm Huawei Technologies và ZTE Corp, đã yêu cầu Bộ Thương mại Trung Quốc thiết lập các điều kiện về thỏa thuận mới chấp thuận thương vụ thâu tóm của Microsoft và Nokia, nếu không chính phủ Trung Quốc sẽ tiến hành các điều tra về chống độc quyền nhắm vào Nokia và Microsoft để ngăn cản thương vụ này.
Thương vụ đình đám Microsoft – Nokia có thể gặp trở ngại từ Trung Quốc
Theo đó, điều kiện mà 2 hãng sản xuất smartphone và chính phủ Trung Quốc đưa ra là yêu cầu phía Nokia và Microsoft không được tăng lệ phí cấp phép các bằng sáng chế mà 2 hãng đang nắm giữ, đặc biệt là các bằng sáng chế về công nghệ không dây mà các hãng sản xuất điện thoại khác, trong đó có Huawei và ZTE đang sử dụng.
Trước đó, Microsoft đã bất ngờ công bố thương vụ đình đám khi bỏ ra đến 5,2 tỷ USD để thâu tóm bộ phận thiết bị của Nokia và 2 tỷ USD để mua lại các bằng sáng chế di động mà Nokia đang nắm giữ. Chính phủ Phần Lan, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã chấp thuận thương vụ mua bán này do vậy tưởng chừng như mọi chuyện đã ổn thỏa trước khi có những rắc rối từ phía chính phủ Trung Quốc.
Đây không phải lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc can thiệp vào các thương vụ thâu tóm đình đám giữa các hãng công nghệ. Hồi năm 2012, chính phủ Trung Quốc cũng ngăn cản việc phê duyệt thương vụ Google mua lại bộ phận di động của Motorola, cho đến khi “gã khổng lồ tìm kiếm” Google hứa hẹn vẫn sẽ giữ chính sách cấp phép miễn phí Android cho các hãng sản xuất smartphone.
Với thương vụ hiện tại giữa Microsoft và Nokia, chính phủ Trung Quốc một lần nữa lo ngại rằng sau khi thương vụ hoàn tất, Microsoft và Nokia sẽ sử dụng các bằng sáng chế mà cả 2 đang nắm giữ để kiếm được những khoản thu nhập bằng cách ép buộc các hãng sản xuất smartphone Trung Quốc nộp thêm lệ phí sử dụng bản quyền.
Video đang HOT
Mặc dù Nokia đang gặp khó khăn trên thị trường di động và smartphone tuy nhiên hãng điện thoại của Phần Lan vẫn đang nắm giữ một số lượng lớn bản quyền công nghệ quan trọng và vẫn thu được những khoản tiền lớn bằng cách bán bản quyền công nghệ cũng như các vụ kiện cáo các hãng sản xuất điện thoại khác vi phạm bản quyền mình đang nắm giữ.
Hiện tại phát ngôn viên của Huawei, ZTE, Microsoft và Nokia đều chưa đưa ra bất kỳ lời bình luận nào về thông tin kể trên.
Theo VNE
Doanh nghiệp hồn nhiên vi phạm bản quyền phần mềm
Vụ việc một công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam vừa bị phạt vi phạm phần mềm lên đến trên một tỷ đồng đã làm "nóng" lại vấn đề vi phạm bản quyền phần mềm vốn bỏ ngỏ bấy lâu nay. Hiện nay, đa số các doanh nghiệp Việt xài phần mềm "chùa" vẫn diễn ra một cách rất "hồn nhiên".
Vụ kiện phần mềm đầu tiên trong nước
Ngày 18/12 vừa qua, Liên minh phần mềm doanh nghiệp (BSA) chính thức thông báo khởi kiện Công ty trách nhiệm hữu hạn quốc tế Gold Long John Đồng Nai (Long John Dong Nai), một doanh nghiệp Đài Loan có trụ sở tại Nhơn Trạch, chuyên sản xuất vải để làm giày dép cho các thương hiệu lớn như NIKE, ADIDAS, CONVERSE.
Doanh nghiệp này đã bị Công ty Lạc Việt và Công ty Microsoft Việt Nam cáo buộc hành vi sử dụng lượng phần mềm lớn bất hợp pháp, thuộc quyền sở hữu của hai doanh nghiệp phần mềm này.
Trước đó vào tháng 6/2013, Thanh tra Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch phối hợp với Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm Bộ Công an đã kiểm tra đột xuất tại Công ty Long John Dong Nai và đã tìm thấy lượng phần mềm không có bản quyền của Lạc Việt và Microsoft được cài đặt bất hợp pháp trong 69 máy tính được sử dụng cho hoạt động kinh doanh.
Số phần mềm bất hợp pháp ước tính lên tới gần một tỷ đồng (khoảng 46.500 USD). Đại diện Công ty Long John Dong Nai đã ký vào biên bản thanh tra thừa nhận có hành vi sao chép, sử dụng phần mềm máy tính mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Microsoft và Lạc Việt yêu cầu Long John Dong Nai phải ngừng sử dụng, gỡ bỏ các phần mềm không bản quyền của Microsoft và Lạc Việt như: Lạc Việt MTD 2002, Microsoft Office 2003, Microsoft Windows XP, đồng thời đăng lời xin lỗi công khai và đền bù thiệt hại số tiền gần 1,2 tỉ đồng (cho Microsoft 1,129 tỉ đồng, Lạc Việt 52 triệu đồng). Hiện đơn kiện của Công ty Lạc Việt và Công ty Microsoft đã được Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai thụ lý.
Sau hơn chín năm chỉ áp dụng mức phạt hành chính, đây là lần đầu tiên, một doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam đã bị khởi kiện ra tòa vì hành vi vi phạm này.
Trước đây, không ít trường hợp doanh nghiệp Việt hoặc Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam bị xử phạt do vi phạm bản quyền phầm mềm, nhưng hầu hết đều dừng lại ở xử phạt hành chính do đơn vị quản lý phát hiện và thực hiện.
Năm 2007, công ty TNHH Archetype đã lập một "kỉ lục" khi bị phát hiện sử dụng phầm mềm bất hợp pháp có tổng giá trị lên đến trên 6 tỉ đồng Việt Nam. Đây là một công ty 100% vốn nước ngoài của Pháp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế khảo sát, quản lý dự án và tư vấn xây dựng, có văn phòng đặt tại Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
Doanh nghiệp này bị đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra và phát hiện 82 máy tính cài đặt trái phép các phần mềm không có bản quyền. Đây đều là những phần mềm được sử dụng phổ biến trong các hoạt động sản xuất kinh doanh như:
Phần mềm Autocad, Microsoft Office 2003, Microsoft Visual Studio, Microsoft Windows XP, Lạc Việt, Symantec Antivirus, bộ gõ Vietkey 2000, ACD Systems, WinRar, Adobe, Symantec Antivirus, Microsoft Windows, Microsoft Office XP, Microsoft Frontpage, Corel Graphic Suite.Sau đó, công ty TNHH Archetype Việt Nam đã nhận quyết định xử phạt căn cứ vào Luật Sở hữu Trí tuệ và Nghị định số 56/2006 NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2006 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá thông tin.
Hàng năm, sau mỗi cuộc thanh tra liên ngành, lập tức "lộ" hàng loạt doanh nghiệp lớn nhỏ vi phạm bản quyền phần mềm. Phổ biến nhất trong số này là các doanh nghiệp kinh doanh hàng điện tử. Cuối năm 2012, qua một đợt kiểm tra, đoàn liên ngành đã phát hiện hàng loạt doanh nghiệp vi phạm bản quyền phần mềm:
Siêu thị Điện máy - Nội thất Việt; Công ty TNHH Thương mại Gia Bảo; Công ty TNHH Long Bình; Siêu thị điện máy Ebest thuộc Công ty TNHH Thiên Thuận Tường...
Tại các doanh nghiệp này, hiện nhiều máy tính thương hiệu Acer, Asus, Samsung, HP, Dell, Compaq cài đặt phần mềm không bản quyền của Microsoft như Windows 7 Ultimate, Office Professional Plus 2010, Windows 7 Home Premium, Microsoft Office Enterprise 2007. Điều đáng nói là trong số này, có máy tính còn cài đặt những hệ điều hành mới nhất của Microsoft vừa mới ra mắt trước đó vài ngày!
Có thể nói, xài "chùa" phần mềm là tình trạng rất phổ biến với doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam ở nhiều lĩnh vực. Các doanh nghiệp bán máy tính thì tự cài đặt phần mềm không bản quyền để bán cho khách hàng. Cửa hàng phầm mềm thì bán những phần mềm lậu, không bản quyền cho khách hàng thoải mái mua về cài đặt và sử dụng.
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong những lĩnh vực khác thì mua phần mềm trôi nổi không bản quyền để cài đặt cho máy móc nhân viên, thậm chí xài trên hàng trăm máy tính của toàn công ty...
Doanh nghiệp vi phạm có thể bị "phạt đơn phạt kép"
Theo phân tích của Luật sư Huỳnh Phước Hiệp, đoàn Luật sư TP.HCM, hành vi sử dụng phần mềm máy tính không được sự cho phép của chủ sở hữu như vậy là vi phạm pháp luật, cụ thể là vi phạm quyền tác giả được quy định tại điều 28 và điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ.
Hành vi vi phạm như vậy có thể bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đến 35 triệu đồng. Tuy nhiên, việc sử dụng trái phép như vậy đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây thiệt hại cho chủ sở hữu của phần mềm này. Chủ sở hữu phần mềm có thể yêu cầu người vi phạm dỡ bỏ bản sao phần mềm khỏi máy tính vi phạm.
Ngoài ra còn có thể chứng minh thiệt hại của mình để yêu cầu người gây thiệt hại phải bồi thường. Theo quy định của pháp luật, thiệt hại tới đâu sẽ phải bồi thường tới đó. Số tiền bồi thường thiệt hại đôi khi có thể lên đến hàng tỷ đồng.
Về phạm vi xử phạt, Luật sư Hiệp nhận định: Pháp luật sở hữu trí tuệ có quy định trong một số trường hợp được quyền sao chép một bản nhưng không phải mục đích thương mại. Vì vậy, một công ty dù có dùng bao nhiêu máy tính nhưng với mục đích kinh doanh thương mại thì việc sử dụng phần mềm không có bản quyền là vi phạm pháp luật. Vì thế, hành vi phạm luật không loại trừ những công ty, cửa hàng nhỏ chỉ có vài ba máy tính.
Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì tùy từng mức độ, người vi phạm có thể bị khởi tố hình sự về tội "xâm phạm quyền tác giả" theo điều 131 bộ Luật Hình sự. "Hậu quả nghiêm trọng" được giải thích là: Xâm phạm với quy mô lớn; mục đích thương mại; hoặc hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.
Trường hợp của công ty Long John Dong Nai là vi phạm quả tang , chứng cứ rất rõ ràng nên bị phạt vi phạm hành chính là chắc chắn . Ngoài ra, còn phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu phần mềm những khoản thu nhập mà chủ sở hữu bị mất do hành vi vi phạm này cộng với khoản lợi nhuận phát sinh. Đồng thời nguyên đơn còn có thể yêu cầu Long John Dong Nai thanh toán chi phí hợp lý để thuê Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tại tòa.
Theo PLO
Liên tiếp phát hiện vi phạm về luật Sở hữu trí tuệ Mới đây, trong đợt kiểm tra vào ngày 10/12/2013, đoàn Thanh tra liên ngành thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội phối hợp với lực lượng cảnh sát Hà Nội đã phát hiện các máy tính thương hiệu ASUS, LENOVO và ACER cùng các sản phẩm ổ cứng tại công ty TNHH Máy tính Hà Nội tại 43 Láng...