Áp phạt nặng hàng xách tay, dân buôn “sốt vó” lo thất thu, mất “xới”
Buôn hàng xách tay không tăng giá cũng đã lãi tiền hoàn thuế, là mảnh đất kinh doanh màu mỡ. Tuy nhiên, quy định mới sắp có hiệu lực sẽ siết chặt lại loại hình kinh doanh được cho là buôn lậu này.
Buôn bán hàng xách tay hiện nay không chỉ tiếp viên hàng không, phi công làm được, mà rất nhiều dân buôn cũng nhảy vào sân chơi này. Bởi việc bay đi nước ngoài và mua hàng vô cùng đơn giản.
Theo chị L.M.P. (Ba Đình, Hà Nội) – một người chuyên buôn hàng Nhật: Các chuyến bay sang Nhật trước đây rất nhiều, không cần biết tiếng Việt mà chỉ cần một chút tiếng Anh giao tiếp là có thể sang mua hàng.
Quy định mới khiến dân buôn tính bỏ nghề
“Điều quan trọng là xác định được mặt hàng gì khách đang cần, mặt hàng nào tốt và hàng nào đang có khuyến mại. Do bán đúng giá niêm yết, thậm chí bán theo giá khuyến mãi nên lượng khách của tôi ngày một lớn” – chị P nói.
Chị P. giải thích lãi nhiều vì nếu sang Nhật theo dạng visa du lịch sẽ được hoàn thuế 10% ngay tại chỗ. Mỗi chuyến sang Nhật, mua 1 tỷ đồng tiền hàng là đã thu về được 100 triệu đồng, chưa kể ăn lãi theo chênh lệch tỷ giá.
Tuy nhiên, thời điểm dịch, chị P. không thể bay sang đó mà chỉ có thể nhờ em gái mua hàng rồi chuyển về giúp. Do không được hưởng ưu đãi thuế nên chị P. buộc phải bán giá cao hơn.
Video đang HOT
Khó khăn lại đến thêm khi Nghị định 98/2020/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ 15/10 mức phạt thấp nhất là 500.000 – 1.000.000 đồng áp dụng với giá trị hàng hóa dưới 3 triệu đồng; với hàng hóa có giá trị trên 100 triệu đồng, phạt từ 40 – 50 triệu đồng.
Hàng xách tay đang bị siết chặt
Nếu hàng nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu hoặc là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn… phạt tiền gấp 2 lần bảng nêu trên (tương đương tối đa 100 triệu đồng).
Đặc biệt, mức phạt mức phạt với tổ chức vi phạm gấp đôi mức phạt với cá nhân, tương đương 200 triệu đồng.
Điều này khiến dân buôn hàng xách tay như chị P. đang vô cùng lo lắng. Bởi theo chị, mỗi chuyến hàng có giá trị cả tỷ đồng, nhưng tiền lãi thu về chỉ được khoảng 100 triệu đồng, nếu phạt như vậy thì mất sạch.
“Nếu tình hình căng thẳng quá, tôi sẽ đóng cửa để làm công việc khác, hoặc tạm dừng cho tới khi tìm được hướng xử lý tốt hơn” – chị P. cho hay.
Biết thông tin siết chặt lại hàng hoá xách tay, nhưng anh P.N. đang kinh doanh điện thoại xách tay.lại tỏ ra rất bình thản. Thậm chí khi được hỏi, anh N còn dí dỏm trả lời: “Phạt người bán thôi chứ người mua có sao đâu!”.
Cũng theo anh N, luật chống buôn hàng lậu năm nào cũng có, nhưng không buôn hàng xách tay thì biết mua ở đâu. Nếu có bị phạt thì cũng đành chịu.
Tới đây, khi iPhone 12 ra mắt, anh N. cũng khẳng định sẽ có hàng xách tay mang về phục vụ khách.
Hiện tại, hoạt động bay quốc tế chưa được mở lại bình thường nên việc vận chuyển cũng gặp khó khăn hơn. Tuy nhiên, gần Tết, thị trường này sẽ sôi động trở lại, bởi nhu cầu sẽ tăng mạnh.
Dân buôn hàng Nhật than lỗ trăm triệu mỗi chuyến, chờ từng ngày để được bay
Với dân buôn hàng xách tay Nhật, nếu không trực tiếp sang mua hàng thì lợi nhuận sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng.
Mua hàng xách tay không còn xa lạ với người Việt. Nhưng gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nên các đường bay quốc tế đều phải tạm dừng, chỉ có hàng hoá được phép thông quan.
Điều này khiến dân kinh doanh hàng xách tay thiệt hại đáng kể. Bởi theo chị Tr. (Gia Lâm, Hà Nội), nếu cầm hộ chiếu du lịch sang Nhật mua đồ, tôi sẽ được hoàn 10% tiền thuế ngay tại chỗ. Ví dụ một tỷ tiền hàng, thì người mua đã có lợi 100 triệu đồng.
Phần hoàn thuế là lợi nhuận của dân kinh doanh hàng xách tay
"Thế nhưng, do không bay sang được, nên tôi đành nhờ em gái đã định cư bên đó mua hộ. Song, do quy định của Nhật là không miễn thuế cho người Nhật, du học sinh hay lao động nên khoản thuế đó tôi không được hoàn lại", chị Tr cho hay.
Do trước đây đều bán đúng giá mua bên Nhật và chỉ hưởng lợi phần hoàn thuế, nên đợt này, chị Tr buộc phải tăng giá bán để bù lại.
Cũng theo chị Tr, buôn hàng xách tay phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngoài tiền hoàn thuế, thì thu nhập cũng đến từ chênh lệch tỷ giá tiền và tiền vận chuyển. Vận chuyển với số lượng càng lớn thì giá sẽ càng rẻ và tỷ giá chênh lệch nhiều thì càng có lợi.
Nhưng thời điểm này theo chị, chi phí vận chuyển đã tăng rất mạnh. Trước đây, nếu giá vận chuyển chỉ rơi vào khoảng 185 - 190 nghìn đồng/kg, thì nay đã tăng lên 210 nghìn đồng, thậm chí 240 nghìn đồng/kg.
"Đó là chưa kể, việc đổi tiền hiện rất khó. Trước đây, tôi thường mua lại của các du học sinh hoặc người lao động muốn gửi tiền về cho gia đình. Nhưng hiện nay, họ không có việc làm nên cũng chẳng có tiền để gửi về", chị Tr cho biết và thông tin thêm, nếu 1 tỷ đồng tiền hàng thì chỉ cần tiền lên 1 giá thôi cũng đã có lời 10 triệu đồng. Nhưng nếu rủi ro tiền của Nhật đang cao mà cần phải đổi để mua hàng thì phải chịu lỗ.
Cũng đang kinh doanh hàng xách tay, chị Vũ Linh (Trần Duy Hưng, Hà Nội) đã sụt giảm doanh thu một nửa so với trước. Khách của chị thay vì mua hàng tốt thì chuyển sang tiêu dùng các mặt hàng bình dân hơn.
Nhiều người mất hàng trăm triệu một chuyến hàng chỉ vì không sang mua trực tiếp được
"Trước đây, cứ 1 tháng rưỡi tôi lại sang Nhật mua hàng 1 chuyến. Mỗi lần đi như vậy đều mất 15 ngày. Tôi phải hiểu nhu cầu của khách và đi từng cửa hàng như vậy mới chọn được đồ ưng ý. Còn hiện tại, do nhờ người mua hộ nên cũng nhiều hàng không phù hợp, rất khó bán", chị Linh cho hay.
Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc nới lỏng lệnh cấm nhập cảnh với những người đến từ Việt Nam, Thái Lan, Australia và New Zealand; nhưng theo nhiều người sinh sống ở Nhật, ít nhất phải đến tháng 11 thì mới có thể quay trở lại.
"Thủ phủ" hàng xách tay ở Hà Nội: Mua gì có đó, giá rẻ chỉ bằng 1/2 hàng nhập khẩu chính ngạch Việc mua bán vẫn đang diễn ra ở "thủ phủ" của hàng xách tay, nơi người tiêu dùng cần thứ gì là mua được thứ đó với giá rẻ hơn hàng nhập khẩu chính ngạch. Phố Nguyễn Sơn (Long Biên, Hà Nội) từ lâu đã được nhiều người tiêu dùng, nhất các các chị em phụ nữ thích thích sử dụng hàng ngoại...