Áp lực từ đâu?
Hôm nay, trên 82 nghìn học sinh lớp 9 tại TPHCM bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2020 – 2021. Tại Hà Nội, bắt đầu từ ngày mai, khoảng 89 nghìn học sinh Thủ đô cũng vào cuộc vượt vũ môn.
Ảnh minh họa/INT
Để phục vụ kỳ thi tuyển sinh lớp 10, các thành phố lớn đều dốc nhân lực, tài lực nhằm bảo đảm tính nghiêm túc, tạo sự công bằng cho thí sinh. Như TPHCM đã chọn 135 trường trung học có cơ sở vật chất hiện đại, an toàn làm điểm thi, triệu tập 11.446 cán bộ, giáo viên làm công tác coi thi và 3.430 cán bộ, giáo viên làm công tác chấm thi. Hà Nội tổ chức 172 điểm thi, huy động 12 nghìn cán bộ, giáo viên coi thi và giám sát phòng thi, 1.700 nhân viên phục vụ tại các điểm thi.
Không chỉ tốn kém chi phí, nhân lực, vật lực, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập ở Hà Nội và TPHCM còn tạo áp lực lớn cho học sinh, gia đình và nhà trường khi mức độ căng thẳng của nó được đánh giá còn hơn cả thi đại học. Sở dĩ áp lực lớn bởi tổng chỉ tiêu lớp 10 công lập ở các thành phố này đều thấp hơn nhiều so với số lượng học sinh có nhu cầu. Như TPHCM tổng chỉ tiêu lớp 10 công lập chỉ có khoảng 66 nghìn học sinh, còn Hà Nội chỉ có hơn 64 nghìn.
Công bố tỷ lệ “chọi” các trường tốp đầu ở TPHCM và Hà Nội hồi đầu tháng 6 cho thấy sự tăng vọt so với năm trước. Ở TPHCM, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong là 1 “chọi” 5,64, Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền là 1/4,44. Tại Hà Nội, Trường THPT Chu Văn An (Tây Hồ) là 1 “chọi” 3,4; THPT Kim Liên là 1/2,6; THPT Nhân Chính và THPT Yên Hoà là 1/2,3… Để giành được một suất công lập như ý, học sinh phải có chiến lược học tập sớm, ôn luyện ngày đêm. Phụ huynh long đong đưa đón con học thêm. Nhà trường cũng không kém vất vả lo toan vì tỷ lệ vào công lập cũng được xem như một gạch đầu dòng về thành tích.
Video đang HOT
Căng thẳng, áp lực cho học sinh, phụ huynh và không ít tốn kém cho địa phương, vì thế những năm gần đây các tỉnh thành có nhiều nỗ lực tìm giải pháp đổi mới nhằm giảm áp lực của kỳ thi. Một số địa phương trong điều kiện quy mô, trường lớp cho phép thay vì tổ chức thi, đã chọn hình thức xét tuyển đối với hệ không chuyên. Tuy nhiên trên thực tế, chuyển biến này vẫn chưa rõ nét, nhất là ở hai thành phố lớn. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến căng thẳng là đa số phụ huynh giữ lối nghĩ cũ, muốn con học lên trung học, rồi vào đại học. Dù các hệ đào tạo nghề sau THCS có nhiều chính sách ưu đãi nhưng vẫn chưa thu hút học sinh rẽ luồng. Các trường trung học ngoài công lập dù mở nhiều nhưng vẫn chưa phải là lựa chọn hàng đầu vì tâm lý chung phải rớt công mới… bất đắc dĩ vào tư.
Giảm áp lực các kỳ thi vào lớp 10 công lập, bên cạnh giải pháp kỹ thuật rất cần chính sách, cơ chế bình đẳng giữa hệ thống trường công và tư, tăng sức hút đối với trường nghề để thúc đẩy phân luồng sau THCS. Quan trọng nhất là cần có giải pháp đồng bộ để thay đổi nhận thức của xã hội về vấn đề học tập. Một khi xã hội thay đổi được nhận thức về ngành nghề, chuyển từ học để thi sang học vì nghề nghiệp, tương lai, con đường học nghề cũng được vinh danh như học thuật, mới mong giảm được áp lực thi cử.
Tuyển sinh các trường văn hóa nghệ thuật: Nỗi lo thừa thầy, thiếu thợ
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa kỳ thi tuyển sinh vào đại học và cao đẳng sẽ chính thức diễn ra. Tuy nhiên, khác với "sức nóng" của các trường, khối đào tạo văn hóa, nghệ thuật (VHNT) đang hồi hộp bởi nỗi lo "thừa thầy, thiếu thợ".
Một buổi rèn luyện của học sinh trường múa.
Báo cáo của Vụ Đào tạo (Bộ VHTTDL) trong kỳ tuyển sinh năm 2019 - 2020: Số lượng tuyển sinh vào các cơ sở đào tạo VHNT đạt 5.208 chiếm 98,6% so với chỉ tiêu được giao.
Trong đó, về cơ bản công tác chỉ đạo thi nhất quán, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành liên quan đảm bảo đúng Quy chế tuyển sinh cho các đợt thi diễn ra bình thường, an toàn, không gây áp lực nặng nề cho thí sinh, gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, dù gần hoàn thành được định mức nhưng thực tế nhiều ngành đào tạo VHNT nhiều năm qua vẫn đang phải loay hoay để hoàn thành chỉ tiêu.
Đặc biệt, địa bàn tuyển sinh của một số trường chủ yếu là miền núi vùng sâu - vùng xa, kinh tế còn nhiều khó khăn nên học sinh sau khi trúng tuyển nhập học một thời gian lại bỏ về vì không đủ điều kiện theo học (Trường Cao đẳng VHNT Tây Bắc, Trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc, Trường Cao đẳng du lịch Đà Lạt...).
Đào tạo VHNT là lĩnh vực đặc thù, tiêu chí hàng đầu là phải có năng khiếu, nhưng những người có năng khiếu nghệ thuật đăng ký vào học tại các cơ sở giảm dần, dẫn đến tình trạng thiếu hụt đầu vào. Chưa kể, các cơ sở đào tạo các lĩnh vực khác điều chỉnh phương thức tuyển sinh, tuyển sinh thông qua xét điểm học bạ... dẫn đến nguồn tuyển ngày càng ít đi...
Đặc biệt, thời gian đào tạo một khóa học nghệ thuật dài, sàng lọc cao, tuổi nghề lại ngắn, chế độ chính sách chưa được phù hợp... dẫn đến tuyển sinh gặp nhiều khó khăn. Lĩnh vực âm nhạc, sân khấu, múa, xiếc, mỹ thuật có những ngành, chuyên ngành nhiều năm nay không có thi sinh dự tuyển cụ thể; nếu có thì số lượng rất hạn chế (chuyên ngành Chỉ huy không tuyển được sinh viên, Sáng tác âm nhạc tuyển được 2/7 và nhạc Jazz 5/16 chỉ tiêu).
Còn đối với lĩnh vực mỹ thuật, 2 ngành khó tuyển sinh là Điêu khắc, Lý luận lịch sử và phê bình mỹ thuật. Số lượng đăng ký thi tuyển vào những ngành này chưa đạt 10 thí sinh cho mỗi ngành/năm.
Đối với lĩnh vực sân khấu, một số ngành học có rất ít thí sinh đăng ký dự tuyển như Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh - truyền hình; Diễn viên sân khấu kịch hát; Đạo diễn sân khấu. Một số ngành không có thí sinh đăng ký dự thi như Biên kịch sân khấu, Lý luận, lịch sử và phê bình sân khấu.
Xu hướng sáp nhập, tự chủ, đội ngũ giáo viên... cũng đang khiến nhiều trường phải đau đầu và dường như chưa thấy lối ra. T
heo PGS.TS Nguyễn Đình Thi, Hiệu trưởng ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội: Cần sự điều chỉnh quy định trong Luật Giáo dục nghề nghiệp hoặc có những văn bản hướng dẫn riêng đối với tuyển sinh và đào tạo năng khiếu nghệ thuật.
Đơn cử như quy định về thời gian cứng đào tạo của nghệ thuật giống như các ngành nghề khác là bất hợp lý. PGS Thi dẫn chứng, đào tạo diễn viên trung cấp chuyên ngành cải lương có thể 3 năm, nhưng với đào tạo diễn viên Tuồng thì thời gian đó lại quá ngắn và không đáp ứng được chất lượng đào tạo...
Mới đây tại Hội thảo khoa học tuyển sinh và đào tạo trong lĩnh vực VHNT, thể dục thể thao và du lịch năm học 2020-2021, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông cũng đã đề nghị: Các trường khối VHNT không thể vì tăng quy mô mà hạ thấp chất lượng đào tạo, vì đào tạo nghề chất lượng cao, năng khiếu không thể phổ cập như các ngành đào tạo đại trà khác.
Vẫn theo ông Đông, các trường cần dự báo sát nhu cầu nhân lực thực tiễn, xác định rõ cơ cấu, quy mô, hài hòa giữa các ngành, nghề đào tạo trong trường để xác định chỉ tiêu cho chính xác, tránh tình trạng ngành dư thừa, ngành lại không có người theo học.
Bên cạnh đó cần chú trọng đến các ngành hiếm, ngành truyền thống cần bảo tồn, nhưng cũng cần quan tâm đến các ngành xã hội đang cần; hướng hoạt động dạy học lý thuyết phải gắn với thực hành và thực tiễn, thực hiện phân luồng nhân lực ngay tại trường. Có như vậy, thương hiệu của các trường mới được khẳng định, bền vững...
Áp lực của sĩ tử thi liên tiếp 3 trường chuyên ở Hà Nội "Em chỉ cần đỗ cấp 3 là vui rồi. Nhưng bố mẹ đã đầu tư rất nhiều cho em đi luyện thi từ đầu cấp 2, nếu không đỗ, em cũng cảm thấy thật có lỗi"... "Em chỉ muốn thi xong để ngủ một giấc thật sâu" Bước ra khỏi phòng sau môn thi Toán vào Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm, Hoàng...