Áp lực không cần thiết
Liên tục những ngày qua, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã công bố phương án và lịch thi vào lớp 10 năm học 2021 – 2022. Đa số các địa phương dự kiến tổ chức vào cuối tháng 5 và tuần đầu tháng 6.
Ảnh minh họa/INT
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 ở một số địa phương như TPHCM, Hà Nội… được đánh giá căng thẳng hơn cả tuyển sinh đại học. Tỷ lệ chọi ở một số trường tốp đầu rất cao. Vì thế, khi nắm được phương án tuyển sinh và lịch thi, nhiều phụ huynh đã đổ xô tìm chỗ ôn luyện, với mong muốn con em vào được một trường THPT như ý.
Như tại TPHCM, năm nay hai môn Toán – Văn tính hệ số 1 nên các gia đình tích cực tìm chỗ để con tăng tiết học thêm ngoại ngữ. Tại Hà Nội, đón bắt TP chọn môn Lịch sử là môn thi thứ 4, nhiều lớp luyện thi cấp tốc được mở ra, thu hút đông đảo học sinh…
Gánh nặng học hành của nhiều cô cậu học trò lớp 9 những ngày này quả thật kinh khủng. Bên cạnh việc phải hoàn thành các bài học, bài thi trên lớp, ứng với mỗi môn thi các em còn phải học thêm ở trung tâm hay luyện cùng gia sư. Số học sinh học thêm trung bình 2 buổi/tuần/môn với 3 môn Văn – Toán – Tiếng Anh, 1 buổi cho môn thứ tư (nếu có) không hiếm. Nhiều em cho biết gần như không có thời gian để ăn cơm nhà, vì ăn sáng trên xe bố mẹ, trưa ăn ở trường, chiều rời trường mua tạm hộp cơm đến lớp học thêm… Có em cho biết chỉ mong nhanh thi xong, em có thể ngủ liền hai, ba ngày cho bõ tình trạng thiếu ngủ.
Tăng tốc ôn luyện cho thi cử là cần thiết nhưng việc tạo áp lực quá mức cho con em lại là điều đáng lo ngại. Hiện, đề thi vào lớp 10 ở tất cả địa phương đều đã được các Sở GD&ĐT xác định rõ nằm trong chương trình lớp 9. Các trường THCS ngay từ đầu năm học đã có kế hoạch dạy học hướng đến kỳ thi chuyển cấp. Không chỉ tăng tiết các môn dự kiến thi, ưu tiên giáo viên giỏi cho lớp cuối cấp, nhiều trường còn quan tâm chỉ dạy cho học sinh những kỹ năng làm bài phù hợp với yêu cầu đổi mới của đề thi.
Như tại TPHCM, dạng bài ứng dụng, vận dụng trong thi môn Toán đã được đưa vào quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá ở cơ sở vài năm nay. Hay trước một số thay đổi về đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Tiếng Anh năm nay, các giáo viên đã ra đề kiểm tra theo hướng gần giống để học sinh làm quen, nhất là việc thêm vào đề 4 câu hỏi về phát âm. Ở Hà Nội, giáo viên đã quan tâm đến việc dạy học sát với yêu cầu thi môn Lịch sử từ ngay học kỳ II…
Video đang HOT
Với những nỗ lực của nhà trường trong tổ chức dạy học hướng đến kỳ tuyển sinh 10 như hiện nay, thiết nghĩ phụ huynh không cần cho con em đi học thêm quá nhiều. Chỉ cần học sinh nắm chắc kiến thức trên lớp, kết hợp với luyện bài trong sách giáo khoa, sách bài tập là khá ổn, môn nào còn yếu mới cần bổ trợ.
Thay vì cho con đi học thêm tràn lan, bố mẹ hãy quan tâm và chia sẻ việc học với con để giảm áp lực; hướng con nâng cao tinh thần tự giác và tính tự học để vừa phát huy được hết năng lực, vừa cân bằng sức khỏe thể chất và tâm thần.
Song song với việc đồng hành cùng con trẻ, việc cha mẹ chủ động thay đổi tư duy, hướng đến các giải pháp khác nhau sau THCS có ý nghĩa rất quan trọng. Thực tế, học sinh tốt nghiệp THCS vẫn còn nhiều cơ hội rộng mở nếu không vào lớp 10 công lập, như có thể chọn trường ngoài công lập, các trung tâm GDTX, trường nghề với mô hình 9 cộng … Dù ngành Giáo dục nỗ lực nhưng khi số lượng trường học/dân cư vẫn còn chênh, chủ trương phân luồng đòi hỏi giảm sâu chỉ tiêu vào công lập, các giải pháp kỹ thuật tuyển sinh chỉ giải quyết một phần độ nóng. Thái độ và sự lựa chọn của phụ huynh, học sinh sau THCS mới kỳ vọng là giải pháp ý nghĩa giúp giảm nhiệt cho kỳ thi, giảm áp lực cho con trẻ; góp phần quan trọng trong công tác phân luồng sau THCS.
Nhiều hướng đi sau lớp 9
Sở GD-ĐT TP.HCM đã công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập năm 2020 - 2021. Theo chỉ tiêu lớp 10 công lập với hơn 66.000 thì dự kiến có gần 20.000 học sinh không trúng tuyển.
Học sinh Trường trung cấp Việt Giao (TP.HCM) trong giờ thực hành nghiệp vụ buồng phòng du lịch khách sạn. Đây là một trong những trường tuyển nhiều học sinh vào học khi tốt nghiệp THCS - Ảnh: NHƯ HÙNG
Tôi nghĩ rằng học trường công không phải là con đường duy nhất. Học tiếp tục bậc THPT ở trường nghề, học nghề cũng là con đường sáng cho tương lai.
Ông NGUYỄN VĂN LÂM (phó giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM)
Hướng đi nào cho những em này?
Còn nhiều lựa chọn
Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, nếu không đậu vào các trường THPT công lập, học sinh có thể chọn tiếp tục học ở các trường tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX). Ông Nguyễn Văn Hiếu - phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM - cũng cho hay những em không đậu lớp 10 công lập vẫn còn nhiều lựa chọn tại các trường trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
"TP.HCM có hơn 100.000 học sinh hoàn thành THCS nhưng có 82.000 em tuyển sinh vào lớp 10. Nghĩa là hơn 20.000 em đã xác định được việc học ở bậc THPT. Và sau kỳ thi, khoảng 20.000 em đó sẽ lựa chọn ở các trường ngoài công lập, GDTX và hệ thống các trường giáo dục nghề nghiệp. Tổng chỉ tiêu tôi nắm được từ các hệ này là hơn 35.000. Tức là tất cả học sinh đều có quyền lựa chọn sau THCS rất thuận tiện" - ông Hiếu nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Hiếu thông tin thêm: "Hiện nay chương trình GDTX và THPT giống nhau. Các em chọn trường trung cấp chuyên nghiệp đi làm phụ giúp gia đình sau đó học liên thông vẫn được. Hoặc các em chọn trung tâm GDTX tại địa phương cho gần nhà, đi lại tiện. Nhìn chung, phải đặt việc chọn trường sao cho phù hợp với hoàn cảnh của mình lên trước tiên...".
Đa dạng ngành nghề
Theo thống kê của Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM, hiện thành phố có 567 cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: 52 trường cao đẳng, 65 trường trung cấp, 86 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 364 cơ sở khác có hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Năm 2019, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cung cấp cho thị trường lao động gần 250.000 người tốt nghiệp các trình độ. Chất lượng đào tạo một số lĩnh vực như điều dưỡng, dược sĩ, y sĩ... được quan tâm tuyển dụng. Bình quân, khối trung cấp có gần 80% học sinh tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo, khối cao đẳng thì có gần 82%.
Ông Nguyễn Văn Lâm, phó giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM, đánh giá: "Công tác tuyển sinh các hệ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp trong năm 2019 vượt chỉ tiêu đề ra. Trong đó có 9 ngành dịch vụ tiếp tục chiếm tỉ trọng cao trong tổng số người học tuyển mới (chiếm hơn 75%), còn lại là 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu và nghề tự do, dịch chuyển lao động".
Ông Lâm dẫn cụ thể ngành cơ khí điện, điện công nghiệp, công nghệ thông tin, đó là những ngành nhu cầu xã hội cao. "Dẫn như thế để các em học sinh cân nhắc lựa chọn ngành trong đa dạng các ngành ở hệ thống giáo dục nghề nghiệp" - ông Lâm nói.
Giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp
Cô Hồng Thị Thanh Thủy, phó hiệu trưởng Trường CĐ Nghề TP.HCM, cho biết: "Môi trường học tập ở trường chúng tôi luôn chào đón các em. Hiện tại chỉ tiêu chung cho cả cao đẳng, trung cấp là 1.775 em, tăng 10% so với năm trước. Hiện trường có 14 nghề đào tạo. Các em hoàn thành THCS vào đây học tiếp THPT hệ GDTX do trường kết hợp với Trung tâm GDTX - hướng nghiệp dạy nghề Gia Định dạy tại trường, song song với học nghề tự chọn mà các em thích. Các em chỉ học 1 năm rưỡi, năm cuối cấp tập trung học văn hóa nhiều hơn để thi hoàn thành THPT. Sau đó có thể liên thông lên cao đẳng".
Về cơ hội việc làm, cô Hồng Thị Thanh Thủy thông tin trường sẽ giới thiệu việc làm cho các em sau khi ra trường bởi trường có liên kết với doanh nghiệp để đảm bảo việc làm cho sinh viên.
Trong khi đó, thạc sĩ Nguyễn Đăng Lý - hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TP.HCM - cho biết hai năm qua trường đang áp dụng chương trình đào tạo 9 hệ cao đẳng (gồm đào tạo 7 môn văn hóa phổ thông) để đón các em học sinh hoàn thành THCS. Số học sinh đăng ký mỗi năm đều tăng.
"Số học sinh lớp 9 vào trường nghề theo hướng đào tạo này không những tăng về số lượng, mà cả chất lượng. Năm đầu tiên chỉ 20% số học sinh giỏi, năm tiếp theo con số này tăng lên 34,7%. Năm nay tiếp tục triển khai chương trình đào tạo đó. Trường áp dụng dạy 7 môn văn hóa và kèm dạy cao đẳng nghề cho học sinh ngay khi các em bước vào học chương trình lớp 10, 11".
Ông Lý cho biết thêm: "Các em có thể chọn những ngành đào tạo đại trà như: dược, quản trị doanh nghiệp, quản trị nhà hàng khách sạn, điện công nghiệp... hoặc các chương trình chất lượng cao, chương trình quốc tế mà trường liên kết".
Nhiều con đường học tập khác nhau
Thạc sĩ Trần Thanh Hải - hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông - nói: "Có nhiều môi trường, nhiều con đường học tập khác nhau. Chỉ tiêu tuyển sinh của trường năm nay là gần 1.000, các em sẽ học hệ GDTX được trường phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên đào tạo văn hóa cho học sinh. Đồng thời có các nghề thông dụng phù hợp như điều dưỡng, chăm sóc sắc đẹp, thiết kế đồ họa, công nghệ...".
Sinh viên trường nghề Hà Tĩnh "ra lò" thu nhập 10 triệu đồng/tháng Tham gia đào tạo nghề theo chuẩn quốc tế, sinh viên trường nghề ở Hà Tĩnh có 2 tấm bằng cao đẳng và ra trường có việc làm thu nhập trên dưới 10 triệu đồng/tháng. Năm 2016, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh và Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh tuyển sinh đào tạo chương trình đào tạo...