Áp lực đổi mới, cải cách bủa vây thầy cô

Theo dõi VGT trên

Đổi mới giáo dục theo kiểu “ăn đong”, không có kế hoạch dài hơi làm cho thầy cô “chạy theo” mệt mỏi.

Thời gian gần đây, trước sức ép của xã hội về việc phải đổi mới, cải cách giáo dục, Bộ GD&ĐT liên tục có sự thay đổi về phương pháp dạy và học, đổi mới thi cử… Tuy nhiên, sự đổi mới theo kiểu “ăn đong”, không có kế hoạch dài hơi làm cho thầy cô “chạy theo” mệt mỏi.

Sự đổi mới khập khiễng

Không ít sự thay đổi giáo dục của Việt Nam dập khuôn theo nước ngoài. Và chính sự áp dụng không phù hợp với tình hình thực tế đã gây khó cho thầy cô. Đơn cử mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN) xuất phát từ mô hình trường học mới (EN) được thực hiện tại Colombia.

Dù EN được UNESCO, Ngân hàng Thế giới coi là mô hình có chất lượng tốt, nhưng khi áp dụng tại Việt Nam do cơ sở vật chất chưa đáp ứng, trình độ của thầy cô, tư duy của học sinh… chưa theo kịp nên kết quả thu được khá hạn chế, thậm chí phụ huynh một trường tiểu học ở Nghệ An còn kéo nhau đến trường phản đối cách dạy theo mô hình VNEN.

Áp lực đổi mới, cải cách bủa vây thầy cô - Hình 1

Thầy cô chịu nhiều áp lực từ việc đổi mới. Ảnh minh họa.

Là một giáo viên phải dạy theo mô hình VNEN, cô T. – một giáo viên tiểu học quận Long Biên, Hà Nội – chia sẻ: “Sĩ số mỗi lớp ở các trường công lập thường trên dưới 50 học sinh, dạy theo mô hình VNEN với thiết kế dạy học chủ đạo là hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân, giáo viên không thể bao quát được tất cả học sinh. Vì thế, em nào tiếp thu nhanh thì theo kịp, em nào chậm dễ bị hổng kiến thức.

Cách dạy này yêu cầu giáo viên hằng ngày phải nhận xét bài vở của từng học sinh thì chúng tôi lấy đâu ra thời gian soạn giáo án, làm sổ tích lũy, sổ tay lên lớp… chứ chưa nói đến thời gian dành cho gia đình”.

Cô Q. – giáo viên THCS quận Hoàng Mai, Hà Nội – than phiền: “Mỗi tháng chúng tôi dạy 4-5 lớp, phải nhận xét hàng trăm học sinh theo 3 tiêu chí: kiến thức, năng lực, phẩm chất – quả là áp lực rất lớn. Thế là rảnh lúc nào, giáo viên lại phải lôi sổ ra ghi nhận xét.

Nhận xét quá nhiều khiến chúng tôi bí từ, không tìm ra từ ngữ sát hợp với từng học sinh dẫn tới tình trạng trùng lặp, sáo mòn và cụm từ được lặp đi lặp lại nhiều nhất là: ‘Em có tiến bộ’, ‘Em cần cố gắng’…

Giáo dục mỗi nước có một đặc thù riêng, trong khi chúng ta thường bắt chước mô hình giáo dục ở nước ngoài theo kiểu dập khuôn, máy móc nên đôi khi phản tác dụng”.

Nỗi sợ làm ‘chuột bạch’

Cô M. – giáo viên tiểu học ở quận Cầu Giấy, Hà Nội – mệt mỏi với Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT.

“Thông tư 30 yêu cầu chúng tôi bỏ chấm điểm thường xuyên, kiểm tra đánh giá bằng nhận xét. Một lớp học trên 50 học sinh, chúng tôi phải nhận xét từng học sinh với rất nhiều mục, rất nhiều nội dung. Về nhà còn phải chấm bài lấy đâu ra thời gian nghiên cứu bổ sung, đào sâu giáo án, đọc sách để nâng cao trình độ…

Bất cập hơn là ngày thường không cho điểm, nhưng đánh giá cuối kỳ, cuối năm học lại bằng điểm số. Học sinh quen với việc cô giáo không cho điểm, đến khi làm bài kiểm tra không khỏi bỡ ngỡ.

Video đang HOT

Đã không đánh giá bằng điểm số thì cuối năm chỉ nên ghi là học sinh hoàn thành việc học tập, chứ nếu ghi vào giấy khen là: Khen thưởng toàn diện (ngầm hiểu là tương đương với học sinh giỏi), khen thưởng bộ môn (ngầm hiểu là tương đương với học sinh tiên tiến) thì chỉ là thay cách khen thưởng này bằng cách khen thưởng khác thôi” – cô M. góp ý.

Thầy T. – giáo viên THPT quận Cầu Giấy, Hà Nội – ngán ngẩm với những thay đổi như chong chóng của Bộ GD&ĐT về phương pháp thi cử.

Theo thầy T., Bộ không có kế hoạch dài hơi, mà ăn đong từng năm gây xáo trộn, lúng túng cho giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện. Trong khi kiểu thi chi phối quá trình dạy, nhưng Bộ cứ đầu năm thông báo sự đổi mới thì cuối năm thực hiện ngay.

Năm nay, Bộ GD&ĐT dự kiến phương án thi mới cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 theo hình thức thi trắc nghiệm, trừ môn Văn. Vậy là lại diễn ra tình trạng trường dạy tự luận nhưng khi thi lại thi trắc nghiệm. Chỉ còn chưa đầy một năm, nhà trường cũng chỉ luyện cho học sinh biết cách làm đề thi trắc nghiệm, còn để làm tốt học sinh phải đi luyện ở trung tâm.

Nếu có sự thay đổi thì từ khi duyệt phương án đến khi thực hiện phải kéo dài 3 năm thầy trò mới đủ thời gian thích ứng.

“Nhà trường cũng yên cầu các tổ bộ môn thay đổi cách dạy cho phù hợp với kiểu thi mới nhưng với đồng lương bèo bọt mà bắt chúng tôi năm nào cũng phải chạy theo đổi mới, vừa nhuần nhuyễn được cách này lại thay đổi cách khác thì chúng tôi chỉ thực hiện đối phó thôi.

Mỗi lần thay đổi, thử nghiệm, chúng tôi sợ lắm, vì mình và học sinh bị đem ra làm chuột bạch” – thầy T. tâm sự.

Áp lực chạy theo thành tích

Phần lớn giáo viên được hỏi đều cho rằng những tiết dự giờ, thao giảng mang tính hình thức, không phản ánh đúng thực chất chất lượng dạy và học. Trừ những tiết dự giờ đột xuất, còn lại các tiết dự giờ đều được báo trước. Thế là cô trò tập dượt trước hàng tuần, thậm chí hàng tháng cho trôi chảy các khâu.

Thường để khỏi bị “cháy” giáo án, thầy, cô thường chọn những lớp khá, giỏi để “diễn”, chỉ định học sinh khá, giỏi trả lời câu hỏi, thậm chí cô trò còn quy ước với nhau khi cô nhíu mày thì trò làm gì, cô nhăn trán thì trò làm gì. Ngày thường có thể dạy chay, nhưng trong những tiết dự giờ là đầy đủ dụng cụ giảng dạy, thậm chí giảng dạy theo giáo án điện tử.

Môn năm bao nhiêu tiết dự giờ từ tổ bộ môn, ban giám hiệu, phòng giáo dục đến Sở, Bộ. Ngoài ra, giáo viên còn phải tham gia các cuộc thi thao giảng để chào mừng Ngày nhà giáo, mừng Đảng, mừng xuân…

Không những thế, thầy cô còn ngán ngẩm nhất với cuộc thi giáo viên dạy giỏi từ cấp trường, cấp huyện đến cấp thành phố. Theo họ, những cuộc thi này cũng mang tính hình thức, cũng tập dượt trước giống như các cuộc dự giờ, có khác chăng là có chấm điểm và xếp loại.

Ngoài thi giáo viên dạy giỏi còn có các cuộc thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, tổng phụ trách giỏi, giáo viên quản lý giỏi… Mà hầu hết các cuộc thi gần như là giáo viên bị chỉ định phải tham dự.

Cô Q. cho rằng: “Các cuộc thi giáo viên dạy giỏi thực chất là những giờ diễn, cô trò là diễn viên và giám khảo là khán giả. Buồn hơn là mỗi lần đi thi, giáo viên mải lo chuẩn bị cho việc thi cử nên chểnh mảng với việc dạy trên lớp, tội cho học sinh”.

Thầy T. cũng ngao ngán: “Nếu để tiết học diễn ra tự nhiên thì giám khảo sẽ không cho điểm cao. Đi thi không được giải là Ban giám hiệu nhà trường không vui vì ảnh hưởng tới thành tích. Tôi mong Bộ bỏ những cuộc thi vô bổ mà gây tốn kém này đi cho giáo viên đỡ mệt”.

Ngoài những áp lực kể trên, thầy cô giáo còn chịu sức ép từ phía nhà trường phải cho học sinh điểm cao, trong khi kết quả thực tế khá thấp vì danh hiệu thi đua của trường, vì chế độ cộng điểm khi thi lên cấp, vì các trường cao đẳng, đại học xét tuyển hồ sơ.

Đấy là chưa kể sức ép từ phía xã hội, từ phía phụ huynh học sinh, nỗi buồn bởi học sinh, xã hội thiếu tôn trọng… Chính bởi sức ép đè nặng mà tình yêu nghề, lòng đam mê với nghề trong họ cứ vơi dần.

“Theo một khảo sát cách đây vài năm, tôi đã hỏi hơn 500 giáo viên ở 3 cấp với câu hỏi: Nếu được chọn lại nghề khác thì ông (bà) có chọn nghề dạy học nữa không?

Kết quả là số giáo viên không còn muốn làm nghề giáo ở cấp tiểu học là 40,9%, cấp THCS là 59%, và THPT là 52,4%. Thế là có ít nhất một nửa giáo viên hiện nay không muốn làm nghề dạy học nữa”. PGS.TS Vũ Trọng Rỹ (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam).

Theo Thanh Thu / VOV

Học sinh cuối cấp muốn bỏ học vì... cải cách

Bước vào năm học mới nỗi lo về học thêm chưa xong, phụ huynh, học sinh lại phải cõng thêm nỗi lo mô hình học VNEN, những đổi mới của kỳ thi THPT quốc gia 2017.

Nhân sự kiện năm học mới mục "Đừng im lặng" có đăng hai bài viết Chủ quan khi triển khai đại trà VNEN và bài Kính thưa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau khi hai bài viết đăng lên có rất nhiều bình luận, góp ý đa chiều của bạn đọc về mô hình học VNEN, những đổi mới về tuyển sinh THPT quốc gia năm 2017 gửi đến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mô hình VNEN người khen kẻ chê

Trong bài Kính thưa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có viết: "Ngày 18/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn số 4068/BGDĐT - GDTrH gửi Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai VNEN năm học 2016-2017.

Bộ trưởng Bộ GDĐT để nghị các địa phương triển khai VNEN trên cơ sở tự nguyện. Tuy nhiên, Bộ GDĐT không hướng dẫn việc thực hiện nguyên tắc tự nguyện".

Học sinh cuối cấp muốn bỏ học vì... cải cách - Hình 1

Học sinh cuối cấp muốn bỏ học vì... cải cách!

Sau khi đọc xong bạn Đỗ Quang Đán viết: "Nhỡn tiền là giáo dục kiểu VNEN chưa hợp với xứ ta. Nhưng bộ GDĐT cứ cố áp đặt thành ra nên sự. Hãy nhìn thẳng vào sự thật chứ Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ không thể tung ra lời tự nguyện.

Liệu VNEN các vị khen hay mà sao giáo viên và phụ huynh kêu giời? Chỉ đạo của bộ chủ quản kiểu này thì giáo dục đi về đâu?

Chúng ta có cách học, cách dạy Việt Nam, chứ không thể bê nguyên xi cách làm của thế giới về áp vào. Hãy nhìn thẳng vào thực trạng, chứ không thể tư duy đổi mới nửa vời, giở trăng giở đèn là giáo dục càng tụt dốc đó".

Bạn cũng dẫn chứng thêm: "Hãy nhìn từ cấp phổ thông đi xuống, đào tạo cử nhân cho đến thạc sĩ, tiến sĩ quá lãng phí vì các trường ĐH có coi trọng chất lượng đâu? Ông Bộ trưởng cần nhìn lại tư duy các cục, vụ, viện, các chuyên gia giáo dục của bộ đang như đứng trên giời xanh nhìn xuống trần gian xa thực tế lắm.

Nhiệm kỳ 5 năm vèo trôi không tư duy giáo dục cho tử tế thì sẽ làm khổ tương lai con cháu, giáo dục không thể là cái lò đốt tiền dân, tiền nhà nước được".

Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến bạn đọc đồng tình với mô hình học VNEN. Bạn Lê Nga viết: "Tôi thấy mô hình VNEN rất hay, tất cả vì học, tránh sa vào lối dạy - học giáo điều, cứng nhắc. Giáo viên có tâm, năng lực, yêu nghề mến trẻ sẽ thực hiện tốt, giúp học trở thành con người chủ động, tự giác.

Số phản đối chủ yếu là giáo viên lười, thiếu kỹ năng, trình độ, chưa tâm huyết, một số phụ huynh nghe giáo viên bàn lùi, hù dọa, họ lại chưa hiểu mô tê gì. Hơn nữa người Việt hay có tính bảo thủ, cố chấp, a dua...

Mô hình này sau hàng chục năm nghiên cứu mới triển khai một cách từ từ chứ không phải đồng loạt ngay tức khắc. Bộ GD&ĐT nếu nhụt chí, 'đẽo cày giữa đường' thì giáo dục không thể thay đổi, đất nước mãi giẫm chân tại chỗ như lâu nay".

Bên cạnh đó, bạn đọc LinhDuong cũng góp ý nên học các nước đã thành công về mô hình học này. Bạn viết: "Hãy nhìn Hàn Quốc, Singapore mà học cách cải tiến. Tôi cho rằng mình vẫn loay hoay trong cái vòng rất lẩn quẩn, đừng biến cả một thế hệ là chuột bạch một điều thật nguy hiểm thưa các nô bộc của dân".

Muốn bỏ học vì cải cách

Hai năm gần đây những quy chế trong kỳ thi THPT Quốc gia thay đổi khiến nhiều học sinh lớp 12 đứng ngồi không yên. Vừa qua tại cuộc họp báo đầu năm học 2016- 2017, bộ lại mới tiết lộ về những thông tin mới về tuyển sinh năm 2017, nhiều học sinh 12 lại thâp thỏm.

Bạn Minh Trương viết: "Năm nay con 12 thật sự con rất muốn bỏ học từ khi nghe những quyết định đổi mới. Thưa bộ, một ngày chúng con học từ 7 giờ sáng đến 4 giờ chiều (học chính khóa), chúng con phải cặm cụi cho những môn chúng con không hề yêu thích.

Thật sự ba môn Toán, Văn, Anh là quá đủ để chiếm cả một ngày học của chúng con rồi. Bộ không biết hay cố tình không biết? sức ép của bộ xuống giáo viên, rồi giáo viên đè nặng đau đớn với học sinh như thế nào? Giá mà bộ làm, hoàn thành tất cả trong năm trước, công bố vào đầu năm nay thì chúng con sẽ biết đi theo hướng nào.

Một tuần rồi, con không học được gì cả, bộ cứ im lặng và chưa xác minh được những quyết sách đúng đắn của mình. Con mong bộ có thay đổi thế nào, hãy để chúng con được học và chọn ban mình yêu thích. Đừng bắt chúng con đang học xã hội mà ôn cả tự nhiên, như vậy thật sự chúng con không thiết học và sống nữa".

Nhiều phụ huynh cũng mất ăn, mất ngủ vì phải chứng kiến cảnh thay đổi, cải cách đến chóng mặt. Bạn MinhDang viết: "Cầu xin Bộ GDĐT cải cách giáo dục ít thôi! Người dân chúng tôi đã vô cùng kinh sợ rồi.

Mỗi một lần các vị cải cách là một lần con em chúng tôi biến thành chuột bạch cho các vị làm thí nghiệm, mỗi lần các vị nổi hứng lên cải cách là một thế hệ của đất nước này 'đi tong'. Mà thật ra cái sự cải cách của các vị nào có mới mẻ, phát triển với tiến bộ gì đâu? nó vẫn thế nếu không nói là còn thêm tụt hậu.

Các vị hãy tự xem chất lượng tuyển sinh của ngành sư phạm (đầu vào của giáo viên), các vị hãy nhìn xem chất lượng 99% học sinh khá giỏi thì sẽ có bao nhiêu em đọc chưa thông, viết chưa thạo... Như thế đấy: thầy chẳng ra thầy thì mong muốn trò ra trò làm sao được? chỉ có thể nói: thầy nào, trò nấy mà thôi".

Mặt khác, nhiều bạn đọc cũng chỉ ra vấn nạn bằng cấp hiện nay ở nước ta. Bạn Teuong viết: "Vắt kiệt sức ra học cũng chỉ vì thi đại học đấy. Ở Việt Nam, lúc nào cũng bằng đại học bằng này bằng kia. Đừng bảo là 'đại học không phải là cánh cửa duy nhất đến thành công'.

Câu nói đấy chỉ đúng với các nước phương Tây có nền giáo dục tiên tiến thôi, ở Việt Nam hiếm lắm. Từ hôm nghe tin kỳ thi tốt nghiệp năm nay có thể thi 7 môn thì bọn bạn cháu kinh hãi lắm Bộ trưởng.

Các vị cho rằng chỉ quan tâm đến các môn trọng tâm là học tủ, học sinh không chịu tư duy vậy sao các vị không tuy duy xem cải cách thế nào là hay thì làm một lần luôn đi. Học sinh bọn cháu đâu phải chuộc bạch thì nghiệm. Mong ngài đọc được dòng này".

Bạn Nguyễn Thị Thu Hồng cũng bổ sung: "Đổi mới để tiến bộ thì rất tốt, nhưng phải trọng tâm trọng điểm và phải phù hợp với thể chất của con em nước ta".

Theo Ngô Chuyên/Lao Động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Xót xa clip dừng xe đạp nghe điện thoại, nữ công nhân bị xe khách lùi cán tử vong tại chỗXót xa clip dừng xe đạp nghe điện thoại, nữ công nhân bị xe khách lùi cán tử vong tại chỗ
16:15:22 24/12/2024
Châu Đăng Khoa mắng thẳng mặt một nữ ca sĩ là "vô liêm sỉ"Châu Đăng Khoa mắng thẳng mặt một nữ ca sĩ là "vô liêm sỉ"
16:48:04 24/12/2024
Mỗi ngày bỏ 70 nghìn đồng mua vé số, chọn con số "đen đủi" nhiều người tránh, người đàn ông trúng luôn 2 giải độc đắc 67 tỷ đồngMỗi ngày bỏ 70 nghìn đồng mua vé số, chọn con số "đen đủi" nhiều người tránh, người đàn ông trúng luôn 2 giải độc đắc 67 tỷ đồng
16:37:50 24/12/2024
Cái kết "gậy ông đập lưng ông" cho nữ diễn viên hạng A làm tiểu tam, dùng mọi thủ đoạn để "săn" đại giaCái kết "gậy ông đập lưng ông" cho nữ diễn viên hạng A làm tiểu tam, dùng mọi thủ đoạn để "săn" đại gia
14:15:06 24/12/2024
Phương Lan phản hồi vụ bị chồng tố thường xuyên tụ tập, đi nhậu về khuyaPhương Lan phản hồi vụ bị chồng tố thường xuyên tụ tập, đi nhậu về khuya
14:18:34 24/12/2024
Xét xử 17 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu, giai đoạn 2: Đại diện Cục Hàng không Việt Nam vắng mặtXét xử 17 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu, giai đoạn 2: Đại diện Cục Hàng không Việt Nam vắng mặt
16:28:27 24/12/2024
Sự thật đắng ngắt đằng sau khoảnh khắc Hyun Bin đắm đuối nhìn trộm Son Ye JinSự thật đắng ngắt đằng sau khoảnh khắc Hyun Bin đắm đuối nhìn trộm Son Ye Jin
14:20:59 24/12/2024
Nam Thư bị "tóm" xuất hiện bên 1 người đàn ông "lạ mà quen", biểu hiện thấy ống kính gây chú ýNam Thư bị "tóm" xuất hiện bên 1 người đàn ông "lạ mà quen", biểu hiện thấy ống kính gây chú ý
14:11:07 24/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Công an tỉnh Bắc Giang bắt giữ hơn 40 vụ ma túy trong một tuần

Công an tỉnh Bắc Giang bắt giữ hơn 40 vụ ma túy trong một tuần

Pháp luật

19:44:00 24/12/2024
Điển hình, qua công tác nắm tình hình, Công an huyện Hiệp Hòa xác định Nguyễn Văn Đoàn (SN 1968, trú tại thôn Trung Hòa, xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) là đối tượng từng có tiền án về hành vi Đánh bạc .
Cựu tuyển thủ Lê Sỹ Mạnh đánh trọng tài khiến dân mạng phẫn nộ

Cựu tuyển thủ Lê Sỹ Mạnh đánh trọng tài khiến dân mạng phẫn nộ

Sao thể thao

19:41:04 24/12/2024
Đoạn video cựu cầu thủ Lê Sỹ Mạnh đánh trọng tài gây xôn xao trên mạng xã hội. Đây là hình ảnh từ trận đấu thuộc một giải bóng đá phong trào diễn ra tại TP.HCM, được phát trực tiếp trên mạng xã hội.
Hỏa hoạn tại Tháp Eiffel ngay trước thềm Giáng sinh

Hỏa hoạn tại Tháp Eiffel ngay trước thềm Giáng sinh

Thế giới

19:33:55 24/12/2024
Một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại Tháp Eiffel ở Paris chiều 24/12, ngay trước thềm Lễ Giáng sinh khiến mọi người phải sơ tán.
Bí ẩn xác ướp "người ngoài hành tinh" tiếp tục gây chấn động với phát hiện mới chứng minh "không thể là con người"

Bí ẩn xác ướp "người ngoài hành tinh" tiếp tục gây chấn động với phát hiện mới chứng minh "không thể là con người"

Lạ vui

18:13:26 24/12/2024
Mới đây, vụ việc về những xác nghi là người ngoài hành tinh bí ẩn ở Peru tiếp tục gây tranh cãi sau khi hai sinh vật mới được đặt tên là Paloma và Antonio được công bố.
Hôm nay nấu gì: 4 món dân dã mà ngon cho bữa tối

Hôm nay nấu gì: 4 món dân dã mà ngon cho bữa tối

Ẩm thực

17:16:43 24/12/2024
4 món dân dã mà ngon cho bữa tối. Không cầu kỳ nhưng bữa cơm này chắc chắn cả nhà sẽ rất thích vì quá đậm đà, ngon miệng.
Sao Việt 24/12: Bảo Thy hội ngộ Vương Khang, tiết lộ điều bất ngờ

Sao Việt 24/12: Bảo Thy hội ngộ Vương Khang, tiết lộ điều bất ngờ

Sao việt

16:55:14 24/12/2024
Bảo Thy và Vương Khang hội ngộ trong một sự kiện. Nữ ca sĩ tiết lộ người bạn thân Vương Khang đã giảm cân để có thân hình thon gọn hơn.
Trang Pháp lên tiếng sau khi bị producer tố "cướp công", netizen có phản ứng trái chiều

Trang Pháp lên tiếng sau khi bị producer tố "cướp công", netizen có phản ứng trái chiều

Nhạc việt

16:45:21 24/12/2024
Tối hôm 23/12, MXH có 1 phen dậy sóng khi music producer Nemo (Trần Huy Hùng) đã lên bài tố cáo Trang Pháp có hành vi ăn cắp chất xám , chỉ 4 ngày sau khi MV Bê Trap được phát hành.
Loạt thành tích đáng nể của nữ sinh "gương mặt đẹp nhất" Hoa hậu sinh viên 2024

Loạt thành tích đáng nể của nữ sinh "gương mặt đẹp nhất" Hoa hậu sinh viên 2024

Netizen

16:39:23 24/12/2024
Không chỉ sở hữu gương mặt chuẩn tỉ lệ vàng, Vũ Thủy Tiên còn sở hữu loạt thành tích học tập ấn tượng khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Sốc nặng ảnh "nữ thần" Chung Hân Đồng phát tướng khó nhận ra sau scandal bị leak ảnh riêng tư

Sốc nặng ảnh "nữ thần" Chung Hân Đồng phát tướng khó nhận ra sau scandal bị leak ảnh riêng tư

Sao châu á

16:12:28 24/12/2024
Trong lần xuất hiện hiếm hoi sau ồn ào bị nam ca sĩ kém 19 tuổi Dư Diễn Long phát tán hình ảnh riêng tư, Chung Hân Đồng khiến khán giả choáng nặng với thân hình tròn trịa, nặng nề.
Cặp đôi Hoa ngữ lộ clip "khóa môi" cháy hơn chữ cháy: Nhà trai hôn như muốn "nhai" luôn nhà gái, đập tan tin đồn bất hòa

Cặp đôi Hoa ngữ lộ clip "khóa môi" cháy hơn chữ cháy: Nhà trai hôn như muốn "nhai" luôn nhà gái, đập tan tin đồn bất hòa

Hậu trường phim

16:06:34 24/12/2024
Bị đồn bất hòa, không có cảnh hôn nào trong phim ngôn tình mới, cặp đôi này bất ngờ có màn khóa môi cực cháy khiến fan rần rần.
Lướt "tóp tóp" quá 180 phút, tôi học lỏm được 5 chiêu tái chế đồ đỉnh "kịch trần" từ cư dân mạng

Lướt "tóp tóp" quá 180 phút, tôi học lỏm được 5 chiêu tái chế đồ đỉnh "kịch trần" từ cư dân mạng

Sáng tạo

15:58:37 24/12/2024
Một bài đăng trên mạng xã hội Douyin (TikTok Trung Quốc) đang nhận được nhiều sự quan tâm của dân mạng về cách tái sử dụng 5 món đồ vô tri trong cuộc sống.