Áp dụng đúng 4 nguyên tắc này, dù có thất nghiệp bất ngờ chị em nội trợ nắm kinh tế gia đình cũng không lo cảnh “chết đói”
Chỉ cần áp dụng đúng 4 nguyên tắc chi tiêu tiết kiệm dưới đây, đảm bảo các gia đình sẽ an tâm hơn trong vấn đề tài chính kể cả khi bạn bị thất nghiệp bất ngờ.
Không chỉ trong thời buổi kinh tế khó khăn, bài toán kinh tế, chi tiêu tiết kiệm đã không quá lạ lẫm đối với nhiều bà nội trợ trong gia đình. Làm cách nào để ăn tiêu vừa đủ, không phung phí để còn dành dụm được một khoản kha khá lo tính chuyện “đại sự” khác nữa.
Thay vì ăn tiêu không theo tính toán rồi chật vật với việc không đủ tiền tiêu cuối tháng thì các bà nội trợ vẫn có thể rủng rỉnh tiền tiết kiệm nếu biết áp dụng đúng 4 nguyên tắc chi tiêu dưới đây.
1. Nguyên tắc “ hũ gạo cứu đói”
Chị em nên thực hiện nguyên tắc này mỗi ngày và áp dụng đều đặt theo kỷ luật. Nguyên tắc này rất đơn giản như sau: Dành 10% số tiền tiêu trong ngày để tiết kiệm.
Ví dụ, gia đình bạn chi tiêu 1 ngày khoảng 300.000 đồng. Bạn hãy bỏ 30.000 đồng vào ngăn ví riêng hoặc lợn đất. Số tiền này tương đương với 10% chi tiêu của ngày hôm đó. Số tiền 30.000 đồng có thể là nhỏ so với chi phí cả gia đình nhưng nếu cộng dồn số tiền tiết kiệm ấy trong 1 tháng/ 1 năm/ nhiều năm bạn sẽ thấy khoản tiền lớn đến bất ngờ.
Số tiền này bạn có thể dùng để gửi tiết kiệm, phòng khi bất trắc như đau ốm.
2. Nguyên tắc “ mackeno” (mặc kệ nó)
Đây là một nguyên tắc chi tiêu tiết kiệm của Nhật khá nổi tiếng. Nó đánh mạnh vào tâm lý của con người khi bỏ qua các lời dị nghị, bàn tán hoặc a dua mua sắm theo số đông.
Đối với người Nhật, quần áo chỉ cần chỉnh trang, phù hợp với hoàn cảnh. Ăn no, vừa miệng và cà phê đủ tỉnh táo khi làm việc. Chính vì vậy, khi nghe thấy những lời dị nghị không tốt về mình bạn hãy “mackeno”.
Video đang HOT
Bởi lẽ, nếu quần áo và thời trang hay từ chối tụ tập cùng bạn bè, không chạy theo mốt của bạn chỉ khiến người đời bàn tán vài ba hôm. Nhưng nếu cứ đuổi theo nó thì tài chính của bạn sẽ sụt giảm nghiêm trọng, bạn sẽ rơi vào rủi ro không thể thanh toán nổi cả những thứ thiết yếu nhất.
Hãy cân đo đong đếm để biết đâu là thứ tốt với bản thân mình.
3. Nguyên tắc tư duy “đại gia”
Nhiều bà nội trợ có thói quen thích mua hàng đại hạ giá, theo lố, số lượng nhiều thì được khuyến mại cái nọ cái kia. Tuy nhiên, nguyên tắc tư duy đại gia sẽ chỉ cho bạn rằng, nên dùng đồ tốt (từ đồ gia dụng tới nhu yếu phẩm hàng ngày). Bởi lẽ, tiền nào của nấy, hàng chất lượng sẽ dùng được lâu và bền. Có thể một số thứ hạn sử dụng là trọn đời.
Thay vì nhọc công suy nghĩ tới giá tiền, mẫu mã, chất lượng nhiều lần bạn nên mạnh dạn suy nghĩ thật kỹ trong 1 lần mà thôi. Lựa chọn sản phẩm tốt và dành thời gian cho những công việc khác hoặc tìm kiếm công việc kiếm tiền bổ sung.
4. Nguyên tắc cải thiện không gian sống
Nghe có vẻ hơi tốn kém nhưng lại hiệu quả rất nhiều. Biến mỗi góc nhỏ trong không gian sống trở nên hữu ích, đẹp mắt hơn sẽ là bài toán kinh tế thông minh. Ví dụ, bạn tạo góc cà phê, một phòng tập gym, một căn bếp gắn kết các thành viên trong gia đình rồi hạn chế la cà ở quán xá, giảm tiền xăng xe, góp phần bảo vệ môi trường và hơn nữa bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá cho kế hoạch tương lai.
"Ngó" mâm cơm gia đình cho 4 người ăn thoải mái chỉ bằng tiền ăn bát bún ngoài hàng 25-50 ngàn đồng mà vẫn đầy đặn, đủ dưỡng chất của hai bà nội trợ đảm
Chỉ với chi phí cực ít ỏi, chỉ với 25-50 ngàn đồng - số tiền bằng khi ăn 1 bát bún ngoài hàng, nhưng nhờ tài nội trợ của những bà vợ đảm, khéo vén mà bữa cơm gia đình vẫn đầy đủ dưỡng chất và khá đầy đặn.
Mâm cơm 50 nghìn đồng của mẹ đảm ở Hà Nội
Nhà chị Lê Thị Hoa ở Hà Trì, Hà Đông, Hà Nội có 4 người gồm 2 vợ chồng và 2 con đang học cấp 2. Thế nhưng chi tiêu tiền ăn cho 2 bữa trưa và tối ở nhà chị chưa bao giờ quá 100 ngàn đồng/2 bữa. Thậm chí có những bữa tiền ăn nhà Hoa chỉ hết khoảng 25 ngàn đồng.
"Nhà mình 2 vợ chồng thu thập mỗi tháng chỉ gần 20 triệu đồng nên đòi hỏi phải khéo vén. Ngoài lo tiền học cho con thì tiền ăn hàng ngày cũng tốn kém 1 khoản. Chưa kể, hàng tháng vẫn phải để dành 1 khoản trả tiền ngân hàng vì đầu tư mua đất. Chính bởi thế nhà mình phải tính toán tiết kiệm chi tiêu nhất có thể", chị Hoa tâm sự.
Theo chị Hoa cho biết, cứ 1 tuần chị đi chợ đầu mối 1 lần để mua thực phẩm. Bởi thế, thực phẩm nhà chị luôn sẵn trong tủ lạnh và đa dạng: "Rau thì bà ngoại lúc nào cũng cung cấp rồi, không cần phải mua rau. Còn mình chỉ đi chợ mua củ quả cũng như thịt cá về chế biến sơ qua. Sau đó bỏ tủ đông. Hôm nào ăn thì bỏ xuống ngăn mát là tiện chế biến các món ăn".
Mâm cơm 25 ngàn đồng: 20k cá rô phi, 5k bắp cải, cà nhà tự muối.
Mâm cơm 50k: 40k thịt bò, 7k đậu, 3k cần tây, rau bí bà ngoại cho.
Hầu hết các bữa ăn nhà chị Hoa thường chỉ khoảng 40-50 ngàn đồng. Nhiều bữa ăn nhà chị có hôm tính ra chỉ 25 ngàn: "Với những bữa ăn 25 ngàn đồng thì chỉ có một món rau, một món mặn rồi cà muối, sung muối. Hoặc có những hôm mua thịt ba chỉ xay nhồi với mấy bìa đậu, rau nữa cũng thành bữa cơm. Với cá thì mua loại cá nhỏ 20-25 ngàn đồng là được 1 đĩa to đùng, thoải mái ăn. Nhiều bữa như vậy ăn đơn giản nhưng khá ngon miệng mà không cần mâm cao cỗ đầy".
Rau muống bà ngoại, 47k thịt ngan, 3k xả và giềng, cá rán thừa bữa trước lấy ra vi sóng ăn.
5k củ cải, 30k thịt, 5k trứng, 10k cá biển
Cũng giống như gia đình trẻ trên, gia đình chị Trịnh Hoài ở thành phố Ninh Bình cũng vậy. Nhà chị Hoài có tất cả 6 thành viên, nhưng hiện tại 2 con chị đang công tác và học trên Hà Nội. Bởi thế hiện nay nhà chỉ còn 4 người gồm 2 vợ chồng với 2 bố mẹ.
Mâm cơm 50k mua lòng, tiết về luộc.
Mâm cơm 25 nghìn đồng của mẹ đảm ở Ninh Bình
Do nhà toàn người lớn, lại ăn uống khá đơn giản nên chi tiêu tiền ăn cho mỗi bữa gia đình chưa bao giờ áp lực với nữ giáo viên Ninh Bình này. Có những hôm muốn đổi gió, mâm cơm nhà chị Hoài chỉ có 1 món nhưng đảm bảo rất ngon, không ngấy ngán.
Hoặc có ngày bữa ăn gia đình hết 100-300 ngàn đồng. Song cũng có ngày, bữa ăn gia đình chỉ hết vài chục ngàn, thậm chí có những bữa ăn chị Hoài nấu tính ra chỉ hết 25 ngàn đồng.
Mâm cơm 25k
"Với bữa ăn gia đình 25 ngàn đồng thì mình đã từng nấu khá nhiều. Ví như có thể mua 20 ngàn thịt, 5 ngàn đậu, ngoài ra là rau cỏ vườn nhà. Hoặc có thể thay đổi mâm cơm sang trứng đúc thịt với 3 quả trứng, 1 lạng thịt, lòng gà xào giá, canh rau dền cũng chỉ có giá 25-30 ngàn đồng", chị Trịnh Hoài lấy ví dụ.
Có hôm có canh cua, nem rán, mâm cơm của chị Hoài cũng chỉ dâng lên 80k.
Theo bà nội trợ này, mâm cơm gia đình nhiều hay ít tiền còn do mức chi tiêu khác nhau của mỗi nhà: "Tùy vào hoàn cảnh, sở thích ăn uống của mỗi gia đình, sự chênh lệch giá cả ở mỗi địa phương khi đi chợ và sự khéo léo bếp núc khi lựa chọn thực đơn thì mâm cơm gia đình vẫn có thể đáp ứng đầy đủ cả 3 tiêu chí: ngon, bổ, rẻ. Thực tế, nhiều người cứ phản pháo là phi lý khi giá thực phẩm nhiều nơi lại rẻ vậy nhưng như ở Ninh Bình mình, giá thực phẩm rẻ hơn ở Hà Nội rất nhiều".
Dĩ nhiên chưa tính hoa quả theo mùa.
Bà nội trợ này cũng cho biết, để vừa mua được thực phẩm rẻ lại đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ít phải đi chợ, chị Hoài hay mua của các đồng nghiệp: "Ở cùng trường mình có nhiều giáo viên nhà có vườn ao rộng nên các chị ấy trồng rau, thả cá và chăn nuôi thêm. Vì thế, chị hay mua thực phẩm nhà các cô giáo nên cũng ít phải đi chợ. Mỗi tháng mấy chị em trong trường chung nhau mổ con lợn sạch, sau đó để trong ngăn đá dùng dần. Còn gà, cá và trứng, chị cũng mua của các gia đình cô giáo vừa tươi ngon, lại chuẩn thực phẩm sạch".
Đi chợ đầu mối mấy ngày này cực đã, bà nội trợ cầm 10.000 đồng đủ rau xanh ăn cả ngày cho gia đình Giá các loại rau xanh như mùng tơi, rau ngót, rau muống rẻ đi khiến người tiêu dùng xuống tiền đi chợ mấy ngày này vui mừng như có hội. Rau xanh là thực phẩm thiết yếu trong mỗi bữa ăn của gia đình. Chẳng thế mà đi chợ, chị em vẫn quan tâm nhất hoặc ý ới hỏi nhau "Rau nay có...