Áo blue trắng trên giảng đường
Năng nổ, hoạt bát và hết lòng với mỗi bài giảng, Thạc sĩ Đinh Thị Thu, Tổ trưởng Bộ môn Điều dưỡng cơ bản, Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh được nhiều học sinh, sinh viên yêu mến quý trọng.
Một giờ dạy lý thuyết của cô Thu.
Giảng viên trẻ yêu nghề
Với tình yêu áo blue, năm 2001, tốt nghiệp phổ thông xong, nữ sinh Đinh Thị Thu đã quyết tâm thi đỗ và theo học ngành điều dưỡng của Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh. Năm 2004, tốt nghiệp ra trường, thay vì công tác ở các bệnh viện như đồng môn thì cô được giữ lại làm cán bộ giảng dạy của trường nhờ thành tích học tập tốt. Hiện chị là giảng viên dạy môn điều dưỡng cơ bản- kỹ thuật điều dưỡng của Khoa Y.
Xác định việc dạy học là nhiệm vụ trọng tâm, giảng viên Đinh Thị Thu đã dành nhiều thời gian tìm hiểu nghiên cứu tài liệu chuyên môn, soạn giáo trình giáo án, tìm hiểu và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. Với mỗi giờ dạy, cô giáo Thu đều chuẩn bị đầy đủ giáo án trước khi bước lên giảng đường. Cô Thu là giáo viên chủ nhiệm 3 lớp cao đẳng điều dưỡng của nhà trường.
Thạc sĩ Đinh Thị Thu hướng dẫn sinh viên thực hành trên mô hình.
Không chỉ có vậy, cô Thu còn tham gia nhiều cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp để nâng cao chuyên môn cũng như học hỏi kinh nghiệm từ nhiều đồng nghiệp khác. Cùng với đó, cô còn say mê nghiên cứu khoa học và có nhiều sáng kiến cải tiến như: Tạo mô hình áp dụng các mũi khâu giả định trong kỹ thuật thay băng cắt chỉ. Đề tài này đã được hội đồng khoa học nhà trường thẩm định và đã cho áp dụng rộng rãi trong giảng dạy từ năm 2012.
Tương tự là sáng kiến mô hình chăm sóc ống dẫn lưu được bắt đầu áp dụng từ năm học 2019 – 2020. Cô Thu còn làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học khảo sát kiến thức, thực hành về dự phòng và xử trí vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn của sinh viên điều dưỡng thực tập tại bệnh viện. Đề tài này được chị thực hiện từ năm 2019.
Video đang HOT
Giảng viên Đinh Thị Thu hướng dẫn sinh viên chăm sóc bệnh nhân.
Chưa dừng lại ở đó, cô Thu còn là cộng tác viên sáng lập sáng kiến “Xây dựng nhật ký lâm sàng điện tử trên ứng dụng E-Leaning của Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh”. Thạc sĩ Phạm Hoài Thương, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Cô Thu là giảng viên vững vàng luôn yêu ngành, yêu nghề, giản dị, chân thành, tận tâm với công việc, tận tình với đồng nghiệp và học sinh, sinh viên”.
Trong cuộc trò chuyện, tôi chợt nhận ra giảng viên sinh năm 1982 này trẻ hơn rất nhiều so với tuổi của cô. Tôi tự đặt câu hỏi cho mình và cũng tự đi tìm câu trả lời rằng có lẽ người nào nghiệp đó, do cô yêu nghề mến sinh viên gắn bó với tuổi trẻ nên luôn trẻ trung. Nhưng còn một lý do khác ở tâm hồn yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp và yêu ca hát.
Tiến sĩ Trần An Dương, Phó Hiệu trưởng nhà trường, giới thiệu thêm: Anh đang trò chuyện với với một “cây văn nghệ”, một giọng ca vàng của nhà trường đấy. Nhiều lần cô ấy đoạt giải nhất, nhì tại các hội diễn của trường, của ngành và của tỉnh. Suốt những năm làm công tác đoàn, phó bí thư đoàn trường, cô Thu luôn là một hạt nhân văn nghệ sôi nổi đi đầu trong các phong trào.
Được biết, những năm cô Thu làm phó bí thư đoàn trường, phong trào văn hóa, văn nghệ của trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh luôn nổi bật. Những ngày lễ, sân khấu nhà trường luôn đỏ đèn với các phần thi văn nghệ quần chúng, thi cắm hoa, các trò chơi dân gian do cô Thu phát động khởi xướng và tổ chức thực hiện.
Quả thực, ngay từ khi mới tiếp xúc tôi đã đồ rằng, nhất định giọng nói của cô Thu khi đứng trên bục giảng sẽ rất truyền cảm, thuyết phục người nghe. Giọng nói này trước hết được trời phú cho, nhưng còn là do sự rèn luyện về thanh nhạc.
Khi biết quê hương của cô giáo Thu thì tôi mới vỡ lẽ ra điều đó quả là có lý. Cô Thu là người con của xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng). Lập Lễ là nơi có hát đúm, nhiều nghệ nhân xuất sắc thường xuyên sang giao lưu với các nghệ nhân của thị xã Quảng Yên.
Nỗ lực phấn đấu
Ông Dương chia sẻ thêm: Phụ nữ như cô Thu học lên được thạc sĩ là có nghị lực lắm. Bên cạnh việc đảm bảo nhiệm vụ dạy học cô còn phải lo cho gia đình. Anh biết không hồi đó khó khăn lắm, cô Thu chạy xe máy về tận Đại học điều dưỡng Nam Định để học lên đại học. Và sau này là học cao học cũng ở Nam Định. Nói như vậy để anh phần nào thấy được cái vất vả của cô ấy.
Cô Đinh Thị Thu là giảng viên có phong cách hòa nhã gần gũi với học sinh, sinh viên.
Trong hội thi giáo viên dạy giỏi các trường chuyên nghiệp toàn quốc lần thứ 9 tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) tổ chức vào năm 2012, cô Đinh Thị Thu đã xuất sắc giành giải nhất và được nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đó là dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp giảng dạy của cô giáo Thu.
Nhờ những phấn đấu không mệt mỏi, tháng 11/2012, giảng viên Đinh Thị Thu vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Cũng trong năm 2012, cô giáo Thu còn gặt hái được rất nhiều thành công khác nữa.
Cô Thu đoạt giải nhất hội thi dạy giỏi các trường trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Quảng Ninh; là tài năng trẻ của tỉnh Quảng Ninh; được trao giấy khen của quỹ hỗ trợ tài năng trẻ; bằng khen của Tỉnh đoàn, giấy khen của Thành đoàn Hạ Long … Nhiều năm liền, cô Thu là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, là cá nhân điển hình tiên tiến giai đoạn 2015 – 2020 của Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh.
Nhìn vào bề dày thành tích của cô Thu quả thực nhiều người như tôi cũng cảm thấy phần nào ngưỡng mộ. Còn những người làm lãnh đạo trường như cô Phạm Hoài Thương thì tin tưởng: “Cô Thu là một giảng viên vững vàng về nghề, một cán bộ giảng dạy trẻ rất có năng lực, một trong những thạc sĩ trẻ giàu triển vọng. Cô Thu cũng nằm trong quy hoạch nguồn phó trưởng khoa của trường”.
Nói về những thành tích của mình, cô giáo Đinh Thị Thu khiêm tốn: “Nào đã thấm tháp gì so với nhiều đồng nghiệp khác đâu anh. Tôi thấy mình còn phải cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa”.
Cậu bé bán bánh mì trở thành sinh viên trường đại học quốc tế
Ở tuổi 28, Nguyễn Minh Hiếu cũng chạm ngõ giảng đường trường ĐH RMIT Việt Nam sau khi vượt qua vòng tuyển chọn gắt gao tại KOTO. Ước mơ được đặt chân vào giảng đường đại học của Hiếu cuối cùng cũng trở thành hiện thực.
Nguyễn Minh Hiếu sinh ra trong nghèo khó ở một vùng quê miền Trung và mất ba từ ngày còn trong bụng mẹ do một vụ nổ thảm khốc, học THCS đối với Hiếu đã là điều nằm ngoài tầm với.
"Không có chỗ trú thân, má và mình phải ở trong một ngôi đình bỏ hoang trong gần 20 năm", cậu nhớ lại. "Năm lớp 7, mình nài nỉ má cho nghỉ học để đỡ đần phần nào gánh nặng cơm áo gạo tiền nhưng người mẹ mạnh mẽ của mình đã cương quyết phản đối và nhất định bắt tôi phải học cho xong. Sau khi tốt nghiệp THPT, mình bắt đầu làm việc trong một lò bánh mì. Mình đã phải dậy từ 4h sáng để giao bánh đến tận khuya".
Ngày đó, Hiếu thường mơ về giảng đường đại học và suy ngẫm về việc kiến thức có thể thay đổi cuộc đời cậu như thế nào.
Hy vọng được đi học của cậu bạn lần nữa lại bùng cháy khi Hiếu biết về doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận KOTO, với sứ mệnh giúp đỡ và trao quyền cho thanh niên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Việt Nam, thông qua chương trình đào tạo toàn diện ngành Nhà hàng Khách sạn được quốc tế công nhận.
Hiếu chia sẻ rằng: "Dẫu cơ hội được chấp thuận vào KOTO không cao lắm nhưng mình vẫn quyết định thử".
Nguyễn Minh Hiếu trở thành sinh viên ở tuổi 28.
Quyết định chớp lấy thời cơ đã đem đến cho Hiếu không chỉ cơ hội được làm việc cho những tên tuổi lớn trong ngành nhà hàng khách sạn, mà còn mở ra con đường đến với nền giáo dục mà cậu hằng tìm kiếm.
"Mình được nhận vào KOTO năm 2011 và hoàn tất chương trình học với Học viện Box Hill vào năm 2013, trước khi làm việc tại Six Senses Ninh Van Bay resort ở Nha Trang và nhà hàng KOTO Saigon trong năm năm sau đó", Hiếu nói.
Suốt quãng thời gian này, Hiếu luôn hăm hở học hỏi kỹ năng mới, tìm kiếm cơ hội và tích luỹ kinh nghiệm, đồng thời hỗ trợ đồng nghiệp và học viên khác nếu cần thiết.
Tất cả những nỗ lực, lòng biết ơn chân thành và sự tận tụy của Hiếu đã được đền đáp khi Hiếu nhận được học bổng KOTO hợp tác cùng học viện TAFE NSW (Úc) để học Cao đẳng Quản trị Nhà hàng Khách sạn, vào năm 2018.
Cô Karen Laws, giáo viên cấp cao ngành nhà hàng khách sạn tại TAFE NSW chia sẻ rằng Hiếu là một trong những học viên giàu nhiệt huyết nhất mà cô từng gặp trong hơn 20 năm giảng dạy.
"Hiếu thật sự trân quý cơ hội mà em được trao, có mục tiêu rõ ràng trong giúp đỡ các bạn trẻ khác cũng xuất thân từ hoàn cảnh khó khăn và muốn đạt được điều gì đó có giá trị trong cuộc sống", cô Laws cho hay.
Khao khát học học và quyết tâm mạnh mẽ để học cao hơn của Hiếu còn tạo được ấn tượng mạnh mẽ với Người sáng lập và Giám đốc điều hành doanh nghiệp xã hội HopeBox Hương Đặng, và cũng là cố vấn của Hiếu.
"Tôi đã chứng kiến những thành công của Hiếu ở nhiều thời điểm khác nhau, từ một cậu bé có lòng tự tôn thấp ngày đầu đến với KOTO, đến khi chuyển mình hoàn toàn thành một chàng trai trẻ tự tin với trái tim tràn đầy hy vọng. Hiếu thực ra là ngôi sao sáng trong số 1.000 cựu học viên KOTO và luôn là hình mẫu với các bạn học viên KOTO khác", bà Hương chia sẻ.
Sau khi vượt qua vòng tuyển chọn gắt gao tại KOTO, cuối cùng ở tuổi 28, Hiếu cũng chạm ngõ giảng đường đại học nhờ chương trình Học bổng RMIT Việt Nam năm 2020.
"Mục tiêu lớn nhất của mình là tạo ảnh hưởng lớn hơn lên xã hội nơi mọi người có thể giang tay giúp đỡ người khác và cùng nhau chúng ta có thể kiến tạo một cộng đồng mạnh mẽ hơn để tiếp tục hỗ trợ các bạn trẻ gặp hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam", Hiếu nói.
Chàng trai người Mông quyết tâm 'bắt cái tương lai' blouse trắng Mỗi sáng sớm đi lâm sàng ở bệnh viện, chiều vào giảng đường, có hôm trực viện xuyên đêm, Giàng A Chính - chàng trai người Mông năm nào sợ phải bỏ học, nay tự tin bước đi trên con đường đã chọn. Chàng trai người Mông Giàng A Chính, sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội, trông chững chạc, tự tin hơn...