Anh tuyên bố chiến dịch tiêm chủng ‘thành công lớn’
Chính phủ Anh ca ngợi chương trình chủng ngừa Covid-19 của họ là “thành công lớn” sau khi một nửa số người trưởng thành nước này đã được tiêm vaccine.
Bộ trưởng Y tế Matt Hancock hôm nay cho biết nỗ lực tiêm vaccine lớn nhất trong lịch sử Anh, bắt đầu từ tháng 12 năm ngoái, “đạt được những bước tiến lớn” sau số người được tiêm chủng đạt mức kỷ lục hôm 19/3.
“Tôi hoàn toàn vui mừng thông báo với bạn rằng chúng tôi đã tiêm chủng cho một nửa dân số trưởng thành của Anh. Đó là thành công lớn”, ông Hancock nói trong video đăng trên Twitter. “Điều này rất quan trọng bởi vaccine là con đường thoát khỏi đại dịch”.
Thủ tướng Anh Boris Johnson tiêm vaccine Covid-19 tại bệnh viện ở London hôm 19/3. Ảnh: AFP.
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 19/3 đã tiêm mũi vaccine AstraZeneca đầu tiên tại một bệnh viện ở thủ đô London, nơi ông từng điều trị Covid-19 gần một năm trước.
Video đang HOT
Anh đã tiêm chủng gần 27 triệu người và số người tiêm trung bình mỗi ngày trong tuần này là 421.000 người, theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế.
Tuy nhiên, Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) trong thư gửi tới các trung tâm tiêm chủng địa phương cảnh báo lượng vaccine sẽ “bị hạn chế đáng kể” trong 4 tuần từ ngày 29/3 do thiếu nguồn cung từ Viện Serum Ấn Độ, nơi sản xuất vaccine lớn nhất thế giới. Cơ quan này nói thêm giai đoạn tiêm chủng tiếp theo cho người trên 40 tuổi sẽ phải tạm dừng tới tháng 5.
Tuy nhiên, chính phủ nhấn mạnh sự đình trệ này sẽ không làm thay đổi kế hoạch nới phong tỏa trong những tháng tới.
Câu chuyện thành công của Anh tương phản với tình hình của châu Âu, nơi đang chật vật với chiến dịch tiêm chủng và đối mặt đợt bùng phát mới. Vaccine AstraZeneca đã bị đình chỉ sử dụng ở một số nước Liên minh châu Âu (EU) tháng này để chờ báo cáo từ Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA), sau nhiều trường hợp đông máu và xuất huyết não. Tuy nhiên, EMA đã phê duyệt lại vaccine này vào ngày 18/3 và một số quốc gia đã nối lại chiến dịch tiêm chủng.
Chiến lược làm nên kỳ tích tiêm chủng Chile Vỡ phòng tuyến vaccine, châu Âu hứng sóng Covid-19 thứ ba 15 Hộ chiếu vaccine – giấc mơ xa ở Tây Âu, gần tại Trung Quốc Lý do Nga, Trung, Ấn ‘ì ạch’ tiêm chủng dù tự sản xuất vaccine Vaccine thắp hy vọng đẩy lùi Covid-19 như thế nào?
WHO và EMA dự kiến ra tuyên bố về vaccine AstraZeneca
Theo kế hoạch, ủy ban tư vấn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về an toàn vaccine và Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) sẽ ra tuyên bố về vaccine AstraZeneca trong ngày 16/3.
Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Hãng AstraZeneca tại trung tâm y tế ở Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Hiện WHO đang xem xét các chứng cớ liên quan đến loại vaccine AstraZeneca trong cuộc họp với EMA diễn ra cùng ngày, sau khi một số nước, trong đó có Đức, Pháp, Italy, quyết định ngừng sử dụng loại vaccine này sau khi ghi nhận một số trường hợp xuất huyết, đông máu và giảm số lượng tiểu cầu sau khi tiêm.
Phóng viên TTXVN tại Berlin cho biết sau khi Bộ Y tế Đức tuyên bố tạm ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca theo khuyến cáo của Viện Ehrlich Paul (PEI), hội nghị tiêm chủng bàn về việc đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng, dự kiến được tổ chức vào tối 17/3 đã phải hoãn lại. Trong một tuyên bố, người phát ngôn Chính phủ Đức cho rằng nước này cần chờ quyết định của EMA về vaccine của AstraZeneca.
* Trong khi đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã bảo vệ hiệu quả của vaccine ngừa bệnh COVID-19 do hãng dược phẩm AstraZeneca sản xuất. Động thái trên diễn ra sau khi một số nước trên thế giới ngừng sử dụng loại vaccine này do lo ngại nguy cơ sinh cục máu đông.
Trong một bài viết đăng trên tờ The Times ngày 16/3, Thủ tướng Johnson khẳng định vaccine của AstraZeneca an toàn và phát huy tác dụng rất hiệu quả. Theo ông, vaccine này được sản xuất tại nhiều nơi từ Ấn Độ tới Mỹ và Anh và đang được sử dụng trên toàn thế giới.
Trước đó một ngày, phát biểu với báo giới, Thủ tướng Johnson khẳng định Cơ quan Quản lý dược phẩm và các sản phẩm y tế (MHRA) của Anh là một trong những cơ quan có kinh nghiệm và làm việc nghiêm túc nhất trên thế giới. Dẫn lời MHRA, ông cho biết không có lý do gì phải ngừng sử dụng vaccine của AstraZeneca này, cũng như tin tưởng vào hiệu quả của loại vaccine này trong việc giảm số bệnh nhân nhập viện cũng như những bệnh nhân diễn tiến nặng và tử vong.
Cùng ngày, Pháp bày tỏ hy vọng Liên minh châu Âu (EU) sẽ sớm làm sáng tỏ những nghi vấn về hiệu quả của vaccine AstraZeneca, trong bối cảnh giới chuyên gia cho rằng việc các nước ngừng sử dụng loại vaccine này có thể gây nguy cơ lớn hơn cho sức khỏe cộng đồng.
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran mong muốn các nhà khoa học châu Âu sớm công bố quyết định, cho phép nước này nối lại chiến dịch tiêm ngừa COVID-19 bằng vaccine của AstraZeneca.
Nhà dịch tễ học Dirk Brockmann của Viện Robert Koch (Đức) cho rằng nguy cơ khi sử dụng vaccine của AstraZeneca là rất thấp khi so sánh tỷ lệ tử vong do mắc COVID-19 (1.000 ca/1 triệu người) với tỷ lệ gặp phản ứng bất thường do tiêm vaccine (1 ca/1 triệu người). Theo ông, ở các nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh nặng, nguy cơ tử vong do COVID-19 cao hơn nhiều so với nguy cơ tử vong do vaccine, thậm chí là có thể cao hơn 100.000 lần.
Một số bác sĩ Đức cũng hoài nghi quyết định đình chỉ tiêm chủng vaccine của AstraZeneca. Chủ tịch Hiệp hội Y khoa thế giới Frank Ulrich Montgomery cho rằng "những người bị đông máu và thuyên tắc phổi không nhất thiết có liên quan đến tiêm chủng". Ông Montgomery lo ngại loại vaccine "thực sự tốt và hiệu quả này" không được người dân ở nhiều nước chấp nhận do việc ngừng tiêm chủng.
Cùng quan điểm trên, ông Christoph Spinner, bác sỹ cấp cao tại Phòng khám Đại học Kỹ thuật Munich khẳng định việc ngừng tiêm chủng vaccine của AstraZeneca là rất nghiêm trọng. Phát biểu trên DPA, bác sĩ Spinner nhấn mạnh hiện chưa có giả thuyết cụ thể dẫn đến tác dụng phụ đông máu. Theo ông, loại thuốc này là an toàn và quyết định đình chỉ tiêm chủng gây thiệt hại lớn đến niềm tin đối với vaccine.
Thủ tướng Anh chuẩn bị tái khởi động 'Nước Anh toàn cầu' hậu Brexit Theo phóng viên TTXVN tại London, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã gọi năm 2021 là "năm cực kỳ quan trọng đối với nước Anh toàn cầu", khi ông cố gắng chuyển hướng tập trung từ vấn đề Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu) sang một chương trình nghị sự mới với tư cách là chủ nhà của cả Hội nghị thượng...