Anh trục xuất tùy viên quân sự Nga, Moscow khẳng định đáp trả
Ngày 8/5, Anh ra thông báo cho biết, nước này sẽ trục xuất một tùy viên quân sự Nga, tước tư cách cơ sở ngoại giao của một số nơi liên quan đến Nga và hạn chế thời gian thị thực ngoại giao của nước này.
The Guardian ngày 8/5 dẫn phát biểu của Bộ trưởng Nội vụ Anh James Cleverly trước quốc hội cho biết: “Chúng tôi sẽ trục xuất tùy viên quân sự Nga, vốn là một sĩ quan tình báo quân sự không công khai và xóa bỏ tư cách cơ sở ngoại giao khỏi một số cơ sở có liên quan đến Nga ở Anh. Ngoài ra, Bộ Nội vụ cũng đang áp đặt những hạn chế mới đối với thị thực ngoại giao của Nga, bao gồm cả giới hạn thời gian các nhà ngoại giao Nga có thể ở Anh”.
Bộ trưởng Cleverly cho hay, những động thái trên là hệ quả của các hoạt động không thiện chí mà Nga tiến hành trên khắp nước Anh và châu Âu.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh James Cleverly ra thông báo trục xuất một tùy viên quân sự Nga tại London. Ảnh: Reuters
Ông Cleverly nêu rõ, Anh là một môi trường hoạt động cực kỳ thách thức đối với các cơ quan tình báo Nga và các biện pháp mới chỉ nhằm mục đích tăng cường khả năng ứng phó của Anh.
Theo The Guardian, hồi tháng 4, một người đàn ông quốc tịch Anh đã bị London truy tố vì các hoạt động thù địch nhằm mang lại lợi ích cho Nga. Ông này được cho đã chiêu mộ những người khác đốt phá một cơ sở thương mại có liên quan đến Ukraine ở London.
Bình luận về sự việc này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova c ảnh báo Moscow sẽ đáp trả thích đáng trước quyết định của Anh. Bà Maria Zakharova mô tả, các cáo buộc của Anh không có căn cứ và cho rằng đây là một phần của cuộc chiến thông tin chống lại Nga.
Được biết, Anh đã áp đặt một số biện pháp trừng phạt đối với các công ty và cá nhân Nga kể từ khi Moscow mở chiến dịch quân sự tại Ukraine hồi tháng 2/2022. Bộ trưởng Cleverly khẳng định, London sẽ không chùn bước trong nỗ lực hỗ trợ Kiev
Anh triển khai bắt giữ người nhập cư để trục xuất sang Rwanda
Ngày 1/5, Bộ Nội vụ Anh cho biết giới chức nước này đã tiến hành bắt giữ những người nhập cư đầu tiên đủ điều kiện để trục xuất sang Rwanda, một tuần sau khi Đạo luật An toàn Rwanda gây tranh cãi của Thủ tướng Rishi Sunak có hiệu lực.
Người di cư được lực lượng biên phòng Anh áp giải về cảng Dover khi đang tìm cách vượt biên trái phép vào Anh qua Eo biển Manche, ngày 6/3/2023. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại London, Bộ trưởng Nội vụ James Cleverly cho biết các đội thực thi đang làm việc "với tốc độ nhanh chóng để bắt giữ những người không có quyền ở đây" như một phần của kế hoạch "tiên phong". Ông khẳng định rằng: "Đây là một công việc phức tạp, nhưng chúng tôi cam kết thực thi đầy đủ chính sách, ngăn chặn các tàu thuyền và phá vỡ mô hình kinh doanh của các băng nhóm tội phạm buôn người".
Giám đốc thực thi pháp luật của Bộ Nội vụ, ông Eddy Montgomery, cho biết thêm: "Các nhóm điều hành chuyên môn được đào tạo chuyên sâu và được trang bị đầy đủ để thực hiện hoạt động thực thi cần thiết với tốc độ và theo cách an toàn nhất có thể." Ông nhấn mạnh thông tin về chiến dịch này sẽ được giữ kín để đảm bảo "thực hiện chiến dịch quy mô lớn này một cách nhanh chóng nhất."
Bộ Nội vụ Anh cho biết một loạt chiến dịch bắt giữ đã diễn ra trên khắp đất nước trong tuần này và nhiều hoạt động khác sẽ được thực hiện trong những tuần tới.
Chiến dịch vây bắt diễn ra sau khi Chính phủ Anh lần đầu tiên chi trả cho một người xin tị nạn bị từ chối cấp quy chế tị nạn 3.000 Bảng Anh để chuyển đến Rwanda.
Anh từ chối nhận lại người xin tị nạn từ Ireland Theo phóng viên TTXVN tại London, Chính phủ Anh khẳng định sẽ không tiếp nhận lại những người xin tị nạn từng ở nước này nhưng sau đó đã chuyển tới Ireland. Người di cư được giải cứu và đưa về bờ biển ở Dungeness, phía Đông Nam vùng England, khi chiếc thuyền hơi chở họ vượt qua eo biển Manche trong hành...