Ánh sáng vượt qua hơn 13 tỉ năm từ bộ đôi thiên hà cổ xưa
Kính James Webb Space đã phát hiện 2 đối tượng có hình dạng như ‘hạt đậu phộng’ và “quả cầu bông gòn’, hóa ra lại là 2 trong số 4 thiên hà cổ xưa nhất trong vũ trụ.
Thêm hai thiên hà xa nhất vừa được phát hiện và xác nhận nhờ vào kính James Webb. Ảnh NASA/PENN STATE
Các nhà thiên văn học đã phát hiện 2 trong số các thiên hà cổ xưa và xa xôi nhất, xuất hiện sau sự kiện Big Bang khai sinh vũ trụ khoảng 330 triệu năm, theo báo cáo đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal Letters.
UNCOVER z-13 và UNCOVER z-12, lần lượt là thiên hà xa thứ 2 và thứ 4 từng được phát hiện, chỉ xuất hiện vài chục triệu năm so với thiên hà cổ nhất JADES-GS-z13-0 (300 triệu năm sau sự kiện Big Bang).
Video đang HOT
Ánh sáng từ bộ ba thiên hà trên đã di chuyển qua quãng đường hơn 13 tỉ năm ánh sáng trước khi đến được vị trí của kính James Webb.
Đồng tác giả báo cáo, trợ lý giáo sư Joel Leja của Đại học bang Pennsylvania (Mỹ), cho hay nhờ vào ánh sáng trên, con người có thể bắt đầu tìm hiểu những cơ chế vật lý chi phối các thiên hà vào thời bình minh của vũ trụ.
Chuyên gia Leja và các đồng sự đã phát hiện những thiên hà trên khi quan sát khu vực gọi Cụm Pandora, hay Abell 2744, chỉ một cụm các thiên hà với tổng khối lượng tương đương 4.000 tỉ mặt trời, theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).
Các cụm thiên hà là những cấu trúc khổng lồ nhất được liên kết bằng lực hấp dẫn của vũ trụ. Tuy nhiên, hai thiên hà vừa lộ diện không được phát hiện bên trong cụm thiên hà, mà được tìm thấy đằng sau cụm thiên hà đó, nhờ vào hiệu ứng thấu kính tự nhiên gọi là thấu kính hấp dẫn.
Lần đầu tiên được dự đoán sự tồn tại nhờ vào “cha đẻ” thuyết tương đối Albert Einstein, thấu kính hấp dẫn xuất hiện khi một vật thể khổng lồ bẻ cong vùng không gian xung quanh và dẫn đến bẻ cong cũng như phóng đại ánh sáng đi ngang qua.
Lần đầu tiên 'cân' được quầng vật chất tối thuộc về các thiên hà cổ xưa
Một đội ngũ các nhà thiên văn học đã lần đầu tiên đo được các quầng vật chất tối đang bao bọc những siêu hố đen, còn gọi là 'quả tim' nằm ở trung tâm các thiên hà cổ xưa.
Mô phỏng quầng vật chất xung quanh siêu hố đen. Ảnh BERKELEY LAB
Các "quả tim" của thiên hà cổ xưa, vốn được tiếp năng lượng từ siêu hố đen, thường phóng thích ánh sáng chói lóa vượt xa lượng ánh sáng gộp lại từ các ngôi sao của những thiên hà xung quanh.
Những "quả tim" này thường phát sáng mỗi khi các siêu hố đen "ngốn ngấu" vật chất xung quanh.
Theo báo cáo mới đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal, đội ngũ các nhà khoa học của Đại học Tokyo (Nhật Bản) cho rằng các quầng vật chất tối bao quanh những thiên hà cổ xưa đóng vai trò "bơm" vật chất cho các siêu hố đen.
Điều này cho thấy cơ chế tiếp tế năng lượng cho các siêu hố đen đã tồn tại từ lâu, dựa trên kết quả nghiên cứu của hàng trăm đối tượng thiên hà.
"Lần đầu tiên chúng tôi đo được trọng lượng tiêu chuẩn của quầng vật chất tối đang bao bọc một siêu hố đen bên trong thiên hà cách đây khoảng 13 tỉ năm", Space.com dẫn lời trưởng nhóm Nobunari Kashikawa, giáo sư của Đại học Tokyo.
Kết quả cho thấy quầng vật chất tối có trọng lượng nặng gấp khoảng 10 nghìn tỉ lần trọng lượng của mặt trời chúng ta.
Phát hiện mới được đánh giá sẽ tạo nên ảnh hưởng đáng kể cho nỗ lực của giới khoa học nhằm tìm hiểu cách thức các thiên hà phát triển trong giai đoạn vũ trụ sơ khai, cũng như chiều hướng tiến hóa của vũ trụ.
Ước tính có tới 10 triệu ngôi sao đang chạy trốn khỏi Dải Ngân hà với tốc độ cao không rõ nguyên nhân Dải Ngân hà là thiên hà chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta, là một tập hợp khổng lồ các ngôi sao, chứa khoảng 100 tỷ đến 400 tỷ ngôi sao. Dải Ngân hà có thể có đường kính lên tới 200.000 năm ánh sáng và có hình dạng giống như một chiếc đĩa phẳng với phần phình ra ở trung tâm gọi...