Những cơn bão kéo dài hàng trăm năm trên sao Thổ
Kết quả nghiên cứu mới cho thấy sao Thổ có những siêu bão kéo dài hàng trăm năm và gây ra ảnh hưởng sâu rộng cho khí quyển hành tinh này.
Hình ảnh một cơn bão trên sao Thổ do tàu Cassini của NASA chụp được. Ảnh NASA
Cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà thiên văn học đến từ Đại học California ở Berkeley và Đại học Michigan (Mỹ). Cùng nhau, họ quan sát các tín hiệu vô tuyến xuất phát từ sao Thổ và phát hiện có sự gián đoạn về dài hạn của sự phân bổ khí amoniac trong khí quyển hành tinh.
Theo báo cáo đăng trên chuyên san Science Advances, các siêu bão cứ mỗi 20 đến 30 năm lại xuất hiện trên sao Thổ. Chúng có nhiều điểm tương đồng với bão trên trái đất, dù quy mô lớn gấp nhiều lần.
Tuy nhiên, không như bão trên địa cầu, không ai biết được nguyên nhân tạo nên siêu bão trong khí quyển sao Thổ. Khí quyển của hành tinh này cấu tạo chủ yếu từ hydrogen và helium, với các dấu vết cho thấy sự tồn tại của khí methane, nước và amoniac.
Video đang HOT
“Việc tìm hiểu cơ chế đằng sau những cơn bão lớn nhất trong hệ mặt trời cho phép đặt lý thuyết phân tích sự hình thành của bão vào bình diện nghiên cứu lớn hơn, từ đó thách thức những hiểu biết hiện tại của chúng ta về vấn đề này, và tiến tới thúc đẩy biên giới khám phá khí tượng trên trái đất”, theo trưởng nhóm Cheng Li, hiện là giáo sư của Đại học Michigan.
Một thành viên của nhóm là nhà thiên văn học Imke de Pater, giáo sư danh dự của Đại học California ở Berkeley, đã dành 4 thập niên qua cho nỗ lực nghiên cứu những hành tinh khí khổng lồ của hệ mặt trời.
Bà đã sử dụng Đài thiên văn vô tuyến Karl G. Jansky VLA ở bang New Mexico (Mỹ) để phân tích những tín hiệu vô tuyến xuất phát từ sâu bên trong sao Thổ.
Nhờ vào Karl G. Jansky VLA, đội ngũ chuyên gia phát hiện các luồng khí amoniac di chuyển xuyên qua khí quyển của các hành tinh khí khổng lồ tương tự như chuyển động của nước đi qua khí quyển trái đất.
Kết quả thu được cho thấy khí quyển sao Thổ hiện vẫn bị ảnh hưởng bởi những cơn bão xuất hiện từ năm 1876 hoặc thậm chí lâu hơn.
“Trên trái đất, thời tiết cứ đến rồi đi, nhưng trong trường hợp sao Thổ, bão tố cứ bám trụ dai dẳng”, chuyên gia Li lưu ý.
Bất ngờ với sao 'lưỡng diện'
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện một sao lùn trắng bất thường, với một bên cấu tạo từ hydro và bên còn lại là heli, nên gọi đây là sao 'lưỡng diện', tức hai mặt.
Mô phỏng hình ảnh của sao lưỡng diện. Ảnh CALTECH
Đây là lần đầu tiên các nhà thiên văn học phát hiện một ngôi sao đồng thời phát triển thành hai "khuôn mặt" trái ngược nhau, nên gọi là sao lưỡng diện, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature.
"Bề mặt của sao lùn trắng hoàn toàn thay đổi từ bên này sang bên kia", tờ The Guardian dẫn lời tiến sĩ Ilaria Caiazzo, nhà vật lý thiên văn của Viện Công nghệ California (Caltech, Mỹ) dẫn đầu cuộc nghiên cứu.
Cách trái đất hơn 1.000 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Thiên Nga, sao lùn trắng đặc biệt này có tên khoa học là ZTF J203349.8 322901.1. Vì bề ngoài kỳ lạ, ngôi sao còn có biệt danh Janus, theo tên vị thần của sự chuyển đổi trong thần thoại La Mã cổ xưa.
Janus được tìm thấy nhờ vào công của Zwicky Transient Facility (ZTF), một thiết bị với chức năng quét bầu trời mỗi đêm tại Đài thiên văn Palomar của Caltech gần thành phố San Diego (bang California).
Trong lúc tìm kiếm các sao lùn trắng, tiến sĩ Caiazzo cùng nhóm của bà chú ý một đối tượng dường như diễn ra sự thay đổi nhanh chóng về độ sáng. Các quan sát tiếp theo cho phép các nhà nghiên cứu phát hiện sao Janus đang xoay quanh trục theo tần suất 15 phút/lần.
Kết quả đo đạc quang phổ cho thấy một mặt của ngôi sao gần như chứa toàn bộ là hydrogen và mặt còn lại hầu như chỉ toàn helium.
Bề ngoài hiếm có của sao Janus rất khó được giải thích theo khía cạnh khoa học. Tuy nhiên, tiến sĩ Caiazzo cho rằng có thể ngôi sao đang trải qua một quá trình chuyển tiếp hiếm hoi, từ một nguyên tố chiếm hữu bề mặt ngôi sao sang một nguyên tố khác.
Sao lùn trắng là những tàn tích còn lại của những ngôi sao như mặt trời của chúng ta. Trong quá trình già đi, sao như mặt trời phình to và chuyển thành sao khổng lồ đỏ. Theo thời gian, lớp vật liệu bên ngoài bị thổi bay và lõi co lại thành sao lùn trắng với khối lượng như mặt trời nhưng kích thước chỉ bằng trái đất.
Phát hiện chất liệu quan trọng hình thành sự sống trên mặt trăng băng Các nhà nghiên cứu từ Đại học Freie Berlin đã phát hiện ra phốt pho trong đại dương dưới bề mặt của Enceladus - mặt trăng của sao Thổ. Việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất trong hệ Mặt trời của chúng ta vừa có một bước tiến vượt bậc. Một nhóm các nhà nghiên cứu do Giáo sư Frank Postberg tại...