Anh rút tàu chiến khỏi vùng tranh chấp với Pháp
Anh rút hai tàu tuần tra khỏi vùng biển gần đảo Jersey, nhưng nói sẵn sàng hỗ trợ hòn đảo trong tranh chấp quyền đánh cá với Pháp.
“Các tàu tuần tra xa bờ của hải quân Anh chuẩn bị trở về cảng nhà do tình hình đã được giải quyết. Chúng tôi hài lòng khi thấy tàu cá Pháp đã rời khu vực xung quanh đảo Jersey. Lực lượng Anh vẫn trong trạng thái sẵn sàng hỗ trợ nếu giới chức Jersey yêu cầu”, hải quân Anh ra thông cáo cho biết hôm nay.
Tàu tuần tra HMS Tamar neo tại thị trấn Falmouth, Anh, ngày 27/4. Ảnh: Royal Navy .
Thông báo được đưa ra một ngày sau khi Anh và Pháp triển khai tàu tuần tra đến vùng biển ngoài khơi đảo Jersey. Paris cáo buộc London ngăn tàu của ngư dân Pháp đánh cá quanh đảo Jersey và vi phạm thỏa thuận Brexit đạt được với Liên minh châu Âu năm 2020.
Biên đội tàu chiến Anh xuất hiện gần đảo Jersey sau khi Pháp dọa cắt điện trên đảo và ngư dân nước này tuyên bố sẽ phong tỏa cảng chính tại thị trấn St. Helier để ngăn tàu hàng. Pháp đối phó bằng cách điều hai tàu tuần tra, trong đó có chiếc Athos của Hiến binh, đến khu vực.
Video đang HOT
Khoảng 50 tàu cá Pháp chiều tối 6/5 kéo đến vùng biển ngoài khơi đảo Jersey, đốt pháo sáng và trưng biểu ngữ phản đối việc chính quyền đảo hạn chế quyền đánh cá của họ. Một tàu Pháp tiến vào cảng St. Helier và cản đường tàu Commodore Goodwill thường xuyên chở hàng hóa, hành khách từ đảo Jersey tới Anh.
Tuy nhiên, nhóm tàu này sau đó rời đi mà không phong tỏa cảng St. Helier như đe dọa trước đó. Tàu tuần tra Anh và Pháp giám sát tình hình nhưng không can thiệp.
Jersey là hòn đảo tự trị nằm trong Quần đảo Eo biển ngoài khơi vùng Brittany, Pháp, cách bán đảo Cotenin ở Normandy khoảng 22 km. Hòn đảo này không phải là một phần của Vương quốc Anh, nhưng London có nghĩa vụ bảo vệ Jersey theo quy định trong hiến pháp.
Vị trí đảo Jersey (đánh dấu đỏ). Đồ họa: Google .
Bộ trưởng Môi trường và Thực phẩm Anh George Eustice cho biết tranh cãi quanh hoạt động đánh bắt liên quan đến 17 tàu cá của Pháp không cung cấp dữ liệu cần thiết để Jersey cấp giấy phép đánh bắt trong vùng biển quanh hòn đảo.
Bộ trưởng Hàng hải Pháp Girardin cáo buộc chính quyền đảo Jersey gây khó dễ cho việc cấp phép các tàu cá hoạt động quanh đảo, với những yêu cầu chưa được thống nhất như quy định nơi tàu cá Pháp có thể và không thể đi qua, ngư dân được ở trên biển trong bao lâu và các loại máy móc họ được sử dụng.
Tàu dầu 'lơ lửng' trên mặt biển
Hiện tượng siêu ảo ảnh khiến tàu chở dầu dường như lơ lửng trên mặt biển ngoài khơi một ngôi làng gần thị trấn Falmouth thuộc hạt Cornwall.
David Morris, người chụp bức ảnh, cho biết "cảm thấy choáng váng" khi nhìn thấy một con tàu chở dầu khổng lồ lơ lửng trên mặt biển. Chuyên gia khí tượng David Braine giải thích đây là hiện trượng quang học được gọi là "ảo ảnh siêu việt".
"Ảo ảnh siêu việt xảy ra trong điều kiện thời tiết được gọi là nghịch đảo nhiệt độ", chuyên gia Braine nói. "Do không khí lạnh có mật độ dày đặc hơn không khí ấm, nó làm cong ánh sáng chiếu về phía mắt một người đứng trên mặt đất hoặc bờ biển và làm thay đổi cách xuất hiện của vật thể ở xa".
Tàu hàng "lơ lửng" trên mặt biển ngoài khơi hạt Cornwall, Anh, ngày 5/3. Ảnh: David Morris .
Trong trường hợp tàu dầu ngoài khơi bờ biển ngôi làng thuộc hạt Cornwall, Anh, các tia sáng phát ra từ con tàu bị uốn cong khi đi qua vùng không khí lạnh hơn. Hiện tượng này khiến con tàu xuất hiện ở vị trí cao hơn thực tế trong mắt người nhìn, tạo ra hình ảnh con tàu lơ lửng trên mặt biển.
Ảo ảnh siêu việt thường xuất hiện phổ biến ở khu vực Bắc Cực, song đôi lúc diễn ra vào mùa đông ở các quốc gia như Anh trong điều kiện khí quyển phù hợp.
Cơ chế hiệu ứng ảo ảnh siêu việt. Đồ họa: Guardian .
Các nhiếp ảnh gia trên thế giới nhiều lần chụp được những con tàu lơ lửng trên mặt biển. Dấu hiệu để nhận ra ảo ảnh là con tàu thiếu các chi tiết hoặc bộ phận phía dưới đường mớn nước, ví dụ sống tàu.
Các thủy thủ trên biển đôi khi nhìn thấy những con tàu nằm khuất sau chân trời nhờ hiện tượng này, họ cho biết chúng xuất hiện lờ mờ ở đường chân trời.
Chiếc bập bênh hồng tạo điểm tựa ở biên giới Mỹ - Mexico Bộ sưu tập những chiếc bập bênh màu hồng cho phép người dân hai bên biên giới Mỹ - Mexico tương tác với nhau, đã giành được giải thưởng Thiết kế của năm 2020. Ý tưởng này xuất phát từ mong muốn khuyến khích các cộng đồng hai bên biên giới tăng cường tương tác và xây dựng cầu nối với nhau. Thiết...