Anh: Phụ huynh không cho con đi học vào tháng 9 sẽ bị phạt
Các bậc phụ huynh Anh không cho con đi học vào tháng 9 – khi các trường mở cửa trở lại hoàn toàn, sẽ bị phạt.
Bộ trưởng Giáo dục Anh Gavin Williamson ngày 29/6 cho biết việc cho trẻ đi học lại vào tháng 9 là “bắt buộc” và các gia đình sẽ bị phạt tiền nếu tiếp tục cho trẻ ở nhà, trừ các trường hợp có lý do thích hợp hoặc khu vực các em sinh sống bị phong tỏa do dịch Covid-19.
Ông Williamson cũng cho biết kế hoạch chi tiết về các biện pháp Chính phủ Anh sẽ áp dụng để đảm bảo tất cả trẻ em trở lại trường vào mùa thu an toàn sẽ được công bố trong những ngày tới.
Ông Williamson cũng cho biết khi trẻ đi học lại vào tháng 9, các em sẽ được yêu cầu giữ giãn cách với khoảng cách là 2m.
Phụ huynh Anh không cho con đi học vào thánh 9 sẽ bị phạt.
Video đang HOT
Quyết định này của Chính phủ Anh vấp phải ý kiến trái chiều từ các hội giáo viên và các hiệu trưởng – những người cho rằng nhà trường cần xây dựng lòng tin ở các gia đình để họ yên tâm cho con đi học lại sau giai đoạn phong tỏa do dịch Covid-19, thay vì phạt tiền.
Geoff Barton, Thư ký Hiệp hội Hiệu trưởng Trường học và Đại học Anh, cho rằng nên áp dụng giai đoạn thử nghiệm trước khi phạt các bậc phụ huynh không cho con đi học lại khi các trường mở cửa từ tháng 9 tới.
“Chúng tôi cho rằng đây không phải cách tiếp cận đúng khi phạt các bậc phụ huynh không cho con đi học khi các trường mở cửa hoàn toàn vào tháng 9, và Chính phủ không nên yêu cầu các trường thực hiện quy định này.
Có nhiều bậc phụ huynh còn lo ngại, băn khoăn và chúng ta nên xây dựng niềm tin rằng các trường học đã an toàn để đi học lại, thay vì bắt buộc đi học lại thông qua hình thức phạt”, ông Barton nói.
Thư ký Hội Giáo dục Quốc gia Anh Kevin Courtney cho rằng: “Chính phủ cần làm việc với phụ huynh trên tinh thần hỗ trợ và xây dựng, cung cấp thông tin khoa học để giải quyết nỗi lo của họ. Đây là cách làm tốt hơn so với áp dụng phạt về tài chính”.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Patrick Roach, Thư ký Hội Giáo viên Anh, cho rằng Chính phủ nên tìm cách xây dựng lòng tin ở các bậc phụ huynh và giáo viên với kế hoạch mở cửa trở lại trường học.
Ông Roach cho rằng chính phủ nên xem xét thấu đáo trước khi phạt các bậc phụ huynh, nhất là trong trường hợp chính phủ chưa giải thích rõ ràng về kế hoạch mở cửa lại trường học một cách an toàn vào tháng 9.
“Việc trẻ trở lại trường an toàn và quan ngại của phụ huynh được xem xét thấu đáo và phản hồi phù hợp là rất quan trọng”, ông Roach nói.
Học sinh tại Anh đã quay trở lại trường từ đầu tháng 6. Tuy nhiên, số liệu từ Chính phủ Anh cho thấy các bậc phụ huynh chưa yên tâm để con cái quay trở lại trường. Tới ngày 18/6, khoảng 34% học sinh lớp 6 đi học lại. Con số tương ứng ở học sinh lớp 1 là 26%.
Đi học mất bút là chuyện xưa rồi, đến cả thứ này luôn dính trên người cũng mất thì quả là bá đạo
Chuyện đi học mất đồ dường như là chuyện hàng ngày ở huyện. Mất cặp, mất sách, mất bút... thì hầu như ai cũng trải qua rồi, nhưng để mất 1 vật gắn trên người như cô bạn này thì quả là bá đạo.
Ai đi học cũng từng có ít nhất 1 lần mất đồ. Tuy nhiên, mất bút, mất thước kẻ hay sách vở là chuyện xưa rồi, bây giờ tình hình "trộm cắp" học đường dường như đã lên một tầm cao mới.
Mới đây, hình ảnh chụp lại "thảm cảnh" là đôi chân đi giầy nhưng 1 bên mất dây giầy của cô bạn khiến ai nấy mắt tròn mắt dẹt vì không thể tin vào mắt mình. Không hiểu cô bạn đã ngủ gật trong lớp để bạn học có cơ hội lấy mất dây giầy, hay do "thủ phạm" quá cao tay mà đến một thứ gắn liền trên người như thế này mà cũng có thể "trộm" được.
Làm thế nào để lấy được dây giầy trong khi giầy vẫn đi trên chân?
Sau khi hình ảnh được đăng tải trong một group dành cho học sinh, có rất đông người "đồng cảm" với khổ chủ cũng vào chia sẻ câu chuyện của mình. Cũng giống như "khổ chủ" không mất giầy mà chỉ mất dây giầy, có bạn kể mình cũng từng chỉ mất mỗi quai cặp mà không mất cặp, hay có bạn còn cẩn thận cất dép vào sâu trong ngăn bàn mà quay đi quay lại vài giây đã thấy dép của mình nằm chơ vơ ngoài hành lang lớp học.
Tuy nhiên, trò chêu bạn bằng cách lấy dây giầy có vẻ cũng không còn mới khi có 1 bạn cũng gửi hình ảnh tương tự.
Mất gì không mất, lại mất mỗi dây giầy...
Đúng là "nhất quỷ nhì ma", chuyện đến trường mà những đồ vật giá trị vẫn nằm yên, chỉ những thứ vô giá trị thì luôn bị hội bàn trên, hội bàn dưới, hội đi-ngang-qua-bàn-nhưng-tiện-tay cầm cho vui, hội cố tình trêu bạn lấy đi không thương tiếc. Tuy vậy, trò đùa nào cũng nên có giới hạn, vui thì vui nhưng đừng để mọi việc đi quá xa mà sứt mẻ tình cảm bạn bè nhé!
Dùng thử quạt phun sương cầm tay: Giá chỉ 100.000 đồng, liệu có mát hơn quạt mini loại thường không? Máy phun sương cỡ lớn thì mát thật rồi, nhưng khi kết hợp với chiếc quạt cầm tay bé xíu thì ra sao, liệu có phải chỉ là một "cú lừa"? Ngoài mũ nón, kem chống nắng ra thì vài năm gần đây, hội chị em còn đón thêm một trào lưu chống nắng nóng nữa: Những chiếc quạt cầm tay xinh xẻo,...