Anh: Lo ngại biến tướng từ việc sinh viên tìm cha mẹ nuôi để trang trải học phí
Học phí cũng như chi phí sinh hoạt tăng cao đã khiến nhiều sinh viên đại học Cambridge tại Anh tìm cha mẹ nuôi để nhận được sự hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, điều này có thể biến tướng thành hình thức đổi tình lấy tiền.
Trang web Seeking Arrangement chuyên cung cấp dịch vụ giúp các “ sugar babies” nhận được hỗ trợ tài chính từ những người lớn tuổi hơn mới đây đã công bố con số đáng kinh ngạc về số lượng sinh viên theo học tại các trường đại học top đầu của nước Anh đang sử dụng dịch vụ của họ.
1.019 sinh viên Đại học Cambridge đang tìm cha mẹ nuôi trên trang web này, chiếm tỷ lệ 1/20 sinh viên được tuyển vào ngôi trường danh tiếng này. Con số đối với Đại học Oxford là 340 sinh viên.
Hơn 1.000 sinh viên Cambridge sử dụng website tìm cha mẹ nuôi để trang trải học phí.
Công ty có trụ sở tại Las Vegas (Mỹ) này cho biết hiện có 475.320 sinh viên Anh đang sử dụng dịch vụ của họ. Trung bình, mỗi sinh viên nhận được khoản trợ cấp hàng tháng là 2.900 bảng Anh sau khi tìm được người nhận nuôi trên trang web.
Đây là khoản tiền gấp đôi số tiền các em có thể kiếm được khi làm các công việc part-time (chiếu theo mức lương thấp nhất tại Anh).
Trang web cũng cho biết sinh viên là đối tượng chủ yếu sử dụng dịch vụ của họ để tìm cha mẹ nuôi. 30% số người dùng dịch vụ sử dụng khoản tiền trợ cấp để trang trải học phí hoặc các khoản chi tiêu phục vụ việc học tập.
Video đang HOT
Nhà sáng lập đồng thời là CEO của công ty Brandon Wade cho biết: “Nhiều sinh viên tại các học viện không có khả năng chi trả những khoản học phí và chi phí sinh hoạt ngày càng gia tăng tại Anh, nhiều người buộc phải tìm những cách khác để trang trải cho việc học tập”.
Quy định mới cho phép các đại học tại Anh được tăng học phí thường niên tới năm 2020.
Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia quan ngại việc tìm cha mẹ nuôi có thể biến tướng thành hình thức các sinh viên tham gia đổi tình lấy tiền.
Ông Jake Butler – Giám đốc điều hành trang web tư vấn sinh viên Save the Student cho biết: “Mỗi năm chúng tôi tiến hành khảo sát tài chính sinh viên trên cả nước và thấy rằng khoảng 4% sinh viên thừa nhận tham gia vào “công việc người lớn” để kiếm tiền và trang trải học phí. Trong số này, nhiều người thừa nhận tham gia hẹn hò với các bậc cha mẹ nuôi”.
“Nhiều người cho rằng việc làm này không phạm pháp, nhưng chúng tôi lo ngại rằng sinh viên sẽ bị đẩy vào những con đường kiếm tiền mà các em sẽ không làm nếu dư dả về tài chính”.
Nhiều tổ chức đang tiến hành các chiến dịch kêu gọi chính phủ Anh gia tăng các khoản cho vay sinh viên.
Các em cũng được khuyên tìm kiếm các khoản hỗ trợ, cho vay từ nhà trường trước khi xem xét việc đăng ký các dịch vụ có thể khiến các em không thoải mái hoặc thậm chí biến tướng thành những hệ lụy khó lường.
Thu Hương
Theo Daily Mail
Đại học danh tiếng Cambridge cũng "lao đao" vì thâm hụt ngân sách
Mặc dù là một trong những trường đại học giàu nhất nước Anh, Đại học Cambridge mới đây thông báo khoản thâm hụt ngân sách trong năm nay của nhà trường có thể lên tới 30 triệu bảng Anh.
Thông tin về khoản thâm hụt ngân sách này được thông báo trong email của Phó hiệu trưởng nhà trường Stephen Toope gửi tới 150 khoa trong trường.
Email cho biết nhà trường đang đối mặt với "tình trạng thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng" do các khoản chi phí tăng cao, các khoản đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu bị cắt giảm.
Đại học Cambridge đang đối mặt với khoản thâm hụt ngân sách lên tới 30 triệu bảng Anh trong năm nay.
Theo nội dung trong email, ban tài chính Đại học Cambridge đã hoàn thành một nghiên cứu ngân sách 10 năm vào tháng 2/2019 và khẳng định nhà trường "đang đối mặt với khoản thâm hụt ngân sách trong quá trình hoạt động hàng năm lên tới tổng cộng 30 triệu bảng Anh".
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng thâm hụt ngân sách là do nhà trường nhận được ít đầu tư từ chính phủ hơn, trong khi các khoản thu từ học phí của sinh viên không đủ để bù vào khoản thiếu hụt này.
Giáo sư Toope cho biết, bất chấp những nỗ lực kiểm soát chi tiêu trong những năm gần đây, tình hình ngân sách của nhà trường vẫn trở nên xấu đi thay vì được cải thiện.
"Tình hình thâm hụt ngân sách này có thể được kiểm soát trong thời gian ngắn, nhưng rất khó để duy trì trong thời gian dài", ông Toope cho biết.
Tuy nhiên, giáo sư Toope cũng khẳng định, đại học Cambridge có khoản dự trữ ngân sách rất lớn. Rất nhiều nguồn thu ngân sách khác của nhà trường như các khoản quyên góp, tài trợ và nguồn thu từ nhà xuất bản Cambridge University Press cũng giúp bù đắp vào khoản ngân sách thâm hụt.
Ngoài ra, 31 đại học thành viên của nhà trường cũng có những khoản ngân sách riêng để phục vụ cho quá trình vận hành của mình.
Các chuyên gia giáo dục Anh bày tỏ quan ngại trước thực tế rằng một số đại học tại nước này đang gặp khó khăn về tài chính.
Rất nhiều trường thậm chí không thể tuyển đủ sinh viên đầu vào, do đó học phí thu được không đủ để bù vào các khoản chi phí vận hành.
Nhóm nghiên cứu của chuyên gia tài chính Philip Augar dự định sẽ công bố một bản đánh giá về học phí đại học vào mùa hè năm nay.
Ông Toope cũng đưa ra những cảnh báo về những khó khăn mà các trường đại học trên toàn thế giới phải đối mặt như "bất ổn chính trị và kinh tế gia tăng, khả năng nền kinh tế thế giới suy giảm cũng như nguồn thu nhập hay các khoản đầu tư cho các trường đại học bị thu hẹp".
Minh Hương
Theo Daily Mail
Top 10 trường đại học, cao đẳng Mỹ hỗ trợ tài chính hào phóng nhất cho sinh viên Theo tổ chức giáo dục phi lợi nhuận College Board, học phí một năm học tại các trường đại học tư thục (trung bình 48.510 đô la) cao hơn khá nhiều so với học phí trung bình 21.370 đô la/năm của trường công. Tuy nhiên, khoảng hai phần ba số sinh viên trong các trường tư nhận được hỗ trợ tài chính, khiến...