Ảnh: Hàng tấn ngao chết trắng bờ biển, người nông dân Hà Tĩnh rơi vào cảnh khốn khổ
Thời gian gần đây, nhiều hộ nuôi ngao tại ven biển thuộc huyện Lộc Hà ( Hà Tĩnh) xuất hiện tình trạng ngao chết hàng loạt, khiến nhiều hộ dân nơi đây thiệt hại hàng tỷ đồng.
Theo những người dân xã Mai Phụ (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh), đa phần số lượng ngao được thả xuống nuôi ở khu vực đầm này hơn 1 năm trước, dự kiến cuối tháng 2 sẽ cho thu hoạch. Nhưng không hiểu vì sao từ khi ra Tết đến nay ngao lại chết trắng nhiều như vậy. “Ở vùng này có khoảng 80 hecta nuôi ngao, mỗi hec ta thu hoạch được khoảng 30 tấn ngao. Ngao được bán với giá 13 triệu/tấn. Doanh thu cho cả vùng đạt 31 tỷ đồng/năm. Hiện ngao đang chết rải rác, chưa thống kê rõ được cụ thể thiệt hại kinh tế bao nhiêu “, Ông Phạm Trọng Hợp, Phó Chủ tịch UBND xã Mai Phụ (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết.
Sau khi khai thác ngao từ dưới bãi lên, các hộ nuôi ngao còn phải thuê người phải lọc bỏ ngao chết giữ lại ngao thương phẩm.
Ngao chết được chất thành từng đống lớn, nhiều hộ dân nuôi ngao phải khốn đốn mất thêm một khoản chi phí lớn cho việc dọn vỏ ngao.
“Nhìn thấy ngao chết hàng loạt dân mất ăn, mất ngủ vì bao nhiêu tiền của, công sức bỏ ra nay mất trắng. Có thể ngao chết một phần là do thời tiết thay đổi, không ổn định”, bà Nguyễn Thị Nga (50 tuổi, trú xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà) nói.
Video đang HOT
Người dân nuôi ngao nghi ngờ ngao chết là do sương muối và thời tiết thay đổi thất thường.
Hơn 80 ha đầm nuôi ngao chết trắng, ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng
Khuyến cáo người dân thời gian này không được thả ngao mới; quan sát bãi nuôi, khi thấy có hiện tượng thay đổi bất thường báo ngay cho cơ quan chức năng để phối hợp triển khai phương án xử lý kịp thời.
Số ít ngao sống còn sót lại ở đầm được người dân thu hoạch cho lên thuyền.
Theo Tri Trức Trẻ
Ngư dân Hà Tĩnh hốt "lộc trời" đầu năm, kiếm tiền triệu sau vài giờ ra khơi
Sau Tết Âm lịch đến nay, mỗi chuyến ra khơi chỉ vài tiếng đồng hồ, nhưng tàu cá của ngư dân ở Hà Tĩnh có thể đánh bắt được hàng tạ ruốc, thu về hàng triệu đồng. Đây là tín hiệu vui, hứa hẹn một mùa biển bội thu.
Khoảng hơn 1 tuần nay, ngư dân xã Thạch Kim (Hà Tĩnh) vui mừng khi những chuyến ra khơi đánh bắt ruốc đều cho giá trị cao.
Theo chủ thuyền Nguyễn Nghĩa (trú xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà), mấy ngày nay biển lặng, ruốc được mùa nên một ngày phải có ít nhất 2-3 chuyến ra khơi. Mỗi chuyến sẽ có khoảng 2-3 tạ ruốc, tính ra mỗi ngày thu hoạch cả tấn ruốc. Có ngư dân thu hàng chục triệu đồng/ngày.
Mỗi chuyến ra khơi kéo dài khoảng 3-5h, sau khi đánh được ruốc, ngư dân sẽ đưa thuyền vào cảng Cửa Sót để bán cho thương lái. Giá ruốc bình quân từ 18-20 ngàn đồng/kg.
"Tôi đi ra biển từ lúc 3h sáng, đến 6h sẽ cập bến tại cảng. Như chuyến đầu tiên hôm nay khoảng 3 tạ ruốc, bán được gần 5 triệu. Sau khi bán xong cho thương lái sẽ tiếp tục ra khơi tiếp, từ giờ đến tối sẽ có khoảng 2 chuyến cập cảng nữa", ngư dân Nghĩa cho hay.
Đối với những thuyền có công suất lớn hơn thu về cả tấn ruốc.
Ruốc biển thường chỉ xuất hiện trong một giai đoạn từ khoảng tháng 10 âm lịch năm trước cho đến tháng 2 âm lịch năm sau. Tuy nhiên, không phải khi nào ruốc cũng xuất hiện dày đặc và tập trung nên từ ngày mùng 4 tết, nhiều ngư dân đã tranh thủ đi vớt "lộc biển".
Nhiều người dân vùng biển Hà Tĩnh phấn khởi vui mừng khi đầu năm mới được mùa ruốc, hứa hẹn một mùa bội thu.
"Khai thác ruốc trên biển cũng khá đơn giản vì chỉ cần dùng lưới quét thành từng vệt là được, có khi chỉ cần một người. Vì sản lượng năm nay khá lớn nên chỉ sau một đêm, nhiều tàu trúng từ 5 - 6 tạ, có tàu trúng đến cả tấn ruốc", ngư dân tên Tuấn cho hay.
Số lượng ruốc được đưa lên bờ để cân và bán cho thương lái.
Người dân sử dụng thuyền thúng để đưa ruốc vào cảng.
So với năm ngoái, con ruốc biển năm nay có kích thước lớn hơn và xuất hiện gần bờ từng vạt lớn.
Ruốc này nhập về đem lên phơi khô con. Còn ruốc nhỏ hơn làm mắm.
Theo Tiền Phong
Nhập thịt nhiều, thương lái có thể tuồn lợn sang Trung Quốc Giá thịt lợn tùy từng loại, có nơi đã đạt mức hơn 200.000 đồng/kg, cao chưa từng có từ trước đến nay. Trong khi đó, có ý kiến lo ngại, nếu "mở cửa" nhập thịt ồ ạt, giá lợn trong nước xuống thấp, thương lái lại tìm cách tuồn sang Trung Quốc, lúc đó trong nước lại càng thiếu. Nhiều doanh nghiệp đã...