Anh giáo làng khoác áo Đoàn
Ước mơ trở thành bác sĩ, nhưng Dương Văn Thắng (xã Yên Sơn, huyện Lục Nam, Bắc Giang) hiện là Bí thư Đoàn Thanh niên Trường THPT Cẩm Lý (tỉnh Bắc Giang) đã chọn con đường trở thành thầy giáo.
Bí thư Đoàn Thanh niên Trường THPT Cẩm Lý Dương Văn Thắng chia sẻ mô hình phát triển đoàn viên, thanh niên.
Truyền lửa học tập để các em thực hiện ước mơ của… thầy
Không khó để cảm nhận sức trẻ toát ra từ Bí thư Đoàn Thanh niên Dương Văn Thắng trong bộ trang phục áo xanh những ngày tháng Ba. Cách nói chuyện gần gũi, tác phong nhanh nhẹn của anh khiến tôi phần nào hiểu được vì sao người cán bộ trẻ này đã giành được nhiều thành tích cao trong thi đua dạy tốt, học tốt.
Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 năm 2007, Dương Văn Thắng lần lượt đảm nhận các vị trí công tác từ cán bộ đoàn trường, giáo viên phụ trách học sinh giỏi môn Sinh học, Phó Bí thư Đoàn Trường THPT Cẩm Lý. Đến năm 2012, Dương Văn Thắng chính thức được giao nhiệm vụ Bí thư Đoàn trường.
Văn Thắng tâm sự, trước đây anh theo môn Sinh học với ước muốn làm bác sĩ. Tuy nhiên, gia đình khó khăn nên mình quyết định chọn học sư phạm.
“Vì học đại học sư phạm sẽ được miễn học phí. Trong lúc mình còn trên giảng đường đại học, mình nỗ lực đạt điểm số cao nhất ở từng kỳ, từng môn. Năm cuối, mình được điểm trung bình khá cao nhưng chỉ được 7,79 nên không được giữ lại ở trường làm giảng viên đại học.
Đó lại là cơ duyên, trở thành anh giáo làng để giúp các bạn học sinh nơi đây vượt nghèo, vượt khó. Quan trọng nhất, mình truyền được lửa đam mê học tập, nhiều bạn đã trở thành bác sĩ. Hàng trăm, hàng nghìn bà con sẽ được các em cứu chữa, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn…”, anh nói.
Kể về những học trò có học lực xuất sắc, anh phấn khởi nhắc đến việc các em yêu quý môn Sinh học nhiều hơn. Anh cho biết, trước đây mỗi lớp chỉ có 2/3 các em học sinh lựa chọn học đại học khối ngành Y – Dược vì có môn Sinh học. Tuy nhiên, đến nay nhiều em học sinh nhà trường đã yêu thích môn học này và lựa chọn khối ngành Y – Dược để định hướng công việc.
“Thống kê nhanh tôi đã có 7 học trò trở thành bác sĩ đa khoa tương lai. Con số này sẽ không ngừng tăng lên trong các năm tới. Bên cạnh đó, nhiều năm qua học sinh tham gia cuộc thi “thí nghiệm thực hành môn Sinh học” đều đạt giải cấp tỉnh…”, anh nói.
Anh chia sẻ: “Khi vừa về trường (năm 2007), Ban giám hiệu tín nhiệm giao cho phụ trách Đội thi học sinh giỏi môn Sinh học. Tôi vừa bất ngờ lắm vừa lo lắng. Môn Sinh học không chỉ đòi hỏi sự chăm chỉ, học sinh cần có năng khiếu và đam mê.
Bởi vậy, nguyên tắc đầu tiên thầy phải nhiệt tình và giảng giải dễ hiểu bài học. Để học môn Sinh học, các em phải có tư duy toán học. Thứ hai, các em phải có định hướng công việc để kiên trì theo đuổi. Mọi sự cố gắng đều có quả ngọt đúng một năm sau (2008 – 2009), đội thi học sinh giỏi cấp tỉnh được 3 giải (1 Nhì, 1 Ba và 1 Khuyến khích), còn cuộc thi CASIO 2 giải cấp tỉnh…”.
“Giỏi sư phạm, đảm việc Đoàn”
Video đang HOT
Những năm tháng giảng dạy, anh nhớ nhất một em học sinh trở thành chiến sĩ công an.
“Vài năm trước, mình có hướng dẫn em Đặng Quốc Đạt, khi đó là học sinh lớp 10 (sinh năm 1995) tham gia cuộc thi: Tìm hiểu an toàn giao thông cấp huyện. Khi đó, Đạt có ý tưởng gì mình đều phản biện ngay để có được bài thuyết trình tốt nhất. May mắn, Ban An toàn giao thông cấp huyện chấm điểm cao nhất năm đấy…”, anh kể.
Lý giải thêm về thành tích trên, anh cho hay từ những góp ý ban đầu, em Đạt đưa ra những hình ảnh trực quan, dễ hiểu thay vì những bài thuyết trình khô khan, khác biệt với bạn học sinh khác.
“Qua cuộc thi Đạt có tình yêu với những chiến sĩ công an. Đến nay Đạt là cán bộ Công an huyện Lục Nam – là cán bộ mẫm cán tuyên truyền an toàn giao thông với các bạn học sinh trên địa bàn…”, anh vui mừng nói.
Ngoài công việc chuyên môn, anh còn là một thầy phụ trách Đoàn trường đầy trách nhiệm. Anh Thắng đã xây dựng nhiều mô hình hoạt động trải nghiệm cho thanh niên và học sinh nhà trường.
Đơn cử như Mô hình gian hàng từ thiện để gây quỹ giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn; “Thanh niên tự quản” duy trì việc an toàn giao thông, giữ gìn ngôi trường an toàn. Đặc biệt, trong dịch Covid-19, Đoàn Thanh niên trường cùng các em học sinh giúp đỡ các thầy cô trong dọn dẹp vệ sinh, khử trùng…
“Mỗi tháng, mình tổ chức hoạt động “trường lớp xanh – sạch – đẹp – an toàn, nâng cao hơn nữa tinh thần phòng, chống dịch Covid-19. Khó nhất là làm sao để các em hiểu và làm theo. Mình phải trực tiếp xắn tay, tham gia cùng các em. Để các em coi mình là bạn thân thì mới hiệu quả…”, anh cho hay.
Nhận xét về Bí thư Đoàn trường, thầy Nguyễn Thanh Bình – Hiệu trưởng Trường THPT Cẩm Lý nhấn mạnh, Dương Văn Thắng vừa là Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vừa là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Mới đây, với mô hình “Vũ khúc sân trường” do Bí thư Đoàn Dương Văn Thắng chỉ đạo, tổ chức cho học sinh thực hiện đã được giải Ba của tỉnh.
“Thầy Thắng có nhiều hoạt động thiết thực, đưa Trường THPT Cẩm Lý trở thành điểm sáng trong các phong trào thanh niên. Nhất là việc giới thiệu học sinh lớp 12 vào Đảng Cộng sản Việt Nam, điều mà không phải đơn vị nào cũng làm được…”, thầy Bình nói.
Ghi nhận những thành tích mà Bí thư Đoàn trẻ Dương Văn Thắng, Trung ương Đoàn đã trao tặng danh hiệu Đoàn viên trẻ tiêu biểu toàn quốc (năm 2019 -2020) và giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2019. Bên cạnh đó, Bí thư Dương Văn Thắng vinh dự được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, Sở GD&ĐT cùng các ban, ngành chức năng khen thưởng vì thành tích xuất sắc trong quá trình công tác.
Bạn trẻ sẻ chia những suy nghĩ, mong ước về oàn
Các đại biểu thanh niên, nhân dịp này đã chia sẻ những suy nghĩ về oàn, về thanh niên, ước mơ và dự định cho tương lai.
Tiến lên "Sinh viên 5 tốt"
(Trần Lê Mỹ Hương - sinh viên ĐH Y Dược TPHCM)
Trần Lê Mỹ Hương
Là một người trẻ, nhiệm vụ học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân luôn được đặt lên hàng đầu, để trở thành người có ích với gia đình, nhà trường, cộng đồng; góp phần dựng xây đất nước. Ba năm học ở trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang), tôi đã đoạt được nhiều giải thưởng về Hóa học tại các kỳ thi học sinh giỏi, kỳ thi Olympic tháng Tư TPHCM mở rộng. Năm học 2019 - 2020, tôi được T.Ư Đoàn tuyên dương, trao tặng danh hiệu "Học sinh 3 tốt".
Mục tiêu sắp tới của tôi là tiến lên thành "sinh viên 5 tốt", hội tụ các yếu tố đạo đức, học tập, thể lực, tình nguyện và hội nhập. Đây sẽ là hành trang giúp tôi tự tin trong trong thời đại công nghệ số và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Đặc biệt, tôi ước mơ làm dược sĩ bào chế thuốc, kiểm nghiệm thuốc, chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Điều này xuất phát từ tình yêu với môn Hóa học, môn Sinh học và mong muốn tìm hiểu con người, nhất là từ khi mẹ tôi bị ung thư.
Danh hiệu "sinh viên 5 tốt" và làm dược sĩ là chặng đường dài mà tôi phải nỗ lực, chăm chỉ từng ngày. Bên cạnh việc làm giàu tri thức, hiểu biết, tôi cần tiếp tục trang bị những kỹ năng, tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn, chương trình ngoại khóa; thực hiện từ những việc nhỏ, có ích.
Tạo nền tảng kết nối, hỗ trợ người trẻ khởi nghiệp
(CEO Chatbot Việt Nam Lê Anh Tiến - Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2019)
CEO Chatbot Việt Nam Lê Anh Tiến
Để tiếp bước thế hệ cha anh, là người trẻ lớn lên trong thời bình, tôi luôn cố gắng rèn luyện trở thành người trẻ gương mẫu, trong sạch, vững mạnh, sáng tạo; bắt đầu khởi nghiệp từ sớm và luôn cố gắng tạo nền tảng giúp tập hợp sức mạnh và nguồn lực của các bạn khởi nghiệp trẻ khác.
Trải qua nhiều cuộc thi khởi nghiệp và làm các dự án kinh doanh trên thế giới, tôi càng nhận ra rằng, người trẻ Việt Nam cực kỳ sáng tạo, không thua kém các bạn trẻ ở bất kỳ quốc gia nào. Tôi tin rằng, bản thân có thể đưa được khởi nghiệp Việt Nam lên bản đồ thế giới, khiến các quỹ đầu tư nước ngoài chú ý đến Việt Nam, quan tâm đến các startup của Việt Nam, giúp họ tiếp cận nhiều nguồn vốn đầu tư hơn nữa. Chính điều này sẽ đóng góp cho đất nước trong việc hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường vào năm 2045.
Từ khi nhận giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, tôi càng chú ý hơn về những hành động, những bước đi, trên chặng đường kế tiếp, cho rằng những việc ấy đều phải gắn liền với trách nhiệm tiếp lửa. Tôi luôn cố gắng làm tốt nhất công việc của mình cũng như truyền niềm cảm hứng đến các thế hệ thanh niên khởi nghiệp trẻ qua các buổi chia sẻ khởi nghiệp, kết nối các trí thức trẻ trong và ngoài nước; đề xuất các sáng kiến, giải pháp về phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội...
Trong 5 - 10 năm tới, tôi có mục tiêu tạo ra được di sản "những hạt mầm thành công mà ta để lại cho những thế hệ sau", gồm: Tinh thần, mối quan hệ và sự nghiệp. Một điều mà tôi đúc kết được trong quá trình lập nghiệp, là khi tập trung tạo ra tài sản, có thể ta sẽ không tạo được di sản, nhưng nếu tập trung vào việc tạo ra di sản, ta chắc chắn sẽ có những tài sản lớn.
Tổ chức của thanh niên vì thanh niên
(Nguyễn Tiến Thịnh - Bí thư Tỉnh Đoàn Lai Châu)
Nguyễn Tiến Thịnh
Công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên của Đoàn những năm gần có nhiều chuyển biến tích cực. Các phương pháp tập hợp thanh niên ngày càng đa dạng hơn, tập trung vào những phong trào, hoạt động thiết thực, thu hút thanh niên đến với tổ chức Đoàn một cách tự nguyện.
Đại dịch COVID-19 xảy ra đã một lần nữa chứng minh tuổi trẻ Việt Nam phát huy tinh thần "tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên" của Đoàn, sẵn sàng hiến thân, xung kích vì cộng đồng, vì nhân dân, vì quê hương. Các bạn sẵn sàng bỏ qua an nguy của bản thân đi vào tâm dịch.
Tuy nhiên, công tác tập hợp thanh niên, đặc biệt là địa bàn vùng sâu, miền núi còn gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, dân số tỉnh Lai Châu chiếm khoảng 80% là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những thời điểm cụ thể, rất nhiều thanh niên đi làm ăn xa, đi xuất khẩu lao động, ảnh hưởng nhiều đến công tác tập hợp thanh niên. Bên cạnh đó, hiện vẫn còn một bộ phận nhỏ thanh niên chưa có ý chí vươn lên thoát nghèo, còn tư tưởng trông chờ ỉ lại vào chính sách.
Tự hào về truyền thống 90 năm của Đoàn, tôi mong muốn vị trí của Đoàn Thanh niên trong thời kỳ mới không ngừng được nâng lên, từng hoạt động của Đoàn càng thiết thực, đi sâu vào đời sống thanh niên, vì thanh niên.
Mở rộng sân chơi học thuật cho học sinh
(Lưu Thu Liên - Bí thư Đoàn trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, tỉnh Hải Dương)
Lưu Thu Liên
Tôi thấy rằng công tác Đoàn dành cho thanh niên trường học rất ý nghĩa, sôi nổi, sáng tạo và phù hợp với đối tượng đoàn viên là học sinh. Các cuộc thi như "Tự hào Việt Nam", "Tìm hiểu về Đoàn Thanh niên"... đã tạo ra những sân chơi học thuật thiết thực, thu hút được rất nhiều học sinh tham gia.
Tôi kỳ vọng các hoạt động của T.Ư Đoàn và tổ chức Đoàn các cấp thời gian tới sẽ gắn liền hơn với xu thế hội nhập quốc tế, công nghệ số... Đoàn Thanh niên cùng với ngành giáo dục sẽ bồi đắp, đào tạo cho thế hệ học sinh mới sẵn sàng trở thành công dân toàn cầu.
Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên cần đóng vai trò quan trọng trong định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT. Đoàn tạo ra môi trường để học tập rèn luyện, trao đổi kỹ năng giúp học sinh sớm nhận ra được thế mạnh của bản thân và lựa chọn được ngành nghề phù hợp. Theo tôi, đây là một phần quan trọng trong nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ mục tiêu đưa Việt Nam thành đất nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045 như Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra.
Bắc Giang: Dừng hoạt động chốt Covid-19, HS hộ khẩu Hải Dương trở lại trường Gần 100 học sinh có hộ khẩu Hải Dương đã trở lại Trường THPT Cẩm Lý (huyện Lục Nam) để học tập sau thời gian nghỉ Tết và phòng dịch Covid-19. Học sinh có khẩu Hải Dương hân hoan trở lại trường sau thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19. Sáng 24/3 thông tin với Báo GD&TĐ, thầy Nguyễn Thanh Bình - Hiệu trưởng...