Anh dè dặt khi chọn an toàn hay quyền riêng tư
Covid-19 đặt ra câu hỏi lớn buộc chính phủ và người dân nước này phải đặt sự ưu tiên về tính mạng hay quyền cá nhân lên trước.
Đầu tuần này, Thủ tướng Anh chia sẻ lên mạng xã hội tấm ảnh mình đang tham gia buổi họp Nội các trực tuyến, trên màn hình làm việc hiển thị ID của ông cùng các bộ trưởng khác. Giống ông Boris Johnson, hàng triệu người dùng trên thế giới cũng đang chia sẻ hoạt động riêng tư thông qua Zoom hay những ứng dụng họp qua video tương tự. Tất cả dường như không mấy quan tâm đến việc quyền riêng tư của bản thân không được an toàn.
Trong khi đó, hệ thống Chăm sóc Sức khoẻ Quốc gia (NHS) của Anh đã công bố một văn bản đánh dấu cho sự thay đổi vè chính sách của họ đối với dữ liệu về bệnh nhân, giúp các nhân viên có thêm khả năng chia sẻ thông tin liên quan đến Covid-19. Cụ thể, văn bản này đề cập đến việc sử dụng dữ liệu thu được để phát hiện ra xu hướng lây lan cũng như tác động của virus, đồng thời “quản lý người mắc hoặc có nguy cơ nhiễm Covid-19 thông qua: định vị, tiếp cận, sàng lọc, phân loại và theo dõi các bệnh nhân này”
Nói cách khác, nhân viên y tế và các bác sĩ nội khoa – những người từ trước tới nay vẫn cực kỳ thận trọng với việc bảo mật dữ liệu bệnh nhân – có thể nhẹ nhàng về mặt tinh thần hơn khi trao đổi thông tin qua các hình thức không trực tiếp như email.
Nhiều ứng dụng theo dõi người dân xuất hiện trong Covid-19.
Tuy vậy, câu hỏi đặt ra là: thế giới đang trở nên dễ dãi hơn với việc bảo mật thông tin cá nhân trước tình hình bệnh dịch, hay tất cả đang tự đưa mình vào vòng nguy hiểm khi cho phép các chính phủ và doanh nghiệp được tự ý xâm phạm quyền riêng tư chỉ bằng cách lấy lý do khẩn cấp?
Video đang HOT
Cựu bộ trưởng châu Âu người Bồ Đào Nha – ông Bruno Macaes – hiện là nhà văn kiêm bình luận, viết trên Twitter: “Tôi ngày càng bị thuyết phục rằng cuộc chiến vĩ đại nhất chúng chúng ta hiện tại là chống lại ‘tôn giáo quyền riêng tư’. Thứ tôn giáo này có thể diệt chúng ta theo nghĩa đen”.
Đối lập với góc nhìn của Bruno Macaes, một số nhà vận động về bảo mật lại cho rằng bất kỳ hình thức giám sát nào đối với người nhiễm Covid-19 cũng đều là nguy cơ xâm hại quyền riêng tư.
Hai quan điểm đối lập về quyền riêng tư được đề cập được thể hiện rõ nét nhất thông qua cuộc tranh luận về ứng dụng theo dõi đang diễn ra giữa các nước châu Âu cũng như Anh.
Một cuộc họp báo mới đây giữa các nhà khoa học châu Âu hỗ trợ việc phát triển ứng dụng đã bắt đầu với mộ tuyên bố rõ ràng về việc phải đặt quyền riêng tư làm cốt lõi.
Hans-Christian Boos – doanh nhân trong lĩnh vực AI kiêm cố vấn cho Thủ tướng Angela Merkel – là một trong những người dẫn đầu sáng kiến. Ông cho biết một trong những yếu tố thúc đẩy cho quyết định này là giải quyết câu hỏi: “Chúng ta có thể thực sự xây dựng được một ứng dụng định vị mà vẫn đảm bảo tuyệt đối quyền riêng tư không?”.
Các nhà khoa học kết luận việc này hoàn toàn khả thi nếu hệ thống được xây dựng dựa trên ứng dụng kết nối Bluetooth và mọi danh tính đêu được ẩn. Minh chứng điển hình là ứng dụng TraceTogether mà Singapore tung ra được vận hành theo đúng cách này.
Tuy vậy, vẫn có một số quốc gia tiếp cận với vấn đề theo cách thiếu thận trọng hơn. Ví dụ, Nga tung ra ứng dụng Social Monitoring dành cho những người dương tính với Covid-19. Ứng dụng này đòi quyền truy cập vào cuộc gọi, vị trí, camera, bộ nhớ trong, thông tin nhà mạng cũng như các dữ liệu khác nhằm kiểm soát việc người bị nhiễm Covid-19 sẽ không rời khỏi nhà khi có nguy cơ lây bệnh.
Trong khi đó, Đài Loan sử dụng dữ liệu nhà mạng để theo dõi những người bị cách ly. Một người dân ở đây từng bị cảnh sát tới “hỏi thăm” chỉ 45 phút sau khi điện thoại của anh hết pin.
Ở Israel, một công ty về phần mềm gián điệp là NSO Group còn tung ra phần mềm sử dụng dữ liệu điện thoại di động để theo dõi và dự đoán sự lây lan của Covid-19. Thậm chí, hãng này còn vạch ra kế hoạch cho các chính phủ buộc nhiều nhà khai thác mạng di động phải bàn giao mọi dữ liệu về vị trí của mỗi thuê bao.
Khi một quan chức của NHS được liệu cách tiếp cận này có khả thi ở Anh không, ông được mô tả là sắc mặt tái nhợt đi.
Nhóm phát triển ứng dụng giám sát cho Anh ý thức rõ ràng rằng sản phẩm phải chiếm được lòng tin của công chúng nếu muốn đạt mục đích là 60% dân số cài lên điện thoại khi nó mới phát hành. Việc nói với công chúng rằng mọi hành vi của họ sẽ bị kiểm soát bởi chính phủ chẳng khác nào hành động răn đe.
Nhưng vấn đề nằm ở chỗ: Nếu tung ra các ứng dụng và giải pháp công nghệ nhanh, đồng thời phải cắt giảm một số điều khoản bảo vệ quyền riêng tư, đồng nghĩa với việc phong toả và hạn chế đi lại ngày thường đối với người dân có thể trở nên “dễ thở” hơn.
Những nước thận trọng về bảo mật dữ liệu cá nhân như Anh đang bị coi là chậm chân trong việc triển khai công nghệ theoi dõi. Hay nói cách khác, các quốc gia này sẽ bị phong toả lâu hơn.
Câu hỏi then chốt là: liệu công chúng có sẵn sàng đánh đổi một trong những những quyền tự do, cụ thể là quyền riêng tư, để lấy quyền được rời khỏi nhà và trở lại công việc hay không? Covid-19 đang buộc thế giới phải đối mặt với nhiều câu hỏi khó trước các bài toán ưu tiên trong cuộc sống.
Đức Trí
Skype Meet Now cho phép trò chuyện video không cần đăng ký
Skype vừa bổ sung tính năng mới mang tên Meet Now giúp loại bỏ các yêu cầu liên quan đến tài khoản hoặc buộc người dùng tải xuống để sử dụng.
Meet Now cho phép thực hiện hội nghị video không thể dễ dàng hơn
Theo SlashGear, trước việc ngày càng nhiều người làm việc tại nhà trong mùa dịch Covid-19, các dịch vụ hội nghị video trực tuyến rất được quan tâm. Đối với người dùng, các dịch vụ yêu cầu đơn giản sẽ được ưu tiên sử dụng nhiều nhất, vì vậy không có gì dễ dàng hơn cả là chỉ cần nhấp vào một liên kết và có thể truy cập vào dịch vụ.
Đó là những gì mà Meet Now của Skype mang lại. Hãy nghĩ nó giống như một cuộc gọi hội nghị video với Skype nhưng đi kèm liên kết tồn tại trong một khoảng thời gian. Người dùng chỉ cần tạo một liên kết và chuyển nó đến những người cần tham dự cuộc họp. Khi họ nhấp vào liên kết, họ sẽ được đưa tới Skype hoặc Web nếu thiết bị đó có ứng dụng Skype.
Mặc dù rút gọn nhiều thao tác nhưng Meet Now vẫn cung cấp một số tính năng thiết yếu của Skype. Cụ thể, người dùng có thể ghi âm cuộc gọi để xem lại sau và thậm chí làm mờ nền trước khi nhảy vào cuộc hội nghị video để tránh những thứ phía sau lưng làm ảnh hưởng đến trải nghiệm. Thậm chí họ có thể chia sẻ màn hình và hiển thị các bài thuyết trình hoặc slide.
Tính năng mới bất ngờ của Skype đến vào thời điểm thích hợp, đặc biệt trong bối cảnh các vấn đề về an toàn đang là dấu hỏi lớn đối với Zoom. Điều này tạo cơ hội cho Skype trở thành một giải pháp không rắc rối và an toàn hơn cho nhu cầu làm việc tại nhà.
Kiến Văn
WhatsApp hỗ trợ đăng nhập trên nhiều thiết bị Người dùng WhatsApp sẽ sớm có thể đăng nhập trên nhiều thiết bị khác nhau với cùng một tài khoản để thuận tiện hơn trong việc sử dụng ứng dụng nhắn tin này. Báo cáo mới đây cho thấy, WhatsApp sẽ sớm hỗ trợ sử dụng một tài khoản trên nhiều thiết bị. Tất nhiên, người dùng sẽ được nhận được một thông...