Anh chi hơn 90 triệu USD phát triển máy bay siêu tốc
Chính phủ Anh đã quyết định đầu tư 90 triệu USD cho dự án sản xuất chiếc máy bay mang tên Skylon, không chỉ hoạt động trong vũ trụ mà còn có khả năng chở hàng trăm hành khách tới khắp nơi trên thế giới chỉ trong 4 giờ đồng hồ.
Ảnh minh họa máy bay Skylon (Ảnh: Independent)
Trang Independent của Anh đưa tin Cơ quan Vũ trụ Anh sẽ trợ giúp Công ty hàng không vũ trụ Reaction Engines phát triển một động cơ tên lửa hoạt động với công suất lớn hơn nhiều so với các thế hệ hiện nay.
Các chuyên gia khẳng định, với hệ thống động cơ mới, máy bay Skylon có thể bay với vận tốc nhanh gấp 5 lần tốc độ của âm thanh. Điều này cho phép Skylon bay tới mọi nơi trên thế giới trong khoảng thời gian 4 tiếng, thậm chí ít hơn.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho biết phải đến năm 2020 mới có thể tiến hành các cuộc thử nghiệm loại động cơ mới.
Khoản đầu tư hơn 92 triệu USD cho công ty Reaction Engines được giải ngân chia thành 2 giai đoạn: 35 triệu bảng trong giai đoạn 2014-015 và 25 triệu bảng cho năm 2015-2016, phục vụ công việc thiết kế kỹ thuật cũng như cải tiến công nghệ bộ trao đổi nhiệt hạng nhẹ.
Bên cạnh đó, khoản tiền này cũng được sử dụng để giúp Reaction Engines đầu tư vào các cuộc thử nghiệm và ứng dụng thương mại nhiều hơn là chỉ nghiên cứu thuần lý thuyết.
Video đang HOT
Theo công ty Reaction Engines, bộ trao đổi nhiệt chịu trách nhiệm làm lạnh nhanh chóng luồng không khí nóng trong động cơ, từ 1.000oC xuống – 150oC chỉ trong 1/100 giây. Hệ thống này đã trải qua những bài kiểm tra quan trọng” hồi tháng 11/2012 và được đánh giá là hoàn toàn phù hợp với môi trường hoạt động trong vũ trụ.
Chi phí sản xuất phần động cơ mang tên Sabre sẽ tiêu tốn khoảng 1,1 tỷ USD. Sabre sẽ đảm nhận nhiệm vụ tiếp năng lượng cho Skylon – chiếc máy bay dài 84 m, có khả năng cất và hạ cánh theo chiều ngang.
Nhật Minh
Theo Dantri/Independent
Kịch bản mà Nga lo sợ nhất ở Syria
Moskva nhận thức rõ những hiểm nguy rình rập khi mở chiến dịch không kích ở Syria - nhất là viễn cảnh phi công Nga bị quân khủng bố bắt giữ, hành quyết.
Không có cuộc chiến nào mà không có phải chịu thiệt hại và giới chức Nga là người hiểu rõ điều đó khi quyết định can dự quân sự tại Syria theo đề nghị của chính quyền Damascus.
Điện Kremlin tuyên bố sẽ không thay đổi quy mô, tầm mức đòn không kích một khi chưa diệt hết quân khủng bố. Thế nhưng, có một kịch bản "xấu" có thể sẽ buộc Nga phải gia tăng hoạt động quân sự, không quân: Đó là việc phi công Nga bị bắt giữ ở Syria.
Máy bay Nga tại căn cứ không quân Hmeymim ở Latakia. (Ảnh: AFP)
Từ xưa cho đến nay, tù binh luôn là một phần của chiến tranh, chính xác thì đó là cấu thành của chiến tranh thông tin. Trong thời kì đế chế La Mã cổ đại, đi sau cùng một đạo quân chiến thắng trong các buổi lễ mừng công luôn là những hàng tù binh và người ta coi đây là cách để thị uy sức mạnh. Đến Thế chiến thứ hai, Đức Quốc xã cũng tiếp tục sử dụng chiêu thức như vậy.
Trong chiến tranh hiện đại, số lượng tù binh bị bắt sống ít đi, nhưng "giá trị" tăng lên do sự phát triển của các phương tiện truyền thông, mạng Internet. Mức giá đó thường đạt "đỉnh" nếu tù binh kia là phi công - tài sản quý giá của bất kì quân đội nào. Đó là một phần lý do giải thích cho một quy định gần như là bất thành văn trong hoạt động tác chiến đường không: Khi máy bay bị bắn hạ, phi công bung dù và bị đối phương bắt giữ thì một chiến dịch giải cứu đặc biệt sẽ được triển khai ngay.
Một thách thức lớn đối với phi công và lực lượng bảo đảm đóng tại Syria là phải tránh cho được những thương vong, tổn thất về người và quan trọng hơn là không để quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bắt cóc. Đây là hai nhiệm vụ không mới đối với quân đội các nước khi tham chiến ở nước ngoài.
Ví dụ, trong chiến tranh Triều Tiên, các binh sĩ Liên Xô buộc phải tuân thủ điều luật không được vượt quá đường giới tuyến. Năm 1999, quân đội Mỹ cũng đã trải qua một phen "mướt mồ hôi" chỉ để định vị và giải cứu các phi công trên chiếc máy bay bị bắn hạ trên bầu trời Nam Tư, không để những "lính bay" này bó buộc phải xuất hiện trên kênh truyền hình Serbia.
Nga đã có biện pháp đối phó
Nếu bị bắt ở Syria, một phi công người Nga rất dễ bị đánh đập, hành hạ hoặc xử tử. Không khó để hình dung ra một kịch bản mà IS "đối xử" với tù binh này theo cách thức thường thấy: Bọn khủng bố công bố hình ảnh, đoạn video ghi lại lời thú nhận đại loại như "...Tôi là Ivan Ivanov, đại úy quân đội Nga. Tôi bị hành quyết vì đã chống lại đấng Allah..."
Chúng sẽ coi đây là "vũ khí" trong cuộc chiến tranh thông tin chống lại Nga. Ý đồ bắt cóc, tiêu diệt phi công Nga được IS công bố công khai: Quân khủng bố đưa ra "mức thưởng" 15.000 USD cho kẻ nào bắt giữ, giết hại được một phi công Nga.
Buồng ở khá tiện nghi dành cho phi công, nhân viên kĩ thuật Nga tham gia, phục vụ chiến dịch không kích quân khủng bố ở Syria. (Ảnh:RussiaEnglish)
Lường trước được mối nguy này, Nga ngay từ đầu đã có những biện pháp phòng ngừa triệt để. Quân đội Nga đã biến căn cứ không quân Hmeymim ở Latakia - nơi tập trung của lực lượng không quân Nga tại Syria, thành một pháo đài bất khả xâm phạm. Tại khu vực này, Nga đã cho triển khai cả hệ thống pháo tên lửa phòng không tối tân Pantsir-S1. Tổ hợp này được trang bị pháo tự động 30mm và tên lửa dẫn đường 57E6, có khả năng đánh chặn, tiêu diệt đa mục tiêu như máy bay, trực thăng, đạn chính xác cao, rocket, tên lửa bom... không cho quân khủng bố có cơ hội tấn công, pháo kích từ xa.
Các biên đội trực thăng Mi-24V cũng liên tục thực hiện hoạt động tuần tra, cảnh giới trên không, sẵn sàng tìm diệt mục tiêu. Cuộc sống của phi công, thợ kĩ thuật Nga trong căn cứ được bảo đảm chu đáo, đầy đủ, tiện nghi, với nhiều dịch vụ thiết yếu và không cần phải đi ra ngoài.
Phi công Nga tham chiến ở Syria được trang bị kĩ càng để bảo đảm khả năng sinh tồn trong tình huống xấu. Dưới ghế lái của phi công là một túi cứu sinh, chứa một số vật dụng cấp thiết để phòng trường hợp phải bung dù khi máy bay rơi. Đó là bè bơm hơi (nếu bị rơi xuống nước), đèn tín hiệu điện tử tự động phát sóng báo vị trí phi công, pháo sáng chỉ đường cho lực lượng cứu hộ; khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng dạng viên và thậm chí là cả súng.
Viễn cảnh tồi tệ nhất là phi công bị quân khủng bố bắt cóc cũng được Moskva tính toán kĩ: Nga triển đã triển khai trực thăng vũ trang Mi-17, đơn vị đặc nhiệm và đổ bộ đường không ở Syria để sẵn sàng tham gia các chiến dịch giải cứu.
Theo Hoài Thanh/baotintuc.vn
Xem bộ dụng cụ sinh tồn của phi công Nga tại Syria Đối với phi công Nga đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu chống khủng bố tại Syria, ngoài "nghi lễ" sờ vào máy bay để giúp phòng trừ điều xui xẻo, họ còn được trang bị một bộ dụng cụ sinh tồn để dùng trong lúc nguy cấp. Một phi công Nga bên chiếc Su-25 tại căn cứ Hmeimim ở Syria - Ảnh:...