Anh cảnh báo thời tiết cực đoan trở thành ‘trạng thái bình thường mới’
Ngày 28/12, tổ chức National Trust (Anh) cho biết các hiện tượng thời tiết cực đoan trong năm qua đã tác động xấu đến tự nhiên và động, thực vật hoang dã tại các khu bảo tồn, đồng thời cảnh báo điều này có nguy cơ trở thành “trạng thái bình thường mới”.
Người dân tránh nóng bên đài phun nước tại Quảng trường Trafalgar ở thủ đô London, Anh, ngày 13/7/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN
Cố vấn của National Trust về biến đổi khí hậu Keith Jones nhấn mạnh điều này chứng tỏ rõ rằng nếu thế giới không hành động quyết liệt hơn nữa để hạn chế nhiệt độ Trái Đất gia tăng, cuộc sống của nhiều loài động và thực vật sẽ bị đe dọa. Nếu không hạn chế lượng khí thải CO2, Trái Đất sẽ chứng kiến thêm nhiều lũ lụt, mưa bão, hạn hán, đợt nắng nóng kéo dài và cháy rừng hơn nữa với tần suất và cường độ ngày càng tăng.
Hiện thế giới chưa đạt được mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt trung bình của Trái Đất là 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được ký năm 2015, nhằm tránh những tác động nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây ra. Năm 2022, một loạt hiện tượng thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn do biến đổi khí hậu đã tàn phá nhiều cộng đồng trên toàn cầu. Trong đó, đợt hạn hán và nắng nóng khắp châu Âu gây cháy rừng, tàn phá mùa màng và làm khô cạn nhiều con sông lớn.
Video đang HOT
Tổ chức từ thiện và bảo tồn di sản của Anh nói trên đã điểm lại những hiện tượng thời tiết cực đoan, cũng như những điều bất thường của tự nhiên tại Anh trong năm qua. Trong đó, vào tháng 1, thành phố London (Anh) ghi nhận thời tiết ấm nhất trong hơn một thế kỷ, với mức nhiệt độ cao kỷ lục 16,3 độ C ở trung tâm thành phố ngày 1/1. Nhìn chung, nhiệt độ trong tháng này cao hơn 0,8 độ C so với mức nhiệt trung bình trong giai đoạn từ năm 1991-2020.
Tháng 2, các trận bão Eunice và Franklin liên tiếp đổ bộ vào nước Anh, gây mưa lớn và ngập lụt nghiêm trọng. Tháng 4, chim di cư vào mùa Xuân muộn hơn và chim yến trở lại muộn hơn khoảng 2 tuần so với bình thường và với số lượng ít hơn. Tháng 5, cóc không sinh sản được do thời tiết nóng và ít mưa khiến các ao hồ cạn nước.
Tháng 6, cúm gia cầm bắt đầu lây lan ở nhiều loài chim biển trên Quần đảo Farne, ngoài khơi bờ biển phía Đông Bắc nước Anh, khiến nhiều chim biển như mòng biển, hải âu chết.
Tháng 7, nắng nóng kỷ lục, với mức nhiệt cao nhất trong lịch sử tại thị trấn Coningsby ở hạt Lincolnshire, miền Trung nước Anh là 40,3 độ C. Cùng với điều kiện khô hạn bất thường ở khu vực phía Nam và Đông, cháy rừng xảy ra trên diện rộng.
Tháng 8, nhiều cây mới trồng tại một số khu bảo tồn của National Trust chết do hạn hán và nắng nóng kéo dài. Nhiều nơi xuất hiện “mùa Thu giả” khi cây rụng lá sớm do hạn hán. Số lượng bướm dường như giảm trong khi ong vò vẽ và ruồi biến mất trong đợt nắng nóng.
Tháng 9, chim nhạn vẫn sinh sống ở núi Stewart của Bắc Ireland muộn hơn một tháng so với những năm trước và đến cuối tháng này mới di cư. Một số loài hoa ra hoa lần thứ 2 trong năm do thiếu sương giá.
COP27: Các nhà đàm phán đạt được thỏa thuận về quỹ khí hậu
Ngày 19/11, các nhà đàm phán tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), được tổ chức tại Ai Cập, đã đạt được một thỏa thuận có thể mang tính đột phá về vấn đề gai góc nhất, theo đó lập một quỹ đền bù cho những nước nghèo chịu tác động của tình trạng thời tiết cực đoan trầm trọng hơn do phát thải của các nước giàu.
Toàn cảnh Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập, ngày 6/11/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu với hãng tin AP, Bộ trưởng Môi trường Maldives Aminath Shauna nêu rõ: "Có một thỏa thuận về tổn thất và thiệt hại". Thỏa thuận này vẫn cần được nhất trí thông qua trong cuộc bỏ phiếu vào chiều cùng ngày.
Theo dự thảo đề xuất đền bù, còn gọi là vấn đề "tổn thất và thiệt hại", các nước phát triển được yêu cầu đóng góp vào quỹ đền bù, cùng với các nguồn kinh phí tư nhân và quỹ công khác như các thể chế tài chính quốc tế.
Trong các cuộc đàm phán tại COP27, các nước nghèo nhất đóng góp ít lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính đã thống nhất kêu gọi việc thành lập quỹ nêu trên.
Tuy nhiên, đề xuất không ràng buộc việc lập quỹ mới với nỗ lực giảm phát thải, hay hạn chế chỉ các nước dễ bị tổn thương nhất mới được nhận đền bù - như đề xuất trước đó của Liên minh châu Âu.
Việc đạt được đột phá này mang lại hy vọng cho các cuộc đàm phán tại COP27 nhằm đạt được thỏa thuận cuối cùng của hội nghị.
Trước đó, Ai Cập thông báo các cuộc đàm phán tại COP27 kéo dài thêm một ngày, đến ngày 19/11. Ngoại trưởng Ai Cập đồng thời là Chủ tịch COP27 - ông Sameh Shoukry - nêu rõ chương trình nghị sự của COP27 có sự thay đổi đột ngột do cần thêm thời gian để các bên tiếp tục đàm phán nhằm thống nhất những nội dung quan trọng của một thỏa thuận cuối cùng, trong đó có nội dung về quỹ bồi thường cho những nước nghèo chịu tác động của biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu đe dọa mục tiêu trở thành nước thu nhập trung bình cao của Philippines Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, sự thịnh vượng và sinh kế của người dân Philippines, đồng thời có thể cản trở mục tiêu trở thành nước thu nhập trung bình cao vào năm 2040 của quốc gia Đông Nam Á. Đây là nội dung báo cáo phát triển và khí hậu quốc gia Philippines do Ngân...