Android thành công phần nào là nhờ… iPhone
Quyết định thay đổi cuối cùng của Google đã giúp đưa hệ điều hành Android trở thành hệ điều hành di động hàng đầu thế giới.
Hiện tại, Android vẫn đang được biết tới là hệ điều hành di động phổ biến nhất hành tinh, với lượng người dùng khổng lồ cùng số lượng thiết bị sử dụng hệ điều hành Android ngày một tăng lên, hệ điều hành này ngày một phát triển mạnh mẽ hơn. Thế nhưng, ít ai biết được rằng, thành công của hệ điều hành Android ngày hôm nay lại phụ thuộc chủ yếu vào chiếc iPhone của Apple.
Không những thay đổi chính Apple, chiếc iPhone còn thay đổi cả… đối thủ Android.
Khi Apple cho ra mắt chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007, nó đã ngay lập tức làm thay đổi toàn bộ cục diện thị trường điện thoại di động cũng như những thiết bị thông minh. Kĩ sư phần mềm Chris DeSalvo, người từng làm việc cùng Andy Rubin để phát triển hệ điều hành Danger OS trên những chiếc điện thoại Sidekick nổi tiếng đã khẳng định rằng nhờ sự có mặt của iPhone mà toàn bộ nhóm thiết kế Android đã nhận ra rằng họ phải làm lại từ đầu.
Hệ điều hành Danger OS trên những thiết bị Sidekick đã từng rất thành công trước khi Android ra mắt.
Phát triển lần đầu vào năm 2005, hệ điều hành Android được xem là điểm mấu chốt quan trọng trong việc thay đổi những chiếc smartphone tương lai. Google đặt kì vọng rất cao vào dự án này không những vì mong cải thiện thế giới công nghệ tốt hơn mà còn muốn sản phẩm của họ có cơ hội tỏa sáng trên thị trường.
Video đang HOT
Giao diện hệ điều hành Android trong giai đoạn thử nghiệm.
Thế nhưng vào năm 2005 khi mà những chiếc smartphone với bàn phím QWERTY vẫn rất thịnh hành, Google đã xác định rằng một chiếc smartphone của tương lai sẽ phải giống với những sản phẩm BlackBerry. Một thiết bị với bàn phím cứng sẽ mang lại trải nghiệm sử dụng chính xác nhất tới người dùng.
Chiếc smartphone Android phiên bản thử nghiệm.
Và rồi iPhone ra mắt, sản phẩm thành công tới mức cả thế giới công nghệ đều bất ngờ. Lúc này, Google mới nhận ra rằng chiếc smartphone tương lai không hề sở hữu bàn phím cứng. Ngay thời điểm đó, Google bắt đầu xoay chuyển hướng phát triển của mình và tập trung sản xuất thiết bị màn hình cảm ứng nhằm cạnh tranh với iPhone.
Chiếc HTC G1 là sản phẩm smartphone Android đầu tiên xuất hiện trên thị trường.
Trong cuốn sách của mình, Andy Rubin – trưởng nhóm phát triển Android đã phát biểu: “Khi iPhone ra mắt, chúng tôi đã quyết định rằng sản phẩm smartphone Android lúc đó không được xuất hiện trên thị trường”. Sản phẩm smartphone Android với hình dáng chiếc BlackBerry đã biến mất kể từ thời gian đó.
Chiếc smartphone Android mang hình dáng BlackBerry không bao giờ xuất hiện.
Cũng chính vì lý do này mà chiếc smartphone Android đầu tiên ra mắt chậm trễ nhưng sở hữu một trải nghiệm sử dụng hoàn toàn khác lạ. Chiếc HTC G1 vẫn sở hữu bàn phím cứng thế nhưng khả năng sử dụng cảm ứng của sản phẩm đã khiến người dùng quên dần đi bàn phím này.
Đáng ra đã xuất hiện từ năm 2006 nhưng vì thay đổi toàn bộ nên chiếc smartphone Android đầu tiên ra mắt chậm tới 2 năm.
Từ G1, trải qua quá trình phát triển ngắn hạn, hệ điều hành Android đã nhanh chóng vươn tầm vượt qua iOS và rồi thống lĩnh thị trường di động. Nếu như họ vẫn trung thành với kiểu dáng BlackBerry, có lẽ giờ đây cái tên Android sẽ chẳng mấy được quan tâm.
Theo VNE
Giám đốc Samsung chê Andy Rubin là kẻ cứng đầu
Thế giới công nghệ vừa bị sốc trước thông tin vị giám đốc phụ trách Android của Google là Andy Rubin từ nhiệm để chuyển sang vị trí công việc khác hồi tuần trước.
Cựu giám đốc phụ trách Android của Google Andy Rubin. (Nguồn: citeworld.com)
Rubin từng thành lập dự án Android từ hồi năm 2003 và sau đó dự án này được Google mua lại vào năm 2005. Trong quá trình lãnh đạo đội ngũ phát triển Android, Rubin được ca ngợi như một nhân vật tạo ra sự đột phá đáng kể trên thị trường thiết bị di động.
Dù vậy, trong mắt Giám đốc phụ trách sản phẩm của Samsung là Kevin Packingham thì cựu lãnh đạo Android lại là một "kẻ cứng đầu."
Theo trang tin Business Insider, ông Packingham đã nói rằng một khi Rubin đã quyết điều gì thì khó lòng có thể thay đổi được. Vậy nên, Giám đốc Packingham ca ngợi thủ lĩnh mới của khối Android, Sundar Pichai là một người phù hợp hơn và rất có tinh thần hợp tác.
Với việc Pichai lên nắm ghế giám đốc Android, ông Packingham tin rằng mối quan hệ của Samsung với Google sẽ tiếp tục được cải thiện đáng kể.
Ngoài ra, vị quan chức Samsung cũng nhấn mạnh rất rõ ràng rằng "Mối quan hệ với Google là siêu quan trọng," trong bối cảnh hãng công nghệ Hàn Quốc đang thăng hoa rực rỡ trên thị trường smartphone toàn cầu với những sản phẩm chạy nền tảng Google Android.
Theo Văn Hưng
Vietnamplus
Các hệ điều hành khổng lồ đổi tướng Sự kiện Google thay sếp mảng Android là Andy Rubin bằng ông Sudan Pichai tiếp nối sự thay đổi lãnh đạo ở hàng loạt hệ điều hành khổng lồ. Chỉ trong vòng chưa tới một năm, lãnh đạo các hệ điều hành Windows, iOS và Android đã lần lượt ra đi. Sếp iOS ra đi Cuối tháng 10 năm 2012, làng công nghệ...