Mã độc đòi tiền chuộc Crytolocker tấn công 250.000 máy tính
Một loại mã độc có tên Crytolocker đã tấn công 250.000 máy tính, yêu cầu nạn nhân trả tiền chuộc nếu muốn lấy lại dữ liệu.
Ảnh minh họa
Ransomware là thuật ngữ chỉ những loại malware sử dụng hệ thống mật mã để mã hóa dữ liệu của người dùng và đòi được tiền chuộc thì mới khôi phục lại dữ liệu. Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu bảo mật của Dell Secureworks, một loại ransomware có tên Cryptolocker đã lây nhiễm cho khoảng 250.000 máy tính chạy Windows trên khắp thế giới.
Hãng bảo mật này cho biết Mỹ và Anh là những quốc gia bị ảnh hưởng mạnh nhất. Bọn tội phạm đang chuyển hướng tấn công người dùng Internet tại nhà sau khi tập trung vào nhóm người dùng doanh nghiệp.
Video đang HOT
Các phiên bản Cryptolocker đầu tiên có vẻ được đưa lên mạng từ ngày 5/9/2013, lan truyền thông qua email rác yêu cầu người dùng nhấn vào một file nén Zip giả làm thư khiếu nại của khách hàng về tổ chức của người nhận. Các phiên bản sau được phát tán qua email với thông báo giả mạo về vấn đề thanh toán séc. Khi người dùng nhấn vào đường link đi kèm, họ vô tình đã tải về một loại trojan có tên Gameover Zeus và Cryptolocker bị cài đặt trên máy tính của nạn nhân. Cryptolocker hiển thị đồng hồ đếm ngược, yêu cầu nạn nhân trả tiền chuộc trước khi dữ liệu của họ bị mất đi vĩnh viễn.
Cryptolocker hiển thị đồng hồ đếm ngược, yêu cầu nạn nhân trả tiền chuộc trước khi dữ liệu của họ bị mất đi vĩnh viễn.
Giữa tháng 12/2013, Dell Secureworks cho hay từ 200.000 – 250.000 máy tính đã bị lây nhiễm. Theo số liệu của Dell Secureworks, những quốc gia có nhiều hệ thống máy tính bị tấn công bởi Cryptolocker nhất là Mỹ, Anh, Australia, Pháp, Brazil, Ý, Thổ Nhĩ Kỹ, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Canada.
Theo thông báo từ các nạn nhân, các khoản thanh toán có thể được bọn tấn công chấp nhận trong vòng vài phút hoặc có thể phải mất tới vài tuần để xử lý. Tuy nhiên, Trend Micro, một hãng bảo mật khác, cảnh báo rằng việc trả tiền cho bọn tấn công chỉ làm cho Cryptolocker lan rộng hơn, trong khi không có gì đảm bảo nạn nhân sẽ lấy lại được dữ liệu.
Theo BBC
NSA mật chi 10 triệu USD cho RSA để phá vỡ mọi mã hóa
Nhắm tới mục tiêu có thể phá vỡ tất cả các mã hóa, Cơ quan An ninh Hoa kì (NSA) đã có một thương vụ mật trị giá 10 triệu USD với RSA - một trong những công ty có ảnh hưởng nhất trong ngành công nghiệp bảo mật máy tính trên thế giới.
Một thẻ bảo mật SecurId của công ty RSA
Theo tiết lộ từ "người thổi còi" Edward Snowden, RSA đã trở thành nhà phân phối quan trọng của NSA với sản phẩm là phần mềm BSAFE được sử dụng để tăng cường an ninh và phá vỡ mã hóa thông tin trong máy tính cá nhân và nhiều sản phẩm khác. Reuters tiết lộ, trong thương vụ này, RSA được nhận 10 triệu USD, số tiền tương đương một phần ba doanh thu của hãng trong năm ngoái.
Hiện RSA là công ty con của tập đoàn máy tính khổng lồ EMC Crop, từng kêu gọi khách hàng ngừng sử dụng công nghệ của NSA sau bê bối Edward Snowden tiết lộ nhiều thông tin theo dõi của cơ quan này. RSA từng có lịch sử lâu dài trong công cuộc đấu tranh bảo mật và riêng tư, thậm chí từng từ chối yêu cầu của NSA muốn sử dụng một loại chip đặc biệt cho phép theo dõi thông tin trên máy tính và các phương tiện truyền thông trong năm 1990.
Cả NSA, RSA và EMC đều từ chối bình luận về thương vụ 10 triệu USD với NSA. Hãng bảo mật máy tính khẳng định: "RSA luôn hành động vì lợi ích tốt nhất của khách hàng của mình và trong mọi trường hợp, RSA không thiết kế hoặc cho phép bất kì ai sử dụng sản phẩm của chúng tôi, sản phẩm là của riêng chúng tôi".
Tuy nhiên, hầu hết cựu nhân viên RSA được phỏng vấn lại cho biết công ty đã sai lầm khi kí kết một thỏa thuận như vậy, và chỉ trích sự lệch hướng của công ty khỏi các phần mềm bảo mật vốn là ngành kinh doanh chính. Nhưng một số cũng cho rằng RSA đã bị các quan chức chính phủ, đóng vai như những người quan tâm đến sự an toàn và các mối nguy an ninh, bịt mắt. "Họ không cho thấy bộ mặt thật của mình", một người nói.
Các tài liệu bị rò rỉ của NSA cho thấy, tổ chức này đang thực hiện chiến lược quan trọng, tăng cường giám sát làm "xói mòn hệ thống an ninh". Bên cạnh đó, tài liệu NSA từng phát hành trong vài tháng gần đây đã kêu gọi "sử dụng các mối quan hệ thương mại" song không tiết lộ danh tính công ty bảo mật cũng như cộng tác viên. Không chỉ vậy, NSA có thể phá vỡ bất cứ mã hóa nào khi họ cần. Đầu tuần vừa qua, một thẩm phán liên bang đã cáo buộc NSA bí mật theo dõi điện thoại của người dân trái với Hiến pháp Mỹ và đề nghị Tổng thống Obama giảm bớt vai trò của cơ quan tình báo này.
Những tiết lộ này cùng với mối nghi ngại trước đó đã khiến giới công nghệ "sốc" trước tính "hai mặt" của các công ty bảo mật. Sự việc sẽ không chỉ gây tổn hại cho uy tín của RSA mà thậm chí còn bào mòn niềm tin dành cho các công ty bảo mật nói chung. Một khi các sản phẩm công nghệ của Mỹ đánh mất điều này thì sẽ là cơ hội cho các sản phẩm đến từ các quốc gia khác, kể cả những nước cũng từng dính líu đến tai tiếng gián điệp, nổi lên.
Theo Sống Mới/Reuters
Doanh nghiệp Internet chạy đua bảo vệ dữ liệu người dùng Để bảo vệ người dùng khỏi chương trình theo dõi trái phép của tình báo các nước, các công ty Internet như Google, Yahoo!, Facebook phải áp dụng nhiều biện pháp mã hóa khác nhau. Đối với các hãng công nghệ ngày nay, một ứng dụng tải nhanh chóng hay dịch vụ nhắn tin thú vị không còn là điều quan trọng nhất....