Ăn uống ngừa đau tim
Bệnh tim mạch bị coi là ’sát thủ thầm lặng’ và một số thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống có thể giúp ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Ảnh: Shutterstock
Để thông động mạch và ngừa nguy cơ đau tim, bạn cần bổ sung những thực phẩm sau:
Trái cây tươi chứa chất xơ, chất chống ô xy hóa, vitamin và khoáng chất cần thiết để giữ cơ thể khỏe mạnh. Các chất chống ô xy hóa giúp ngăn chặn mọi tổn hại đối với hệ tuần hoàn.
Cá thu chứa nhiều a xít béo omega 3 giúp giảm cholesterol xấu LDL, hạ huyết áp và duy trì độ đàn hồi của mạch máu. Ăn cá bổ sung vitamin D giúp giảm huyết áp một cách hiệu quả và do đó ngừa cơn đau tim.
Cải bó xôi giúp giảm một số enzyme có khả năng gây ra bệnh tim. Cải bó xôi còn là nguồn dồi dào chất xơ và vitamin đảm bảo một trái tim khỏe mạnh.
Quả bơ chứa ka li điều chỉnh huyết áp và nhịp tim. Ngoài ra, chất béo đơn bão hòa trong loại quả này có tác dụng làm giảm mức cholesterol xấu.
Đậu các loại có chứa chất béo không no, khoáng chất và selen giúp giảm đến 57% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đậu đen giàu chất xơ giúp giảm mức cholesterol và do đó tránh nguy cơ bị đau tim.
Video đang HOT
Bột lanh giàu chất xơ, a xít béo omega 3 và vitamin E có tác dụng cải thiện tuần hoàn, do đó ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch.
Trà xanh hạ mức cholesterol và lipid, từ đó làm giảm nguy cơ chất béo tích tụ trong các động mạch.
Hạt hướng dương rất giàu vitamin E và phytosterol bảo vệ tim chống lại sự gia tăng của cholesterol xấu. Hạt hướng dương cũng chứa chất béo lành mạnh giúp giảm mức cholesterol.
Tỏi giảm cholesterol và huyết áp cao có thể làm căng hệ tuần hoàn.
Hợp chất capsaicin có trong quả ớt giúp kháng viêm và kiểm soát mức cholesterol trong máu, từ đó ngăn ngừa nguy cơ bị đau tim.
Nhất Linh
Theo Thanhnien
Chế độ ăn dành cho người bệnh tim
Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm lành mạnh chính là chìa khóa để tránh đau tim và đột quỵ, theo Healthgrades.
Trái cây và rau xanh chứa các chất giúp bảo vệ tim mạch. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Một chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải (nhiều trái cây, rau, cá và các loại thực phẩm chưa tinh chế) từ lâu đã được biết đến rất tốt cho sức khỏe tim mạch; đặc biệt, đối với những bệnh nhân sau khi tiến hành thủ tục thay van động mạch chủ (TAVR), chế độ ăn Địa Trung Hải lại càng trở nên quan trọng hơn.
Trái cây và rau quả
Rau và trái cây chứa đầy đủ các vitamin, khoáng chất và chất xơ, trong khi hàm lượng calo thấp nên giúp duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này cũng chứa các chất có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Sau khi tiến hành TAVR, điều các bệnh nhân cần lưu ý là giảm thiểu khả năng giữ nước, do đó tránh các loại thực phẩm đóng hộp chứa nhiều natri.
Các loại ngũ cốc
Một trong những cách tốt nhất để duy trì tim khỏe và điều hòa huyết áp là kết hợp nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn uống. Các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào rất tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng nên nhớ kiểm tra nhãn thật kỹ để tránh tiêu thụ quá mức natri.
Omega-3
Thịt mỡ chứa hàm lượng cao các chất béo và cholesterol LDL "xấu", do đó nên hạn chế ăn, mà thay vào đó chuyển sang các loại cá có chất béo "tốt". Một số loại cá giàu axit béo omega-3, có thể giúp giảm mỡ trong máu như: cá hồi, cá thu và cá trích. Ngoài ra, hạt lanh, quả óc chó, đậu nành... cũng là nguồn cung cấp dồi dào axit omega-3.
Thịt nạc không da
Khi ăn thịt, tránh ăn da để giảm lượng chất béo bão hòa. Thực phẩm giàu chất béo bão hòa sẽ làm tăng nồng độ cholesterol LDL"xấu, từ đó gây tổn hại đến sức khỏe của tim.
Đậu
Một cách để giảm chất béo và lượng cholesterol "xấu" là bổ sung các loại đậu (đậu Hà Lan và đậu lăng) vào chế độ ăn uống. Các loại đậu rất giàu chất xơ và protein giúp làm giảm cholesterol LDL và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Sữa ít chất béo
Các sản phẩm từ sữa ít chất béo, chẳng hạn như: sữa chua và pho mát rất tốt cho tim. Chúng chứa rất ít chất béo bão hòa và cholesterol, đồng thời lại cung nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe cũng như đường tiêu hóa.
Dầu ôliu
Không phải tất cả chất béo đều "xấu" khi nói đến sức khỏe tim mạch. Bạn có thể làm giảm cholesterol trong máu bằng cách hạn chế chất béo rắn, như: bơ hay bơ thực vật, và lựa chọn các chất béo không bão hòa đơn có trong dầu ô liu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra dầu ô liu có tác dụng hạ thấp lượng đường glucose trong máu và cholesterol nhằm giảm tác động tiêu cực lên hệ thống tim mạch.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
Kiểm soát mỡ máu bằng thực phẩm Việc sử dụng ngày càng nhiều thức ăn nhanh có chứa dầu và chất bảo quản đã làm tăng lượng mỡ trong máu. Để kiểm soát mỡ máu, dưới đây là những thực phẩm tốt được các chuyên gia khuyên dùng, theo boldsky. Cá hồi là lựa chọn tốt để bảo vệ trái tim với hàm lượng axit béo omega-3 cao giúp tăng...