Ăn uống lành mạnh có thể ngăn ngừa bệnh ung thư?
Chế độ ăn uống đóng một vai trò lớn trong việc ngăn ngừa ung thư. Việc ăn uống lành mạnh có nhiều tác động tích cực tới việc ngăn ngừa ung thư.
Trong khi thực phẩm không được chứng minh là ngăn ngừa ung thư, chế độ ăn uống đóng một vai trò lớn trong việc ngăn ngừa ung thư. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, thừa cân hoặc béo phì là nguy cơ của nhiều bệnh ung thư như: ung thư vú, ung thư ruột kết và trực tràng, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư tuyến giáp,… Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các loại bệnh này, theo Cleveland Clinic.
Chế độ ăn uống đóng một vai trò lớn trong việc ngăn ngừa ung thư. Ảnh: NHẬT LINH
Chế độ ăn Địa Trung Hải
Chế độ ăn Địa Trung Hải tập trung vào việc ăn các thực phẩm có nguồn gốc thực vật bao gồm: hoa quả, rau, các loại ngũ cốc, chất béo lành mạnh như: dầu ô liu nguyên chất, các loại hạt và các nguồn protein nạc như thịt gia cầm, cá và các loại đậu. Bên cạnh đó,hạn chế ăn thịt đỏ, sữa giàu chất béo, đường và chất béo bão hòa.
Chế độ ăn Địa Trung Hải có liên quan đến việc ngăn ngừa ung thư và các tác động tích cực khác đến sức khỏe lâu dài. Và chế độ ăn giàu chất xơ như chế độ ăn Địa Trung Hải có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
Hạn chế đường bổ sung
Khi nói đến ung thư, đường được coi là kẻ thù số một. Trong khi đường cung cấp năng lượng cho các tế bào ung thư, nó cũng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đường giúp các cơ quan hoạt động bình thường. Vì vậy chúng ta không thể loại bỏ đường hoàn toàn, tuy nhiên cần phải tiêu thụ lượng vừa phải.
Việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến béo phì và bệnh tim, làm tăng nguy cơ ung thư.
Ăn nhiều trái cây và rau mỗi ngày
Video đang HOT
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, sắc tố tạo nên màu sắc của trái cây và rau quả có các thành phần có thể làm giảm nguy cơ ung thư.
Ăn nhiều trái cây và rau xanh giúp giảm nguy cơ ung thư. Ảnh: NHẬT LINH
Cắt giảm rượu bia
Sử dụng rượu có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư thực quản, cổ họng và ung thư vú. Người uống nhiều bia rượu cũng tăng nguy cơ ung thư trực tràng. Và những người mắc chứng rối loạn sử dụng rượu thì tỷ lệ mắc ung thư gan càng tăng.
Uống bổ sung vitamin D
Lượng vitamin D thấp có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư vú, ruột kết và tuyến tụy. Chính vì vậy cần uống bổ sung vitamin D mỗi ngày, theo Cleveland Clinic.
5 lý do phổ biến khiến mọi người đột ngột tăng cân
Cân nặng dao động nhẹ hằng ngày là điều khá bình thường. Trọng lượng trung bình của người lớn dao động lên đến 500 gram đến 1 kg mỗi ngày.
Cái cân là nỗi ám ảnh của nhiều người - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nó có thể xảy ra do các lý do khác nhau như lượng natri cao, mất nước hoặc giờ ngủ của bạn.
Nhưng nếu có sự thay đổi mạnh mẽ về cân nặng trong một khoảng thời gian ngắn như trong vòng một tuần hoặc một tháng thì điều đó có ý nghĩa khác.
Việc duy trì cân nặng hợp lý là cần thiết để bạn trông hấp dẫn và còn có thể ngăn ngừa một số bệnh mạn tính. Chỉ số khối cơ thể cao có liên quan đến bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường loại 2, sỏi mật, các vấn đề về hô hấp và một số bệnh ung thư, theo Times of India.
Vì vậy, nếu cân nặng của bạn đã ổn định trong nhiều tháng hoặc nhiều năm và bạn đang chứng kiến sự thay đổi đột ngột của nó thì đây là một số giải thích phổ biến cho nó.
1. Loại thuốc bạn đang dùng
Uống thường xuyên một số loại thuốc có thể khiến bạn tăng cân theo thời gian. Hai loại thuốc chính dẫn đến tăng cân là thuốc trầm cảm và bệnh tim.
Ngoài ra, các loại thuốc điều trị chứng đau nửa đầu, động kinh, huyết áp cao và tiểu đường cũng có thể là thủ phạm. Những loại thuốc này gây ra một số thay đổi trong nội tiết tố của bạn có thể dẫn đến tăng cân.
2. Tình trạng bệnh nhất định
Nên ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên - SHUTTERSTOCK
Nếu bạn đang mắc một số bệnh lý như tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thì sự thay đổi trong cân bằng nội tiết tố có thể dẫn đến một số lo ngại về sức khỏe như kinh nguyệt không đều, mụn trứng cá, thậm chí là mọc lông mặt và tăng cân, theo Times of India.
Những tình trạng này có thể được kiểm soát bằng thuốc, ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
3. Uống quá nhiều rượu
Một ly rượu vang hoặc một vại bia trong một số trường hợp là tốt, nhưng nếu nó đã trở thành thứ "không thể thiếu" hàng tuần thì dễ dẫn đến tăng cân.
Không chỉ đồ uống có ga mà rượu cũng chứa một lượng lớn calo mà chúng ta hầu như không nhận ra. Một lon bia chứa 158 kcal và nửa ly rượu chứa khoảng 140 kcal. Vì vậy, thường xuyên uống rượu có thể dẫn đến tăng cân.
4. Suy giáp
Tuyến giáp kém hoạt động hoặc suy giáp có thể là một lý do khác khiến bạn tăng cân. Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hoóc môn, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy yếu, mệt mỏi, lạnh và thậm chí có thể tăng cân.
Ngay cả khi tuyến giáp hoạt động ở mức thấp nhất của mức bình thường, nó có thể làm tăng thêm vài kg trọng lượng của bạn, theo Times of India.
5. Giấc ngủ và sự căng thẳng
Căng thẳng là một phần của cuộc sống hằng ngày, nhưng căng thẳng kéo dài kèm theo mất ngủ cũng có thể dẫn đến tăng cân.
Bất kể bạn ăn uống lành mạnh như thế nào hoặc bạn thực hiện bao nhiêu bài tập thể dục trong một ngày, thói quen ngủ không tốt và căng thẳng mạn tính có thể làm tăng mức BMI và dẫn đến vòng eo lớn hơn. Thiếu ngủ cũng làm tăng mức độ kích thích tố đói và ăn quá nhiều, theo Times of India.
Bài học cuộc sống từ cụ bà 102 tuổi chiến thắng Covid-19, cúm Tây Ban Nha và 2 bệnh ung thư nguy hiểm Cụ Schappals ăn uống lành mạnh, thường uống một ly rượu vang mỗi bữa tối và duy trì tinh thần lạc quan. Ảnh minh họa "Nó không quá tệ". Đó là những gì cụ bà 102 tuổi Mildred Geraldine "Gerri" Schappals chia sẻ về việc nhiễm SARS-CoV-2 của mình. Trên thực tế, cụ đã sống sót qua nhiều căn bệnh đe dọa đến...