Ăn uống hợp vệ sinh mà vẫn cứ bị tiêu chảy, hóa ra nguyên nhân lại đến từ một vật dụng quen thuộc mà hầu như nhà ai cũng có
Theo các chuyên gia đây chính là nguyên nhân khiến gia đình bạn luôn bị bệnh, đặc biệt là bị tiêu chảy.
Miếng bọt biển rửa bát là một vật dụng vô cùng quen thuộc đối với mọi gia đình. Thông thường mọi người có thói quen xài một miếng bọt biển lâu vì nó chưa cũ cũng như chưa bị hao mòn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đây chính là nguyên nhân khiến gia đình bạn luôn bị bệnh, đặc biệt là bị tiêu chảy.
Miếng bọt biển rửa bát – ổ vi khuẩn tiềm ẩn
Miếng bọt biển rửa chén mà nơi trú ngụ của rất nhiều loại vi khuẩn và vi trùng gây hại cho sức khỏe (Ảnh minh họa).
Mới đây, Bộ Y tế Cộng Đồng của Malaysia đã đăng tải lên facebook lời cảnh báo về việc miếng bọt biển “bẩn” như thế nào sau một thời gian sử dụng. Theo đó, miếng bọt biển mang trong mình rất nhiều vi khuẩn như Acinetobacter, Moraxella, Escherichia coli (E.coli) và thậm chí cả nấm. Đây đều là những loại vi khuẩn gây ra bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như:
- Vi khuẩn acinetobacter được biết đến là một loại vi khuẩn có khả năng đề kháng với kháng sinh rất mạnh, nó là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm phổi bệnh viện làm nhiều rất nhiều người tử vong.
- Vi khuẩn Moraxella là vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm tai giữa, viêm xoang và viêm phổi ở trẻ em.
- Vi khuẩn E.coli là loại vi khuẩn gây ra bệnh nhiễm trùng đường ruột nghiêm trọng khiến người bệnh bị tiêu chảy, đau bụng và sốt. Ngoài ra, vi khuẩn E.coli còn thông qua đường tiêu hóa xâm nhập vào các mạch máu làm tổn thương các cơ quan nội tạng như tim, thận, não khiến bệnh nhân có thể tử vong. Chưa kể, nó còn là nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng não.
Trong miếng bọt biển rửa bát có chứa vi khuẩn E.coli khiến bạn bị tiêu chảy, đau bụng và sốt (Ảnh minh họa).
- Nấm mốc thường phát triển trong điều kiện ẩm ướt và ấm áp. Khi hít phải nấm mốc, cơ thể bạn sẽ có phản ứng tương tự như hít phải bụi hay phấn hoa, có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như dị ứng, bệnh hô hấp với các triệu chứng như hắt hơi, nhức ngứa mắt, đau đầu, mệt mỏi, đau khớp, nổi mề đay, ho, hen suyễn, buồn nôn,… Một số loại nấm mốc còn sản sinh ra độc tố mycotoxin – gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người và động vật.
Video đang HOT
Mọi người thường nghĩ rằng cứ giặt miếng bọt biển bằng nước rửa chén là đã sạch, nhưng đã có những nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng vi trùng vẫn tồn tại ngay cả khi bạn đã ngâm miếng bọt biển trong nước rửa chén.
Do đó, tốt nhất bạn nên thay miếng bọt biển rửa bát mỗi tuần hoặc hai tuần là cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và vi trùng gây bệnh.
Bên cạnh đó, bạn nên làm sạch miếng bọt biển rửa bát thường xuyên bằng cách: Một là đun sôi miếng bọt biển trong 5 phút. Hai là cho miếng bọt biển vào trong một bát nước và để vào lò vi sóng hâm nóng trong 2 phút.
Tuy nhiên, dù vệ sinh miếng bọt biển hàng ngày, bạn vẫn nên thay miếng mới khi đến hạn định hoặc khi nó có mùi.
Rối loạn tiêu hóa mùa hè, phòng tránh thế nào?
Thời tiết chuyển sang mùa hè, nóng nực, khó chịu, xen mưa và không khí nóng ẩm. Khoảng thời gian này dễ gây ra các bệnh về rối loạn tiêu hóa mùa hè. Vậy phòng tránh và bảo vệ sức khỏe bằng cách nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Các rối loạn tiêu hóa mùa hè thường gặp
1.1. Nhiễm khuẩn E.Coli gây tiêu chảy
Vi khuẩn E.Coli gây ra những tác hại cho người bệnh gặp qua đường tiêu hóa khi ăn phải các thực phẩm nhiễm các tác nhân gây bệnh như: thịt trâu, bò, dê, cừu, sữa bò, rau quả do nhiễm phân của gia súc hoặc người đang mang bệnh,...
Loại vi khuẩn này có thể lây trực tiếp từ người sang người qua các đường như bàn tay, đồ vật nhiễm bẩn với phân của người bệnh hay đường phân - miệng. Có nhiều trường hợp nhiễm khuẩn E.Coli do lây truyền qua đường nước bằng cách tiếp xúc với nguồn nước ăn uống, sinh hoạt hoặc tại các bể bơi, vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
Đây là loại vi khuẩn có thể xảy ra ở cả người lớn, trẻ nhỏ và người cao tuổi, tuy nhiên đối tượng dễ bị rối loạn tiêu hóa mùa hè nhất là trẻ dưới 5 tuổi.
Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn E.Coli từ 2 đến 10 ngày, khoảng thời gian trung bình vào 3 đến 4 ngày. Đối với người lớn thì vi khuẩn sẽ đào thải trong phân khoảng 1 tuần, còn trẻ em cần thời gian lâu hơn khoảng 3 tuần để đào thải mầm bệnh ra ngoài.
Triệu chứng bệnh xảy ra như đau quặn bụng, tiêu chảy cấp và thậm chí nhiều trường hợp bị sốt, nôn và phân có máu. Nếu tình trạng bệnh kéo dài 10 ngày thì sẽ gây ra một số hội chứng tan máu suy thận cấp tăng ure huyết, nguyên nhân này chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ và người cao tuổi.
1.2. Nhiễm độc thức ăn do Salmonella
Tình trạng nhiễm khuẩn do thức ăn bị bô nhiễm bởi vi khuẩn gây bệnh là tình trạng hay gặp trong mùa hè. Đối với tình trạng này điển hình là nhiễm độc thức ăn do Salmonella. Nguồn gây ra bệnh chính từ gia súc bởi vi khuẩn Salmonella có trong phân và nước tiểu của các loại động vật, gia súc như: lợn, gà, vịt, chim, chuột, mèo, chó,... Khuẩn này còn xuất hiện trong trai, sò, hến,...
Các loại thịt tái, sống có thể gây các bệnh về rối loạn tiêu hóa mùa hè - Ảnh Internet
Ngoài ra, khi người mang khuẩn lành hoặc người bệnh đang phục hồi cũng có thể lây bệnh cho người khác, đây là bệnh có tính lây truyền qua đường tiêu hóa khi thức ăn có nguồn gốc động vật bị ô nhiễm như thịt, thịt tái, trứng, sữa, hến, trai nấu chưa chín kỹ,..
Đối tượng dễ mắc bệnh thường là người cao tuổi, suy giảm sức đề kháng, trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện.
Khuẩn Salmonella có thời gian khởi phát nhanh hơn chỉ từ 12 giờ đến 36 giờ là đã khởi phát dấu hiệu đột ngột nhưng cũng có nhiều trường hợp xảy ra đối với nhiều bệnh nhân và các hoàn cảnh khác nhau.
Triệu chứng của tình trạng nhiễm độc chia làm 2 loại:
- Người mắc bệnh nhẹ: Không sốt, triệu chứng đi phân lỏng vài lần, bụng hơi đâu.
- Người mắc bệnh vừa và nặng có biểu hiện là sốt cao từ 38 đến 40 độ. Xuất hiện cơn rét run, đau đầu, bị đau mỏi cơ khớp, số lượng bạch cầu tăng, đau bụng vùng thượng vị và quanh rốn, buồn nôn, nôn, đi ngoài nhiều lần trong ngày, mất nước điện giải, bụng trướng, chân tay lạnh,...
Tình trạng rối loạn tiêu hóa mùa hè xảy ra có tiến triển theo chiều hướng tích cực hay xấu do sức khỏe của người bệnh. Nếu cơ thể khỏe mạnh thì có thể tự khỏi bệnh sau 2-3 ngày. Tuy nhiên tình trạng đi ngoài phân lỏng có thể kéo dài tới 1 tuần và thậm chí gây nguy cơ tử vong đối với những trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng, người già yếu do mất nước điện giải hoặc nhiễm khuẩn huyết.
1.3. Đầy hơi, chướng bụng mùa hè
Đầy hơi, chướng bụng là rối loạn tiêu hóa mùa hè thường gặp do ăn quá nhiều chất đạm, bột đường, dầu mỡ, thức ăn khi không được tiêu hóa hết sẽ tồn đọng lâu trong ống tiêu hóa.
Ngoài ra các loại đồ ăn cay nóng, uống nhiều rượu bia, cà phê, sử dụng chất kích thích hoặc do thói quen ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ, ăn xong đi nằm ngay có thể khiến lợi khuẩn của đường ruột bị quá tải, không kịp xử lý hết thức ăn. Đây là nguyên nhân gây ra chứng đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.
Đầy hơi, chướng bụng mùa hè - Ảnh Internet
Tình trạng đầy hơi, chướng bụng là rối loạn tiêu hóa mùa hè thường gặp hoặc các bệnh lý về đường ruột như: viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Đối với người bị đầy bụng, khó tiêu thường có cảm giác bị nặng bụng, bụng căng trướng vùng thượng vị, cơ thể xuất hiện cảm giác bứt rứt, khó chịu, ợ hơi, ợ chua hay đau bụng âm ỉ, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy,...
2. Phòng tránh rối loạn tiêu hóa mùa hè
Đối với rối loạn tiêu hóa mùa hè, biện pháp phòng ngừa tích cực bằng cách:
- Thực hiện đúng nguyên tắc ăn chín, uống sôi, không ăn các loại thức ăn đã ôi thiu, để lâu ngày trong tủ lạnh.
- Nên sử dụng các loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
- Chế biến thực phẩm đúng cách, đảm bảo vệ sinh.
- Hạn chế ăn thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh.
- Giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,...
Tình trạng rối loạn tiêu hóa mùa hè xảy ra nhiều hơn, do đó mỗi người cần tự bảo vệ bản thân để không gặp phải các vấn đề về bệnh tiêu hóa.
Tiêm vaccine: Biện pháp hàng đầu phòng bệnh sởi Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch. Tiêm vaccine là biện pháp hàng đầu phòng bệnh...