Ăn uống, dưỡng sinh mùa đông
Mùa đông, thời tiết giá lạnh, cần giữ ấm cơ thể và dùng thực phẩm có năng lượng cao.
Mùa đông, cần những thực phẩm có tính ấm như hành, ớt, gừng… – Ảnh: Thái Nguyên
Sinh khí của mùa đông ẩn đàng, dương khí trong tự nhiên dần dần thu ẩn vào trong, dương khí trong cơ thể con người cũng tuân theo quy luật tự nhiên mà tần ẩn bên trong. Dưỡng sinh trong mùa đông phải phù hợp với quy luật trong tự nhiên, lấy liễu âm, hộ dương làm căn bản. Mùa đông là mùa cuối cùng trong một năm, đó là tiết khí mà dương khí tiềm tàng, âm khí cực thịnh, xu hướng hoạt động của vạn vật là ngừng nghỉ hoặc trong trạng thái nghỉ đông, chuẩn bị cho sinh khí bột phát, ngập tràn vào mùa xuân (xuân sinh – hạ trưởng – thu tàng – đông liễu). Thời gian 3 tháng mùa đông, hàn khí (khí lạnh) là chủ khí. Hàn tà và phong tà thường dễ kết hợp gây bệnh cho người, nhất là cảm mạo phong hàn, viêm khí quản, phế khí thũng, đau xương khớp… Thận và đông tiết có quan hệ với nhau, thận chủ thủng, tàng tinh, nếu thận khí bất túc (không đầy đủ) hoặc dương khí bất túc thì có thể sợ lạnh, dễ bị nhiễm lạnh và xuất hiện đau mỏi eo lưng, phù thũng, đại tiện ít, tiểu tiện nhiều, liệt dương (nam), kinh nguyệt không đều (nữ) hoặc hen suyễn tăng nặng, ngủ không yên giấc…
Trong mùa đông cần bảo đảm giấc ngủ được đầy đủ, nên ngủ sớm, dậy muộn. Ngoài ra, nên vận động hợp lý để giúp cho tinh thần được thoải mái, thân thể được khỏe mạnh, tăng cường sức chịu đựng. Giữ cho tinh thần, tinh chú được an định, gạt bỏ phiền nhiễu, vận động khiến cho dương khí được tiềm tàng, ẩn náu bên trong. Cần chú ý giữ ấm cho cơ thể không để cơ thể bị nhiễm lạnh. Sáng sớm khi trở dậy nên xoa lòng bàn tay, trán khoảng 5 – 10 phút.
Video đang HOT
Về ăn uống, hàn tà làm cho gân mạch tê cóng, khí trệ, huyết ứ mà gây đau, đồng thời tổn thương dương khí. Bởi vậy không nên dùng nhiều thức ăn sống và lạnh để tránh tổn thương dương khí của tỳ vị. Cần dùng những món ăn tiềm dương có nhiều năng lượng, có tính ấm. Một số món dùng thích hợp như dưới đây:
- Cháo hành: hành củ 30 gr, gạo tẻ 50 gr, gia vị đủ dùng. Gạo vo sạch, cho vào nồi hầm kỹ thành cháo. Hành rửa sạch, thái nhỏ. Đổ cháo chín ra bát, cho hành và gia vị vào khuấy đều, ăn nóng vào buổi sáng hoặc buổi tối. Có tác dụng giải biểu, chữa ngoại cảm phong hàn.
- Cháo gừng: gừng tươi 20 gr rửa sạch, thái nhỏ, gạo tẻ 50 gr, đường đỏ 20 gr. Gạo vo sạch cho vào nồi hầm kỹ thành cháo. Khi cháo chín cho gừng đã thái nhỏ vào khuấy đều, cho đường đỏ vào, nấu thêm 5 phút bắc ra ăn nóng vào buổi sáng hoặc buổi tối.
Theo TNO
Nhiều tác dụng quý của gừng
Gừng là một loại gia vị phổ biến được sử dụng trong chế biến các món ăn. Ngoài ra, gừng còn có nhiều tác dụng quý được ứng dụng để làm thuốc.
Y học hiện đại đã nghiên cứu, chứng minh kinh nghiệm dân gian của các nước châu Á về việc sử dụng gừng làm thuốc và phát hiện nhiều tác dụng quý của củ gừng.
Theo y dược học hiện đại, gừng có tinh dầu 2% - 3%, chất nhựa 5%, chất béo 3% tinh bột và các chất cay như zingeron, shogaola. Vì vậy, gừng và tinh dầu chiết xuất từ gừng mang lại nhiều công dụng sức khỏe.
Gừng tươi trong Đông y còn được gọi là sinh khương. Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải độc hoặc kích thích tiêu hóa. Cả gừng tươi và gừng khô đều có thể ứng dụng để làm thuốc.
GS. Dương Trọng Hiếu, Phòng khám Đông y Phương Quán, Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, trong các món lạnh như thịt bò, thịt trâu chắc chắn phải có gừng vì gừng làm cho món ăn tăng tính nóng lên, làm át tính lạnh không mong muốn của thịt bò, thịt trâu, như vậy gừng sẽ trung hoà giữa tính nóng và lạnh trong món ăn.
Nếu nướng củ gừng rồi thái lát mỏng, dùng pha nước uống thì sẽ có tác dụng làm ấm bên trong, chống lại cái lạnh ở bên trong cơ thể (lạnh bên trong thường gây đầy bụng, chướng bụng, chán ăn, chậm tiêu).
Mỗi khi thời tiết thay đổi hay khi huyết áp tăng cao đột ngột có thể dùng gừng tươi giã dập, pha thêm một chút rượu trắng hòa cùng nước nóng rồi ngâm chân trong khoảng 15 - 20 phút. Mặc dù tiếp xúc bên ngoài chân nhưng thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân sẽ khiến máu lưu thông tốt hơn, theo đó huyết áp sẽ từ từ hạ xuống. Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, cảm cúm có thể pha 1 cốc nước gừng nóng ấm thêm một chút đường để uống.
Gừng - vị thuốc nam dân giã mà rẻ tiền, chúng ta nên tận dụng những công dụng quý của nó.
Theo VNE
Tần dày lá, gừng tươi trị bệnh 2 loại thực phẩm quen thuộc, tốt cho sức khỏe thường có trong vườn nhà là cây tần dày lá và củ gừng. Y học cổ truyền và dân gian đã dùng 2 loại này chữa trị hiệu quả một số bệnh. Tần dày lá Theo y học cổ truyền, cây tần dày lá (hay còn gọi là cây húng chanh) có mùi...