Ăn trứng vịt lộn tẩm bổ trong mùa đông đừng phạm phải 3 sai lầm này kẻo hại gan, thận và khiến bệnh thêm nặng
Tốt như vậy nhưng trứng vịt lộn không phải ai ăn cũng tốt và ăn vào bất cứ thời điểm nào cũng được. Thậm chí ăn sai cách, món ăn này còn phản tác dụng.
Nếu một lần ghé thăm mùa đông Hà Nội, hẳn du khách sẽ bị choáng ngợp với vô vàn món ăn ngon lành, ấm áp và tràn đầy dinh dưỡng. Trong đó, trứng vịt lộn là một trong những đặc sản được sử dụng nhiều nhất trong mùa lạnh. Ngay khi ăn miếng đầu tiên, vị bùi béo, ngọt ngào của trứng, ấm nóng của gừng thái sợi đã khiến không ít người mê mệt.
Thực tế không chỉ trong mùa đông mà ở bất cứ mùa nào trong năm, trứng vịt lộn cũng là món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng. Dưới góc nhìn của y học cổ truyền, loại thực phẩm này mang tính hàn, nó có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí và có thể chữa được nhiều bệnh như suy nhược, yếu sinh lý, đau đầu chóng mặt… Tốt như vậy nhưng trứng vịt lộn không phải ai ăn cũng tốt và ăn vào bất cứ thời điểm nào cũng được. Thậm chí ăn sai cách, món ăn này còn phản tác dụng.
3 “đại kỵ” không nên phạm phải khi ăn trứng vịt lộn
1. Ăn trứng vịt lộn vào buổi tối
Thông thường, trứng vịt lộn hay được dùng vào bữa sáng, nhưng cũng có gia đình sử dụng món này vào bữa xế chiều, hoặc ăn trong bữa tối. Vậy ăn như thế nào mới đúng? Theo “Viện Dinh dưỡng Lâm sàng”, thời điểm tốt nhất trong ngày để ăn trứng vịt lộn chính là vào buổi sáng. Tránh ăn vào bữa tối vì lúc này quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra chậm hơn nên dễ gây đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, khó ngủ nhất là khi ăn nhiều.
Thời điểm tốt nhất trong ngày để ăn trứng vịt lộn chính là vào buổi sáng.
2. Ăn quá nhiều trứng vịt lộn trong một tuần
Trứng vịt lộn dù thơm ngon, bổ dưỡng nhưng không nên ăn quá nhiều trong một tuần vì có thể làm tăng lượngcholesterol xấu trong máu, từ đó thúc đẩy bệnh tim mạch, huyết áp, đái thái đường…
Theo bác sĩ CKI Đông Y Bùi Văn Phao, lượng ăn phù hợp cho từng đối tượng là:
Video đang HOT
- Trẻ dưới 5 tuổi nên hạn chế ăn, ăn nhiều có thể gây hại cho hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ.
- Trẻ từ 5 tuổi nên ăn nửa quả/lần. Mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ. Ăn nhiều sẽ khiến lượng vitamin A dư thừa làm vàng da, bong tróc biểu bì, ảnh hưởng quá trình hình thành xương…
- Người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.
3. Sử dụng quá nhiều rau răm khi ăn trứng
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, khi ăn trứng vịt lộn chúng ta nhất định phải sử dụng kèm rau răm và gừng để đem lại sự cân bằng cho cơ thể, tránh lạnh bụng và đầy hơi. Tuy nhiên, ăn quá nhiều rau răm khi ăn trứng sẽ sinh nóng rét, giảm khả năng tình dục ở nam giới.
Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng là khoảng 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi. Đặc biệt phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau răm và gừng.
Những người nên hạn chế ăn trứng vịt lộn
1. Người bệnh thận ăn trứng vịt lộn
Dù trứng lộn là món ăn bồi bổ cơ thể, xong những người mắc bệnh thận nên hạn chế ăn món này. Theo lương y Sáng, bệnh nhân mắc bệnh thận thường sẽ gặp vấn đề lớn trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, lượng nước tiểu giảm khiến thận không thể lọc hết mọi độc tố ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, việc ăn trứng vịt lộn sẽ làm cho lượng urê trong cơ thể tăng cao, có thể gây tổn thương thận, thậm chí nhiễm độc đường tiết niệu.
2. Người bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch
Theo PGS.TS. Trần Đình Toán (Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lâm sàng), nhóm người mắc các bệnh lý trên không nên ăn nhiều trứng vịt lộn vì sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch gây tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
3. Người mắc bệnh gút
Trứng vịt lộn có chứa rất nhiều protein vì vậy càng ăn nhiều sẽ càng làm tăng lượng protein trong máu, điều này sẽ khiến tình trạng của người bệnh gút thêm trầm trọng.
4. Người cao huyết áp ăn trứng
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, những người đang mắc cao huyết áp thì tốt nhất không nên ăn trứng vịt lộn bởi khi ăn thực phẩm này, cơ thể sẽ thu nạp một lượng lớn chất đạm và cholesterol – 2 chất khiến tình trạng cao huyết áp trở nên nghiêm trọng hơn, khó điều trị hơn. Nếu muốn ăn, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
Trà hoa cúc thơm ngon, an thần nhưng uống đúng thời điểm này thì không chỉ giúp bạn ngủ ngon!
Trà hoa cúc được coi là thần dược trị mất ngủ nhưng có một cách uống còn giúp khỏe thân, phòng chống bệnh tật cực tốt không phải ai cũng biết.
Trà hoa cúc uống vào buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút - Lợi ích nhận được không chỉ là giấc ngủ ngon
Vào những đêm đông rét buốt, nằm trong chăn ấm mà được nhâm nhi một tách trà hoa cúc, thưởng thức một vài ca khúc dịu ngọt hay xem một bộ phim lãng mạn, quả thực chẳng còn hạnh phúc nào bằng. Mỗi tách trà hoa cúc giúp tâm tư bạn được thư thái, căng thẳng ban ngày được giải tỏa lại giúp ngủ ngon, ngủ sâu. Đây là cách thư giãn được nhiều người áp dụng trước khi đi ngủ vào mùa đông lạnh lẽo này.
Mỗi tách trà hoa cúc giúp tâm tư bạn được thư thái, căng thẳng ban ngày được giải tỏa lại giúp ngủ ngon, ngủ sâu.
Tất cả những gì bạn cần làm là cho một vài bông hoa cúc vào ấm trà, hãm nước nóng, có thể cho thêm chút mật ong để tăng cường hương vị cũng như giúp món đồ uống trở nên hấp dẫn hơn. Hoặc bạn cũng có thể cho hãm cùng táo đỏ để tăng bổ dưỡng. Sau đó nhâm nhi thưởng thức trong khi nghe vài bản nhạc yêu thích hoặc bộ phim lãng mạn. Buổi tối của bạn trở nên thi vị và giúp bạn ngủ ngon hơn hẳn. Cụ thể:
Nguyên liệu:
- 10g hoa khô.
- 200ml nước.
Cách làm: Đổ nước sôi vào trà, lọc đổ nước đầu để tráng trà. Cho nước sôi vào hoa hãm trong 10 phút rồi thưởng thức.
Uống trà hoa cúc vào buổi tối sau khi ăn, trước khi đi ngủ, nhất là thời điểm 30 phút trước khi ngủ, được nhiều người trải nghiệm và đánh giá lợi ích đem lại không chỉ là giấc ngủ ngon. Một tách trà hoa cúc mỗi tối trước khi đi ngủ 30 phút giúp ngủ sâu giấc, da dẻ mịn màng, đẹp hẳn lên, đồng thời thải độc cơ thể, loại trừ cảm lạnh, tăng cường miễn dịch, tốt cho mắt... Vậy, công dụng thật sự của trà hoa cúc là gì?
Uống một tách trà hoa cúc vào đúng những thời điểm này, lợi ích không chỉ là an thần!
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), trong Đông y, cúc hoa có vị ngọt, cay; quy kinh can, phế, thận. Công dụng dưỡng tâm, an thần, giải độc, thanh nhiệt cơ thể. Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong trà hoa cúc có chứa nhiều chất dinh dưỡng như axit folic, riboflavin, thiamin, vitamin A, natri, kali, magie, kẽm và không chứa chất béo, chất đạm, cholesterol. Quá nhiều loại khoáng chất, vitamin cần thiết trong khi không hề gây béo, lại làm đẹp da, trà hoa cúc chiếm được cảm tình của đa số chị em phụ nữ.
Chuyên gia công nhận, thông thường, uống trà hoa cúc vào buổi tối, tốt nhất là trước khi đi ngủ 30 phút sẽ phát huy công dụng an thần rất tốt, giúp bạn ngủ ngon. Nhưng không chỉ dừng lại ở việc giúp ngủ ngon, trà hoa cúc còn giúp thanh lọc cơ thể, đem đến cảm giác nhẹ nhàng, thư thái, tràn đầy sảng khoái ngay khi tỉnh dậy, mắt thêm tinh anh, sáng trong, đồng thời làn da trở nên hồng hào, mịn đẹp, nhuận sắc hơn. Vào mùa đông, điều này lại càng cần thiết, nhất là chị em hay bị khô da vào mùa đông.
Đặc biệt, uống trà hoa cúc vào buổi tối, trước khi đi ngủ cũng có công dụng tăng cường miễn dịch. Với những người mắc chứng cảm lạnh, cảm cúm vào mùa đông, uống một tách trà hoa cúc trước khi đi ngủ không chỉ giúp ngủ ngon hơn mà còn có thể chữa dứt điểm cảm lạnh, giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh cảm cúm. Do đó, chuyên gia khuyên nên sử dụng loại trà này để uống vào thời điểm trước khi đi ngủ sẽ giúp phát huy công dụng phòng chữa bệnh cảm lạnh, cảm cúm tốt nhất. Đồng thời có thể sử dụng để làm dịu cơn đau họng, giảm ho, trị hôi miệng, khô miệng...
Với riêng chị em phụ nữ, uống trà hoa cúc trước khi đi ngủ giúp thải độc cơ thể, làm đẹp da, đồng thời nếu đang trong kỳ "đèn đỏ" còn giúp làm dịu cơn đau bụng kinh.
Uống trà hoa cúc trước khi đi ngủ giúp thải độc cơ thể, làm đẹp da, đồng thời nếu đang trong kỳ "đèn đỏ" còn giúp làm dịu cơn đau bụng kinh.
Uống trà hoa cúc vào thời điểm trước khi đi ngủ được chuyên gia ghi nhận nhiều công dụng, trong đó có cả chữa bệnh, tăng cường sức khỏe và làm đẹp. Nhưng nếu uống vào một số thời điểm khác cũng phát huy công dụng không kém.
Cụ thể, theo lương y Vũ Quốc Trung, nếu uống trà hoa cúc sau khi ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ khoảng 30 phút sẽ giúp cơ thể tiêu hóa nhanh hơn, phòng tránh đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng đồng thời đốt cháy chất béo tốt hơn.
Nếu uống sau khi dùng đồ ăn mặn sẽ giúp cân bằng lượng muối trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc chứng cao huyết áp. Nếu uống trà hoa cúc vào sáng sớm sẽ giúp tinh thần sảng khoái, thư thái, cơ thể tràn đầy năng lượng để làm việc cả ngày. Nếu uống khi đang căng thẳng sẽ xua tan mệt mỏi, khó chịu. Uống sau khi có các hoạt động thể lực sẽ giải nhiệt, bù lượng nước bị mất... Tùy từng trường hợp, mọi người nên lựa chọn thời điểm uống để phát huy công dụng tốt nhất.
Sốc nhiệt và đột quỵ: Phân biệt đúng để cứu người kịp thời Nắng nóng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Sốc nhiệt và đột quỵ là 2 căn bệnh thường gặp trong mùa hè, có thể gây ra những cái chết đột ngột có thể xảy đến bất kỳ lúc nào. Sốc nhiệt và đột quỵ là hai bệnh lý phổ biến thường gặp trong mùa hè. Xét về tính chất, cả hai bệnh đều...