An toàn trên hết!
Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết sở GD&ĐT tỉnh, thành phố yêu cầu các trường phải báo cáo kế hoạch tổ chức ngoại khóa, dã ngoại và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh.
Ảnh minh họa
Bởi thực tế đã có những sự cố ngoài ý muốn xảy ra, liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của các em.
Sơ kết học kỳ I là thời điểm thích hợp để nhiều trường tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa bên ngoài nhà trường. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như địa điểm là các di tích lịch sử, trang trại giáo dục dành cho học sinh… Tuy nhiên, một vài năm gần đây, không ít trường chọn khu du lịch sinh thái để tổ chức cho học sinh đi dã ngoại trong ngày, thậm chí 2 ngày. Được ví “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”; thế nhưng ở lứa tuổi này, nhiều em còn thiếu kỹ năng xử lý khi gặp tình huống nguy hiểm, nên nguy cơ xảy ra tai nạn, thương tích là điều khó tránh khỏi.
Ai cũng biết, hoạt động dã ngoại không chỉ giúp học sinh giải tỏa stress; tăng cường sức khỏe, mở rộng mối quan hệ bạn bè, mà còn góp phần phát triển kỹ năng mềm và kích thích khả năng sáng tạo. Bởi hoạt động dã ngoại không đơn thuần là một môn học, mà là sự tổng hòa các hoạt động: Từ thể chất cho đến kỹ năng sống. Thế mới nói, hoạt động dã ngoại cùng giáo dục trong nhà trường giúp học sinh phát triển toàn diện cả Văn – Trí – Thể – Mỹ.
Tuy nhiên, việc tổ chức hoạt động dã ngoại phải bảo đảm an toàn tuyệt đối, làm sao để chuyến đi thật sự vui vẻ và ý nghĩa. Tất nhiên, không vì một vài sự việc không mong muốn xảy ra mà chúng ta nghiêm cấm tuyệt đối các trường tổ chức dã ngoại cho học sinh. Vấn đề đặt ra là, nhà trường, phụ huynh cần coi đó là bài học để rút kinh nghiệm; từ đó chuẩn bị kỹ càng, chu đáo và theo sát học sinh trên từng cây số, nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các em. Những hoạt động ngoại khóa, chuyến đi dã ngoại càng được chuẩn bị kỹ bao nhiêu, càng an toàn và hiệu quả bấy nhiêu.
Đặc biệt, nhà trường phải xây dựng kế hoạch chi tiết, tỉ mỉ, phân công rõ nhiệm vụ cho từng thành viên trong chuyến đi. Đồng thời cảnh báo các nguy cơ để học sinh nắm rõ và lưu ý thực hiện. Có như vậy, dã ngoại mới có ý nghĩa và không trở thành mối lo của các bậc phụ huynh.
Song nói gì thì nói, điều quan trọng là cần trang bị kỹ năng sống cho các em. Đây là việc làm cần thiết và cần được bồi dưỡng, giáo dục thường xuyên. Việc này không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, rất cần phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục kỹ năng cho con cái. Theo đó, cha mẹ có thể chia sẻ với con cái các tình huống thường gặp khi đi dã ngoại, cách xử trí khi không may gặp sự cố. Từ những câu chuyện của bố mẹ giúp các em có được kiến thức và chuyển hóa thành kỹ năng khi gặp các tình huống trong thực tế.
Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố nhằm đôn đốc, nhắc nhở bảo đảm an toàn cho học sinh, trường học. Dã ngoại là hoạt động bổ ích và cần thiết cho học sinh. Nhưng nếu việc tổ chức không chu đáo, phụ huynh, học sinh, dư luận phản ánh là điều “tất lẽ dĩ ngẫu”, bởi sự an toàn của học sinh vẫn là trên hết. Đã đến lúc cần xem xét và chấn chỉnh lại kế hoạch dã ngoại của các cơ sở giáo dục. Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu và quan trọng hơn cả, không thể giao khoán hay quá tin tưởng lời hứa từ đơn vị tổ chức.
Video đang HOT
Học trò chết đuối khi đi ngoại khóa: Xin đừng "đùa" với... nước!
Một học trò lớp 4 tại TPHCM tử vong vì đuối nước trong chuyến ngoại khóa của trường. Trước đây, từng xảy ra không ít vụ đuối nước thương tâm xảy ra với học trò.
Sau một ngày điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 1, phép màu đã không đến với cậu học trò lớp 4, Trường tiểu học Âu Dương Lân, Q.8, TPHCM.
Lãnh đạo nhà trường cho hay, vào ngày 13/1, 400 học sinh của trường tham gia chương trình ngoại khóa tại khu du lịch Đại Nam (Bình Dương). Trong buổi vui chơi nay, một học sinh lớp 4 bị rơi xuống vùng biển nhân tạo, khu vực được cho là dành cho học sinh tiểu học.
Nhiều vụ việc đuối nước thương tâm xảy ra với học trò ngay trong hoạt động của nhà trường (Ảnh minh họa)
Em được phát hiện đưa lên bờ và cấp cứu tại một bệnh viện ở Bình Dương trước khi chuyển lên bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM nhưng không qua khỏi.
Được biệt, chuyến ngoại khóa này có kế hoạch từ đầu năm học và liên hệ các đối tác để tổ chức gồm nhà trường, đơn vị lữ hành, khu du lịch Đại Nam.
Tình trạng trẻ em đuối nước ở Việt Nam có thể nói ở mức đáng sợ. Mỗi năm Việt Nam có hơn 3.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Tỉ lệ trẻ em đuối nước tại Việt nam hiện nay cao nhất Đông Nam Á và cao gấp 10 lần so với các nước đang phát triển.
Tai nạn đuối nước thương tâm với học trò không chỉ xảy ra bên ngoài, nơi không có người kiểm soát mà nhiều vụ việc xảy ra ngay trong hoạt động tại trường học được tổ chức, giám sát.
Tại TPHCM, từng xảy ra sự việc học trò lớp 6 ở Tân Phú chết đuối ngay trong lúc... học bơi, khi trường thực hiện hoạt động phổ cập bơi lội cho học sinh.
Hay vụ việc kinh hoàng vài năm trước, 7 học sinh THCS tại một trường ở Bình Dương chết đuối ở biển Cần Giờ khi trường tổ chức đi tham quan, dã ngoại.
Sau tai nạn đuối nước xảy ra với học sinh Trường tiểu học Âu Dương Lân, sở GD&ĐT TPHCM cũng tăng cường chỉ đạo các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Trong đó, yêu cầu các trường phải tập trung vào vấn đề an toàn khi tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh.
Chỉ dám cho con học bơi khi đã biết... bơi
Quản lý một trường tiểu học ở TPHCM cho hay, hoạt động ngoại khóa là một phần không thể thiếu với học sinh. Tuy nhiên, nhiều năm qua, khi xây dựng các chương trình ngoại khóa, trường không bao giờ dám tổ chức ở nơi... có nước, sông suối, hồ bơi.
Nhất thủy nhì hỏa, vị quản lý này cho hay, một chương trình hoạt ngoại khóa thường có số học sinh đông. Bản thân nhà trường có thật sự nắm chắc được khả năng quản lý, làm việc hết trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, giám sát, cứu hộ...
Học sinh tại TPHCM trong giờ học bơi
"Tổ chức ngoại khóa ở khu vực sông nước, để thật sự an toàn, một người liệu có thể giám sát được bao nhiêu học sinh?", ông bày tỏ băn khoăn.
Quản lý nhiều trường cũng thừa nhận việc tổ chức dạy bơi cho học sinh như ngồi trên lửa, các trường không đủ nhân sự, chuyên môn.
Ông Nguyễn Khắc Huy, Trưởng phòng GD&ĐT Tân Bình, TPHCM nhiều lần nhấn mạnh một mình nhà trường không thể lo nổi việc dạy bơi cho học sinh mà phải có sự hỗ trợ từ trung tâm thể dục thể thao ở các quận huyện.
Ông khuyến khích, phụ huynh nên chủ động cho con học bơi nếu có điều kiện. Vì thực tế mỗi gia đình lo được cho một đứa trẻ học bơi đã là chuyện không dễ dàng.
Chị Nguyễn Thu Hà, có con học tiểu học ở Bình Thạnh, TPHCM cho biết, trước đây, khi trường con tổ chức học bơi cho học sinh, chị đã phải xin nghỉ việc để đến hồ bơi cùng con. Đúng sau hôm đầu tiên, chị đã xin cho con nghỉ học bơi vì quá... sợ.
Một giờ học, có khi vài lớp cùng tham gia với cả trăm học sinh. Các em nhốn nháo ở hồ với chỉ vài giáo viên, không thể nào kiểm soát nổi. Nhất là ở hồ bơi, quần áo, kính bơi em nào cũng hao hao nhau, nếu một học sinh... "vắng mặt" trong khoảng khắc nào đó thì rất khó để phát hiện.
Chị Hà đăng ký cho con học bơi tại hồ, mỗi buổi học, bố mẹ thay nhau giám sát, không giao cho thầy. "Sau khi con đã biết bơi, bơi thành thạo tôi mới dám cho con tham gia vào lớp học bơi tại trường", người mẹ cho biết.
Theo chị Hà, đối với việc bơi lội, nên cân nhắc nên đưa vào phổ cập trong nhà trường không khi mà việc tổ chức chưa hiệu quả, khó an toàn, phía nhà trường giao cho đơn vị hồ bơi.
Chị Hà bày tỏ quan điểm: "Việc dạy bơi, trách nhiệm đầu tiên phải từ phía gia đình. Vấn đề sông nước với trẻ nhỏ, chỉ nên thực hiện khi có bố mẹ giám sát".
Trong tích tắc đã không thấy con đâu
Anh Trần Minh Thanh, phụ huynh ở TPHCM kể, một lần con anh đi bơi, cháu 12 tuổi, cũng đã biết bơi ở mức khá. Chỉ trong một tích tắc thôi, anh nhìn hồ bơi gần trăm đứa trẻ không thấy con đâu.
Việc không nhìn thấy con lúc đó có thể rất bình thường vì các bé trai đều cởi trần, mặc quần bơi, thường đeo kính xanh. Nhưng khi đó, anh đã la toáng lên gọi cứu hộ và phát hiện cháu bị chìm ở dưới đáy. May mắn là cháu được cứu kịp thời.
Bất an trải nghiệm, ngoại khóa Việc tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm đang trở thành phong trào ở các nhà trường trên toàn quốc. Lợi ích thì chưa biết đâu nhưng hệ lụy của phong trào này thì đã nhỡn tiền... Học sinh Trường THCS - THPT Thái Bình, Q.Tân Bình, TP.HCM, trong một tiết học trải nghiệm ngoài nhà trường....