An toàn hiến máu giữa mùa dịch
Dịch Covid-19 kéo dài, đang ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào hiến máu tình nguyện. Suốt những tháng vừa qua, số người tham gia hiến máu giảm nghiêm trọng, dẫn tới lượng máu thu gom, dự trữ phục vụ điều trị cho người bệnh bị thiếu hụt rất nhiều.
Người dân đến hiến máu nhân đạo đều được trang bị đầy đủ biện pháp phòng chống dịch. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Do đó, cùng với việc tuân thủ các yêu cầu về phòng chống dịch Covid-19, rất cần cộng đồng xã hội, các cơ quan, đơn vị nỗ lực tham gia hiến máu hơn nữa để cứu sống người bệnh.
Số lượng máu sụt giảm nghiêm trọng
Đã 5 năm nay, chị Dương Thị Nhàn cùng cô con gái nhỏ mới 8 tuổi bị mắc căn bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu đã xem Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương như ngôi nhà thứ hai của mình. Từ khi mới 3 tuổi, con gái chị Nhàn đã phải đối mặt với nguy cơ chảy máu trong cơ thể vì giảm tiểu cầu. Tình trạng chảy máu mũi, chảy máu chân răng xảy ra nhiều như cơm bữa, khiến hai mẹ con hầu như tháng nào cũng phải vào viện truyền tiểu cầu và máu.
“Con tôi luôn trong tình trạng thiếu tiểu cầu và thiếu máu. Nhiều khi con nằm viện suốt 20 ngày, truyền đến 15 bịch tiểu cầu và 2-3 bịch máu”, chị Nhàn cho biết và bày tỏ mong mỏi tất cả mọi người có đủ sức khỏe hãy chung tay giúp đỡ, sẻ chia những giọt máu quý giá để những người bệnh đang cần máu được cứu sống.
Theo TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên liên tiếp trong 2 tháng qua, lượng máu tiếp nhận của viện sụt giảm nghiêm trọng. Ngay cả tháng 3 là Tháng Thanh niên, viện chỉ tiếp nhận được 16.000 đơn vị máu, trong khi con số này ở các năm là 32.000-36.000 đơn vị. Lượng máu toàn phần tiếp nhận giảm nghiêm trọng dẫn đến tiểu cầu cũng rất thiếu, vì thời hạn bảo quản của tiểu cầu rất ngắn.
Video đang HOT
Tới tháng 4, mặc dù số người tham gia hiến máu có khả quan hơn nhưng vẫn rất ít, lượng máu dự trữ của viện chỉ còn hơn 8.000 đơn vị máu nên Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tiếp tục khẩn thiết kêu gọi mọi người dân đủ điều kiện sức khỏe hãy tham gia hiến máu cho người bệnh.
Tại TPHCM, theo bác sĩ Trần Như Tố, Giám đốc Trung tâm Hiến máu nhân đạo TPHCM, lịch tiếp nhận máu lưu động của trung tâm bị các đơn vị hủy bỏ khá nhiều do ảnh hưởng của dịch bệnh. Trước đây, mỗi tuần trung tâm tiếp nhận 3.000-3.500 túi máu, nhưng hiện nay cao lắm cũng chỉ được 350 túi/tuần.
Đặc biệt, từ ngày 1-4 đến nay, số lượng máu tiếp nhận đã thấp đến mức “kỷ lục” khi có những ngày chưa đến 50 người hiến máu tình nguyện. Còn tại điểm tiếp nhận máu của Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TPHCM, số lượng máu tiếp nhận mỗi ngày đều giảm, khiến cho Ngân hàng máu của bệnh viện rơi vào tình trạng “báo động đỏ”.
Bác sĩ Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TPHCM, cho biết đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng máu của bệnh viện vẫn đảm bảo cấp phát máu theo yêu cầu sử dụng của các bệnh viện trên địa bàn (khoảng 600 túi máu/ngày). Tuy nhiên, số lượng máu tiếp nhận thêm đang giảm đi từng ngày.
Cụ thể, trong tháng 3, lượng máu tiếp nhận được chỉ đạt 50% lượng máu phát ra. Đặc biệt, từ đầu tháng 4 đến nay, máu tiếp nhận chỉ đạt 10% lượng máu phát ra. Trong khi đó, hầu hết các lịch hiến máu lưu động trong tháng 4-2020 được đăng ký từ trước đều đã gửi thông báo ngừng tổ chức do dịch bệnh.
Tương tự, Trung tâm Truyền máu (Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM) – nơi cung cấp máu cho các bệnh viện thuộc các tỉnh miền Đông Nam bộ cũng đang có nguy cơ cạn kiệt nguồn máu dự trữ. TS-BS Lê Hoàng Oanh, Giám đốc Trung tâm Truyền máu, cho hay: “Chưa bao giờ nguồn máu dự trữ trong kho của bệnh viện có số lượng máu ít và số máu tiếp nhận được lại “nhỏ giọt” như thế này”.
“Hiến máu an toàn – đừng ngại Covid-19″
Theo lãnh đạo Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, qua các tài liệu nghiên cứu về dịch Covid-19 đều cho thấy chưa có bằng chứng về việc các virus đường hô hấp có khả năng lây truyền qua đường máu. Vì vậy, bên cạnh việc tuân thủ các yêu cầu chống dịch, viện nỗ lực kêu gọi các cơ quan, đơn vị và cộng đồng tiếp tục chung sức, đồng lòng tham gia hiến máu để cứu sống người bệnh với phương châm “Hiến máu an toàn – đừng ngại Covid-19″.
Đồng thời viện còn phụ trách cung cấp máu điều trị cho 170 bệnh viện tại 25 tỉnh, thành phố bảo đảm tiêu chí “An toàn cho người hiến máu, An toàn cho người bệnh nhận máu và An toàn cho nhân viên y tế”. Mới đây, nhân kỷ niệm tròn 20 năm Ngày “Toàn dân hiến máu tình nguyện”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi Thư kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước, mỗi người khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn hãy luôn sẵn sàng, hăng hái tham gia hiến máu và tích cực vận động mọi người cùng hiến máu thường xuyên cứu người…
Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, những ngày qua, nhiều bộ ngành, cơ quan, đơn vị đã tổ chức các buổi hiến máu tình nguyện. Đây thực sự là những đơn vị máu vô cùng quý giá đối với người bệnh.
Tuy nhiên trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn ra phức tạp, để bảo đảm an toàn, các đơn vị tiếp nhận máu đều khuyến cáo người dân và các đơn vị tổ chức hiến máu cần thực hiện tốt các biện pháp như: Đối với người đăng ký hiến máu, chỉ đăng ký khi cảm thấy thực sự khỏe mạnh và không có các hành vi nguy cơ lây nhiễm các virus qua đường truyền máu. Trả lời trung thực các câu hỏi trong phiếu đăng ký hiến máu và phiếu khai báo về tình trạng sức khỏe đánh giá nguy cơ mắc Covid-19.
Đeo khẩu trang khi đi hiến máu, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi đăng ký hiến máu, thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ y tế và tình nguyện viên tại điểm hiến máu. Thông báo kịp thời cho đơn vị tiếp nhận máu về các triệu chứng lâm sàng như ho, sốt, khó thở… mới xuất hiện trong vòng 14 ngày sau khi hiến máu, hoặc nhớ ra sau khi đã hiến máu.
Địa điểm hiến máu cố định tại TPHCM
Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TPHCM (118 Hồng Bàng, quận 5; điện thoại 0919.660.010)
Trung tâm Hiến máu nhân đạo TPHCM (106 Thiên Phước, quận Tân Bình; điện thoại 028.38685508)
Trung tâm Truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy (201B Nguyễn Chí Thanh, quận 5; điện thoại 0907979040 – 0919223989)
MINH KHANG – THÀNH AN
Bị chảy máu mũi do đâu?
Bạn đọc Xuân Phú (tỉnh Bình Thuận) hỏi: "Tôi làm công việc ngoài cảng cá, không bị bệnh gì nghiêm trọng nhưng dạo này bỗng dưng bị chảy máu cam (máu mũi) trong lúc làm việc. Xin bác sĩ cho biết bệnh này nặng không, sao phải bị vậy?".
Ảnh minh họa
GS-TS-BS Phạm Kiên Hữu, Trưởng Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, trả lời: Co khoang 60%-70% nguơi truơng thanh bi chay mau mui it nhât mọt lân trong đơi. Chay mau mui thuơng it gạp ơ tre duơi 2 tuôi nhung vơi tre tư 3-8 tuôi lai la nhom co nguy co cao nhât. Chay mau mui thuơng xay ra vao mua lanh lam kho niem mac mui. Ngoai ra, con co mọt sô nguyen nhan khac nhu tôn thuong niem mac do ung thu, hay cac bẹnh u hat, chân thuong mui.
Chay mau mui có 2 loại, chay mau mui truơc va chay mau mui sau. Chay mau mui truơc xay ra ơ thanh thiêu nien thuơng do chân thuong (cay mui) va do tiêp xuc vơi moi truơng nong, kho. Chay mau mui sau thuơng xay ra ơ nguơi tren 50 tuôi; ơ nhom tuôi duơi 50, đai đa sô la nam giơi va mọt sô nư giơi do co hiẹn tuơng giam sut estrogen. Mọt sô truơng hơp thì khong co nguyen nhan ro rang.
Chay mau mui đuơc chia lam 2 nhom: tai chô va toan than. Cac yêu tô tai chô như chân thuong, di vạt mũi, nhiêm trung đuơng ho hâp, viem xoang man tinh, polyp mui... Cac yêu tô toan than như cao huyêt ap, xo vưa đọng mach, bẹnh Willebrand (mọt bẹnh chay mau co tinh di truyên), bẹnh rôi loan đong mau (hemophilia), cac bẹnh gan, suy tim, giam tiêu câu, hoa tri, thiêu mau, thiêu sinh tô C va K, dung thuôc aspirin, warfarin, cac thuôc khang viem khong steroid, thuôc chông di ưng...
Cách xử trí khi bị chảy máu mũi như sau: bop chạt hai ben canh mui, phân chop mui mêm mai, khong bop tren phân xuong sông mui, vơi biẹn phap nay, tình trạng chay mau mũi sẽ hết sau 10-12 phut. Co thê dung thuôc co mach tai chô (afrin hoạc rhinex) nho vao mui đê lam ngung chay mau. Sau khi đa dung cac biẹn phap tren nhung mui vân con chay mau thì nen đên cac co sơ tai mui hong gân nhât đê đuơc kham va xư lý phù hơp.
Xuân Thu ghi
Mách bạn cách điều trị chảy máu chân răng hiệu quả Bạn nên cẩn thận khi hay bị chảy máu chân răng. Bởi chảy máu chân răng không chỉ do chải răng không đúng cách mà răng lợi đang có vấn đề hoặc cơ thể cần thanh nhiệt, giải độc. Chảy máu chân răng là gì? Chảy máu chân răng là tình trạng các mô mềm xung quanh răng như lợi, dây chằng, xương...